Đội bóng Thanh Hóa có phải của riêng ‘bầu Đệ’?
Những lùm xùm liên quan đến đội bóng của tỉnh Thanh Hoá cho đến nay vẫn chưa dừng lại. Sau vụ việc “bầu Đệ” gửi Công văn xin dừng thi đấu sau vòng 12 V.League 2020 thì mới đây huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ này đã có đơn xin chấm dứt hợp đồng.
Nguyên nhân được cho là do “bầu Đệ” đã có 2 công văn có dấu hiệu lạm quyền, muốn làm thay cả công việc của huấn luyện viên nên mới dẫn đến tình trạng này…
Tỉnh không rút nhưng “bầu Đệ” vẫn gửi công văn xin dừng
Vào đầu tháng 8/2020, ông Nguyễn Văn Đệ (tức “bầu Đệ), với cương vị Chủ tịch đã chỉ đạo cho Giám đốc điều hành có công văn gửi Ban tổ chức giải V.League 2020 để thông báo về việc Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hoá xin dừng thi đấu từ vòng 12.
Lý do mà ông Đệ đưa ra là vì việc giải đấu đang bị tạm dừng do ảnh hưởng của COVID-19, trong khi đó tình hình hoạt động của câu lạc bộ đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Công văn nêu: “Trong trường hợp VFF, VPF có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ, trong đó có Thanh Hoá để duy trì hoạt động cho đến khi có thông báo giải LS V.League 2020 tiếp tục thi đấu trở lại, Thanh Hoá sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền tiếp tục tham gia giải LS V.League 2020″.
Trước đó, Thanh Hoá cùng với Sông Lam Nghệ An, Quảng Nam, Nam Định đã có công văn gửi VFF, VPF ngày 27/7 đề nghị kết thúc sớm V.League 2020. Công văn được ông Đệ gửi đi vào ngày 5/8 thì đến ngày 6/8, Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá đã có yêu cầu cụ thể là phải rút lại.
Video đang HOT
“Bầu” Đệ có đơn xin rút khỏi LS V.League 2020 nhưng Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu rút lại
Mặc dù quan điểm của tỉnh Thanh Hoá không chấp thuận ý kiến trong công văn đã gửi đi và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Đệ rút lại, đồng thời khẳng định rõ CLB bóng đá Thanh Hoá là của tỉnh chứ không phải của riêng ai hay bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào. Nhưng cho đến nay, theo nguồn tin của PV thì văn bản xin dừng thi đấu mà ông Nguyễn Văn Đệ gửi đi vẫn chưa được thu lại, dù ông này đã tuyên bố rút đơn với các đơn vị truyền thông.
Với quyết định gây sốc của ông Nguyễn Văn Đệ, người hâm mộ bóng đá Thanh Hoá vô cùng phẫn nộ và lo lắng vì đội bóng quê nhà của họ có thể không còn được thi đấu ở sân chơi cao nhất tại Việt Nam nữa.
Trước việc tỉnh chỉ đạo nhưng lãnh đạo đội bóng bất tuân, dư luận Thanh Hoá đặt ra câu hỏi thực chất đội bóng Thanh Hoá là của tỉnh hay của tư nhân? Và cho đến nay tất cả người hâm mộ CLB Thanh Hoá đang lo lắng đội bóng của mình có được thi đấu sau vòng 12 LS V.League 2020 nữa không?
Ông “bầu” làm luôn cả việc của huấn luyện viên
Khi là sự lo lắng sau chuyện công văn xin rút khỏi giải của “bầu Đệ” chưa xong thì người hâm mộ CLB Thanh Hoá lại choáng váng khi huấn luyện viên trưởng Nguyễn Thành Công có đơn xin chấm dứt hợp đồng chỉ sau 3 tháng làm việc tại đây.
Nguyên nhân của việc này được cho là xuất phát từ 2 văn bản mà ông Nguyễn Văn Đệ chỉ đạo giám đốc điều hành công bố. Nội dung 2 văn bản này gần như tước toàn bộ quyền của huấn luyện viên trưởng trong việc huấn luyện đội bóng cũng như chỉ đạo trong các trận thi đấu.
Theo đó, ông Đệ yêu cầu huấn luyện viên trưởng Nguyễn Thành Công có trách nhiệm sắp xếp đội hình thi đấu và báo cáo bằng hình thức văn bản, đồng thời khi thay người thi đấu phải lấy ý kiến và có sự đồng ý của 50% thành viên ban huấn luyện,…
Với vai trò Chủ tịch Câu lạc bộ “bầu” Đệ đã chỉ đạo Giám đốc điều hành ký văn bản yêu cầu huấn luyện viên phải báo cáo đội hình chính trước mỗi trận đấu
Tiếp Theo công văn yêu cầu báo cáo đội hình chính CLB Thanh Hoá lại ban hành văn bản về huấn luyện viên trưởng Nguyễn Thành Công có trách nhiệm sắp xếp đội hình thi đấu và báo cáo bằng hình thức văn bản và phải được lãnh đạo đội bóng đồng ý mới được thực hiện
Điều đáng nói là ông Giám đốc điều hành Lê Đình Hoàng lại lên tiếng phủ nhận. Ông Hoàng cho biết đây không phải là thông tin chính thức từ câu lạc bộ. Bản thân đội bóng xứ Thanh chưa công bố bất kì công văn hay văn bản nào trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, khi mà huấn luyện viên Nguyễn Thành Công xin chấm dứt hợp đồng huấn luyện tại CLB Thanh Hoá thì tính xác thực của văn bản mà ông Hoàng phủ nhận đã được làm rõ. Cần lưu ý rằng, hai văn bản nêu trên đều có chữ ký của ông Hoàng và có con dấu của câu lạc bộ.
