Đội bóng Anh mặc trang phục trong suốt để ủng hộ bệnh nhân ung thư
Bộ trang phục mới của Bedale AFC (North Yorkshire, Anh) đang gây chú ý vì thiết kế không giống ai.
Bộ trang phục mùa giải mới của Bedale AFC có thiết kế trong suốt. Tuy nhiên, các cầu thủ đều mặc quần dạng boxer bên trong.
Trên bộ trang phục, nhà thiết kế còn lồng ghép những mũi tên chỉ vào bộ phận nhạy cảm của nam giới kèm dòng chữ “Đừng quên kiểm tra”.
Trang phục kỳ lạ của Bedale AFC. Ảnh: The Sun.
Các trang báo Anh không nói đến việc Bedale AFC có định sử dụng bộ quần áo này trong trận đấu chính thức. Tuy nhiên, theo The Sun, đây là một phần trong chiến dịch từ thiện cho các tổ chức hỗ trợ bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn ở Anh.
Video đang HOT
Với mỗi bộ trang phục bán ra, họ sẽ góp 5 bảng Anh (khoảng 160.000 đồng) cho các tổ chức. Mục tiêu của Bedale AFC là quyên góp đủ 250.000 bảng Anh (khoảng 7,8 tỷ đồng).
HECK – hãng xúc xích, nhà tại trợ cho Bedale AFC – đã thêm chữ “H” vào phần tên nhà tại trợ trên áo, tạo thành từ “check” (tạm dịch: kiểm tra). Đây là cách họ nhắc nhở nam giới thường xuyên kiểm tra sức khỏe bản thân và báo ngay cho bác sĩ nếu có vấn đề.
Bộ trang phục này có lẽ sẽ không được dùng trong trận đấu chính thức. Ảnh: The Sun.
Một phần lý do của chiến dịch này liên quan tới Andrew Keeble – đồng sáng lập HECK. Con trai ông là Jamie được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn ở tuổi 25. Tuy nhiên, do phát hiện sớm, bệnh tình của Jamie đã thuyên giảm đáng kể.
“Cha tôi cũng mất vì mắc căn bệnh trên. Ông đã tìm đến bác sĩ khi bệnh tình quá nặng. Đàn ông thường thấy xấu hổ hoặc quá cứng đầu khi nhắc đến vấn đề này. Tôi mong những người trên 50 tuổi nên chủ động đi xét nghiệm”, Andrew Keeble chia sẻ.
Những điều bệnh nhân ung thư cần biết khi tiêm phòng Covid-19
Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vậy người bệnh ung thư cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng?
Tất cả chúng ta cần thận trọng với Covid-19, đặc biệt là những người bị ung thư. Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi tiêm một trong các loại vắc xin Covid-19 đã được phê duyệt hay không. Chúng ta đều biết rằng khi một người có một tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim mạch sẽ khiến người đó có nhiều nguy cơ tiến triển nặng và rất nặng khi nhiễm virus Covid-19. Do đó câu trả lời ngắn gọn là đối với hầu hết người trưởng thành bị ung thư hoặc có tiền sử ung thư, nên tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, nhưng cần cân nhắc các yếu tố sau:
Ung thư là một tình trạng nguy cơ cao
Những bệnh nhân ung thư thuộc một trong các nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 sớm, nhưng việc có thể được tiêm vắc xin ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vắc xin sẵn có. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa tuổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc diện được ưu tiên tiêm vắc xin sớm.
Xin ý kiến tư vấn bác sĩ điều trị ung thư trước khi chủng ngừa
Đối với các bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vắc xin nào. Loại ung thư và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét. Bác sĩ điều trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vắc xin đầu tiên.
Tác dụng phụ của vắc xin
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.
Sau khi tiêm phòng, một số người có thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nhận ra đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra và thường không phải là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.
Các hạch to thường mềm khi chạm vào và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Các bệnh nhân ung thư nên liên hệ với bác sĩ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai.
Thời điểm tiêm vắc xin và điều trị ung thư
Nếu có sẵn vắc xin, có thể trì hoãn việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi hoàn tất việc tiêm chủng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp điều trị ung thư để đợi tiêm chủng. Bác sĩ điều trị có thể tư vấn về thời gian tiêm chủng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sĩ có thể có những cân nhắc đặc biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vắc xin.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn. Nhưng rất khó để biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta là dù đã tiêm vắc xin, phải tiếp tục tuân theo các khuyến nghị về an toàn trong một thời gian nữa, bao gồm vệ sinh tay đúng cách, tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách xã hội và thể chất cũng như tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi đã được tiêm phòng.
Khi ung thư vấp phải dịch COVID-19:Những lưu ý đặc biệt với người bệnh Trong làn sóng đại dịch COVID-19 lần này, có một số cơ sở điều trị nội trú dành cho bệnh nhân ung thư đã bị bệnh dịch tấn công, bị phong tỏa. Người đang mắc bệnh ung thư đồng mắc COVID-19 sẽ tiến triển nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Những nguy cơ và rào cản ... Nguy cơ mắc...