Đòi bảo tàng trả lại “vật ăn trộm” từ thế kỷ 19
Suốt hàng chục năm qua, bảo tàng này đã gửi lời yêu cầu trao trả lại món đồ bị lấy đi từ thế kỷ 19, nhưng tới nay vẫn bị “phớt lờ”.
Là một trong những điểm đến hấp dẫn ở Hy Lạp, năm 2019, bảo tàng New Acropolis thu hút hơn 14,5 triệu lượt khách tham quan.
Một phần của tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch Parthenon
Ngày 20/6 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 11 năm thành lập, đại diện của bảo tàng New Acropolis một lần nữa đề cập tới tác phẩm điêu khắc bị mô tả là “ bảo tàng Anh đang lưu giữ bất hợp pháp”.
Cũng theo người đại diện, suốt hơn chục năm qua, bảo tàng này đã gửi lời yêu cầu trao trả lại món đồ “bị lấy cắp” từ thế kỷ 19, nhưng đến nay vẫn bị phớt lờ.
Được biết, đó là những cổ vật quý giá được tháo dỡ chuyển về Anh từ thế kỷ 19 theo lệnh của nhà quý tộc Scotland Thomas Bruce.
Bảo tàng New Acropolis có lối thiết kế rất độc đáo
Trong bài phát biểu của mình, bộ trưởng văn hóa Hy Lạp, bà Lina Mendoni cho biết: “Kể từ tháng 9/2013, khi bảo tàng New Acropolis bắt đầu xây dựng, phía Hy Lạp đã yêu cầu bảo tàng Anh trả lại những tác phẩm điêu khắc, bởi chúng là sản phẩm của việc trộm cắp. Chính phủ Hy Lạp không ngừng khẳng định các tác phẩm trưng bày tại bảo tàng Anh lưu giữ bất hợp pháp, trái với mọi nguyên tắc đạo đức”.
Mặc dù vậy, suốt nhiều năm nay, phía bảo tàng Anh lại cho rằng, Athens không có nơi nào phù hợp để trưng bày các kiệt tác Phidias.
Trong khi đó, theo kết quả nhiều cuộc thăm dò trước đó, nhiều người dân Anh lên tiếng ủng hộ việc hồi hương các tác phẩm “gây tranh cãi” bị tháo rời vào năm 1802.
Một phần khuôn viên bên trong bảo tàng
Bảo tàng New Acropolis khánh thành vào năm 2009 ở thành phố Athens, Hy Lạp, là điểm đến du khách không thể bỏ qua khi nằm trên đồi Acropolis – được UNESCO công nhận là khu quần thể di sản từ năm 1986.
Đây cũng là một trong những di tích quan trọng nhất của nền văn minh nhân loại, nơi tập trung hàng loạt công trình văn hóa quan trọng thời Hy Lạp cổ đại.
Kỳ bí chuyện cô gái tự nhận kiếp trước là người yêu pharaoh Ai Cập
Sinh năm 1904, Dorothy Eady Louis sống ở Anh gây xôn xao dư luận khi kể rằng nhớ rõ cuộc sống kiếp trước. Theo Dorothy, kiếp trước của bà là người Ai Cập cổ đại. Thậm chí, bà còn được pharaoh Seti yêu và hai người có con với nhau.
Dorothy Eady Louis nổi tiếng thế giới với câu chuyện về cuộc sống kiếp trước của mình. Bà kể rằng nhớ được kiếp trước sau một tai nạn ngã cầu thang suýt chết năm 3 tuổi.
Sau khi bình phục, Dorothy có những hành động kỳ lạ khác với lúc trước. Bà rất hứng thú về lịch sử Ai Cập cổ đại.
4 năm sau, Dorothy có chuyến đi tới Bảo tàng Anh. Tại đây, bà chăm chú nhìn một xác ướp và ngồi mãi ở đó không muốn về.
Thậm chí, bà Dorothy còn chỉ vào một bức tranh của người Ai Cập cổ đại và nói đó là nơi bà sống kiếp trước.
Về sau, bà đến Ai Cập sinh sống và kết hôn. Trong thời gian đó, bà viết bản thảo kể về cuộc sống kiếp trước của bản thân.
Theo đó, bà kể rằng kiếp trước bản thân tên là Bentreshyt. Bà sống trong ngôi đền Kom El Sultan.
Năm 14 tuổi, bà gặp và đem lòng yêu pharaoh Seti. Hai người có con với nhau. Do vi phạm lời thề giữ gìn trinh tiết, Bentreshyt đã tự sát.
Câu chuyện về kiếp trước của bà Dorothy khiến mọi người kinh ngạc và bán tín bán nghi về độ chính xác của các sự việc.
Nguyên do là bởi các chi tiết về kiếp trước của bà Dorothy khó có thể kiểm chứng tính thật giả.
Vì vậy, câu chuyện của bà đến nay vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn nghĩa địa cổ Ai Cập. Nguồn: VTC Now.
Triết gia Hy Lạp cổ đại bị tử hình vì quá hiểu về Mặt Trăng Vào khoảng 2.500 năm trước, triết gia Hy Lạp Anaxagoras sống và thực hiện các nghiên cứu thiên văn, vũ trụ tại Athens. Trong số các lĩnh vực ông say mê nghiên cứu có Mặt trăng và gây chú ý khi đưa ra quan điểm Mặt trăng là một khối đá. Triết gia Hy Lạp Anaxagoras là một trong những vật nổi tiếng...