Trên thực tế, từ khi tiếp quản đội bóng vào năm 2019, người hâm mộ bóng đá Thanh Hoá rất quen với hình ảnh “bầu Đệ” có mặt ở khu vực huấn luyện đội bóng sát sân cỏ để chỉ đạo các cầu thủ thi đấu bên trong sân. Nếu ai mà không biết “bầu Đệ” từ trước thì đều nghĩ ông này mới là huấn luyện viên trưởng chứ không phải ông Nguyễn Thành Công.
Đối với người hâm mộ bóng đá Thanh Hoá, ai làm chủ CLB cũng được, ai làm huấn luyện viên cũng được miễn là họ được xem đội bóng yêu quý của mình thi đấu ở sân chơi cao nhất tại Việt Nam, gặt hái thành công, nhưng với những lùm xùm đang xảy ra thì mong muốn này đang chơi vơi hơn bao giờ hết.
Nguy cơ đội bóng của tỉnh Thanh Hoá không còn xuất hiện ở LS V.League 2020 đang ngày càng hiện hữu và chỉ còn được tính bằng ngày?!
Không ai muốn hủy giải!
Premier League đã đưa ra những con số thống kê nếu giải đấu của họ vì dịch COVID-19 mà hủy thì mức độ thiệt hại thật kinh khủng.
Đứng đầu là Man. Utd mất đứt 48 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình và 17,6 triệu bảng tiền bán vé. Cộng thêm tiền áo đấu và sản phẩm thương mại, tổng thiệt hại tài chính của Man. Utd là 116,4 triệu bảng. Tương tự, đội kế tiếp là Man City thiệt hại 109,3 triệu bảng; Liverpool 102,6 triệu bảng; Chelsea 91 triệu bảng; Tottenham 83 triệu bảng...
Những con số quá lớn ấy khiến nhiều người tin chắc Premier League sẽ không hủy mà nó sẽ được co kéo vào một thời điểm thích hợp để các CLB không bị thiệt hại quá nặng nề.
Với bóng đá Việt Nam thì phần thiệt hại của các CLB nếu giải phải hủy vì COVID-19 lại không rơi vào bản quyền truyền hình (gần như là không), còn tiền bán vé thì chỉ rơi vào một số CLB có lượng khán giả nhà tương đối như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, SL Nghệ An, HA Gia Lai... Riêng phần sản phẩm thương mại thì lại rất khác với bóng đá Anh tức nằm ở "giá trị ưu đãi" mà các ông chủ CLB hưởng lợi từ việc nuôi đội bóng hay cam kết giúp tỉnh duy trì đội bóng.
Bóng đá Thanh Hóa mạnh, yếu đều gắn rất chặt vào sự quan tâm của bầu Đệ (bìa trái). Ảnh: CTV
Với những nhà tổ chức thì bóng lăn bộ máy mới chạy và mới có đồng ra đồng vào từ lương, chi phí làm nhiệm vụ, tập huấn, di chuyển, chế độ và mới thu được phí đá giải của các CLB.
Riêng phần cầu thủ thì hơn ai hết, họ thừa hiểu giá trị của mình lệ thuộc vào tài năng, vào hiệu ứng. Nhưng ngoài số ít cầu thủ có show, có những lời mời hay đi sự kiện thì đa phần ăn lương của CLB cũng là phần lớn của ông chủ.
Với bóng đá Việt Nam, sau dịch COVID-19 chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn. Ngoài những khó khăn chung mang tính kinh tế toàn cầu thì các CLB Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi túi tiền của các ông chủ, ông bầu. Có đội hằng năm vẫn còn xin hỗ trợ thêm từ tỉnh, có đội thì tiếng nói của tỉnh sẽ "đánh thức" các doanh nghiệp tại tỉnh "có trách nhiệm" với đội bóng. Có đội thì trông vào sự rủng rỉnh ăn nên làm ra của những ông chủ nhờ dự án hay đất vàng.
Đấy là điều mà không chỉ VFF, VPF mà những nhà làm bóng đá đều phải tính đến khi dịch qua và bóng lăn trở lại.
NGUYỄN HUY
HLV Nguyễn Thành Công chia tay Thanh Hóa sau văn bản "oái ăm" Không chấp nhận các yêu cầu oái oăm chưa từng thấy tại V-League của bầu Đệ nên chiều 11/9 HLV Nguyễn Thành Công quyết định rời "ghế nóng" CLB Thanh Hoá chỉ sau 3 tháng nhậm chức. Bầu Đệ tặng hoa cho HLV Nguyễn Thành Công khi mới nhậm chức tại CLB Thanh Hoá hồi tháng 6. Quyết định chia tay độ bóng...