Dội bão lửa vào Syria, Trump muốn “dằn mặt” cả nước này
Quyết định dội “bão lửa” vào Syria của Tổng thống Donald Trump được cho là không chỉ khiến Nga “ nóng mặt” mà còn có nguy cơ thổi bùng căng thẳng với Iran, đồng minh trung thành nhất của chính quyền Tổng thống Assad.
Tổng thống Donald Trump được cho là không chỉ nhắm vào chính quyền Assad mà còn Iran khi quyết định phóng tên lửa oanh tạc Syria.
Ngay sau khi Tổng thống Trump ra lệnh phóng một loạt tên lửa hành trình vào một căn cứ quân sự của Syria – sân bay Shayrat ngày 7.4, Iran lập tức lên án cuộc tấn công và đe dọa về những hậu quả thảm khốc sau hành động này.
Theo giới phân tích, việc Iran phản ứng mạnh mẽ trước việc chính quyền Trump dội bão lửa vào Syria không chỉ bởi nước này là đồng minh trung thành nhất của chính quyền Tổng thống Assad mà còn vì Tehran đã cảm thấy động thái của Mỹ còn nhắm vào nước này.
Là đồng minh ruột của Syria, Iran đã hỗ trợ quân sự, vũ khí lẫn tài chính cho chính quyền Assad kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu nổ ra ở Syria năm 2011. Năm 2012, Hezbollah ở Lebanon, được xem là đại diện cho Iran, tham gia cuộc nội chiến Syria và đứng về phe chính quyền Assad.
Năm 2013, Iran tiếp tục cử hàng trăm cố vấn quân sự tới hỗ trợ quân đội Syria và lực lượng Hezbollah tấn công tổng lực để tiêu diệt phe nổi dậy. Iran được cho là lực lượng quan trọng giúp bảo vệ các thành trì của chính phủ Syria, bao gồm cả thủ đô Damascus, những khu vực dọc theo biên giới Lebanon và bờ biển Địa Trung Hải.
Dưới thời Tổng thống Obama, từng có quan ngại rằng Washington sẽ rút khỏi khu vực, đồng thời cải thiện quan hệ với Iran, đặc biệt là sau khi Mỹ đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump lại có lập trường khác về Trung Đông – thể hiện bằng thái độ cứng rắn hơn với Iran và việc tái khẳng định uy quyền của Mỹ trong khu vực này.
Theo đó, việc Mỹ “bão lửa” vào Syria được xem là “một mũi tên bắn trúng 2 con chim” khi vừa trừng phạt Tổng thống Assad vừa “dằn mặt” Iran.
“Vụ Mỹ dội bão lửa vào Syria chắc chắn đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Iran”, ông Edward Djerejian, cựu đại sứ Mỹ tại Syria và Israel, hiện đang điều hành Viện Chính sách Công Baker của ĐH Rice nhấn mạnh.
Tàu chiến Mỹ đã bắn hàng chục tên lửa hành trình vào Syria. (Nguồn: NBC)
Hơn nữa, động thái này còn giúp ông Trump lấy lòng các đồng minh vùng Vịnh lâu năm của Mỹ bao gồm Arab Saudi, Bahrain, Qatar, UAE… vốn luôn muốn Washington cứng rắn với Iran.
Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ của Tehran làm gia tăng thách thức cho Washington khi việc can thiệp sâu hơn vào Syria có thể thổi bùng nguy cơ Mỹ xung đột trực tiếp với Iran, một đối thủ được cho là vừa mạnh vừa khó đoán.
Các biện pháp trả đũa của Iran có thể gây ảnh hưởng rộng khắp khu vực khi họ có thể nhắm mục tiêu vào các tàu chiến của Hải quân Mỹ lẫn của các quốc gia Ả Rập, đồng minh của Washington.
Iran cũng có thể giật dây Hezbollah và các nhóm dân quân Shiite tấn công các lực lượng Mỹ đang đóng tại Iraq và Syria hoặc tấn công nhiều đồng minh trong khu vực của Mỹ.
Ngoài ra, quyết định oanh tạc Syria bằng tên lửa hành trình của Mỹ cũng có thể khiến Iran rằng quân tới chiến đấu bên cạnh quân đội Assad. Hôm 9.4, lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố rằng, cuộc tấn của Mỹ là “sai lầm chiến lược và là hành vi phạm tội”.
Tuy nhiên, ông Giorgio Cafiero, CEO của tổ chức Phân tích các nước vùng Vịnh có trụ sở ở Washington cho rằng, trong những ngày tới, Iran sẽ vẫn “đợi và xem” trước khi có hành động.
“Chúng ta có thể sẽ thấy phản ứng tương đối kiềm chế từ Iran và các đồng minh Shiite của họ”, ông Giorgio Cafiero nhấn mạnh.
Theo Danviet
Đây là những bức ảnh nhói lòng khiến Trump "dội bão lửa" vào Syria
Theo Washington Post, loạt ảnh nhói lòng về những em bé Syria đã thiệt mạng hoặc đang gào khóc sau một vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib của Syria đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump quay ngoắt thái đội với chính quyền Assad và ra lệnh dội "mưa tên lửa" vào nước này.
Hai thiếu niên Syria cầm những bức ảnh chụp các nạn nhân trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã giết chết ít nhất 86 người, trong số đó có 30 trẻ em hồi đầu tháng này, tham gia biểu tình vào ngày 7.4
Báo Mỹ Washington Post cho biết, chỉ 54 giờ sau khi nhìn thấy những bức ảnh trên, ông Trump đã thay đổi lập trường về Syria, kêu gọi Tổng thống Assad phải ra đi đồng thời ra lệnh oanh tạc vào một căn cứ quân sự của nước này.
Bản thân ông Trump cũng chia sẻ rằng, những bức ảnh đó đã "tác động mạnh mẽ đối với tôi, rất mạnh" và vụ tấn công hóa học "đã vượt qua rất nhiều, rất nhiều lằn ranh, vượt qua cả lằn ranh đỏ".
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cầm những bức ảnh về các nạn nhân bị tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuần này.
Trên thực tế, ông Trump không phải là tổng thống đầu tiên của Mỹ bị những hình ảnh trên truyền thông tác động, dẫn tới những quyết định bước ngoặt về chính sách đối ngoại.
Sau cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh năm 1991, loạt ảnh người Kurd chạy trốn "mưa bom bão đạn" đã tác động đến Tổng thống Mỹ khi đó là George H.W. Bush khiến ông thiết lập vùng cấm bay và các khu tị nạn ở phía Bắc Iraq nhằm bảo vệ người Kurd.
Tương tự, những hình ảnh người dân Somalia đang chết dần chết mòn vì nạn đói và chiến tranh đã dẫn tới quyết định đưa quân vào Somalia năm 1992 của ông Bush. Ngoài ra, loạt ảnh chết chóc vì chiến sự khốc liệt ở Bosnia và Kosovo đã thuyết phục Tổng thống Bill Clinton can thiệp vào các khu vực này lần lượt vào năm 1995 và 1999.
Tuy nhiên, Washington Post cảnh báo, sự can thiệp của Mỹ vào Syria và lời yêu cầu Tổng thống Assad phải ra đi của chính quyền Trump có thể khuyến khích những kẻ chống đối tìm cách làm hại dân thường, đồng thời làm phức tạp và kéo dài thêm cuộc chiến ở Syria.
Theo Danviet
Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria Trên lý thuyết, Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria. Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria Tại sao Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk? Có nhiều người quen đã đặt ra câu hỏi này cho tôi và tôi xin trả lời...