“Đôi bàn tay vàng” 28 năm gìn giữ bảo vật bí truyền làng Đồng Xâm
Ông Đinh Quang Thắng là một trong số ít những nghệ nhân còn “chung thủy” với nghề chạm bạc thủ công ở làng bạc Đồng Xâm ( Kiến Xương, Thái Bình). Từ những nét chạm miệt mài, người đàn ông này đang giữ lửa cho nghề tổ, góp phần gìn giữ danh tiếng cua làng bạc Đồng Xâm trên đất Bắc
Làng Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình từ lâu đã nổi danh với nghề chạm bạc truyền thống. Cũng như nhiều nghề thủ công cao cấp khác, như đúc đồng, luyện kim… nghề kim đòi hỏi kỹ thuật lại hết sức phức tạp, nên suốt mấy trăm năm những thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất vẫn luôn được người ồng Xâm gìn giữ như một món bảo vât bí truyền.
Nghê nhân Đinh Quang Thăng bên nhưng san phâm trưng bay tai Lễ hội đình Kim Ngân và hội nghề kim hoàn 2018.
Trong hàng trăm hộ làm nghề ở làng, nổi bật lên nghệ nhân Đinh Quang Thắng. Ông Đinh Quang Thắng sinh năm 1958 ở thôn Nam Hòa, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, là người có thâm niên trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và gia truyền của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm. Với quan niệm: “Luôn tạo ra sự sáng tạo, độc đáo cho sản phẩm, đưa sự vàng son trở lại với làng nghề và thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh, sản phẩm sản xuất độc quyền và tinh xảo”, ông Thắng luôn có một sự nghiêm túc và say mê trong nghề nghiệp. Nhờ vậy, sản phẩm nghệ nhân này làm ra luôn được công nhận về chất lượng. Tuy nhà ở sâu trong ngõ, không có cửa hàng giới thiệu nhưng luôn tấp nập khách tìm về, đã tới đây để ngắm nhìn các tác phẩm của ông, ai cũng công nhận đây mới đích thực tay nghề của làng bạc Đồng Xâm.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ “Mâm đồng Long Phụng Tranh Châu” .
Theo ông Đinh Quang Thắng chia sẻ, đã có một thời khó khăn, khi cơ chế kinh tế chuyển đổi, làng bạc Đồng Xâm gần như bị đe dọa mất nghề. Thanh niên rời làng lên thành phố, các hợp tác xã giải thể, thị trường thu hẹp nên nghệ nhân bạc buộc phải đi đúc, gò, chạm đồng, những công việc ít tính sáng tạo hơn. Sự tàn lụi của tinh hoa nghề cũ đã từng được nhiều cơ quan cảnh báo, song thị trường luôn có sự khắc nghiệt riêng và người làm nghề luôn phải chọn cách thức tồn tại cho mình.
Trong bối cảnh đó, du mang tiêng la “lac hâu”, nghệ nhân Đinh Quang Thắng vẫn miệt mài với những kĩ thuật truyền thống của cha ông. Hầu hết các khâu đều làm bằng tay, từ phác thảo cho tới vào khuôn, từ chạm cho tới tạo hình chi tiết và đánh bóng. Dưới bàn tay tài hoa của ông, những bộ bình, lư sau khi hoàn thiện có một vẻ trầm mặc, cổ kính của tác phẩm nghệ thuật, chứ không bị trơ như đồ làm hàng loạt bằng khuôn đúc. Vẫn duy trì sản phẩm bạc, song ông Đinh Quang Thắng cũng chuyển sang làm các vật dụng thờ cũng bằng đồng, món nào cũng đòi hỏi thời gian gấp nhiều lần nếu đổ khuôn, càng tốn công sức cho những chi tiết rồng, phượng, mây, lửa…
Video đang HOT
Các công đoạn đều được làm bằng tay nhưng hoa văn thì vô cùng tinh xảo.
Năm 2005, khi nhà nghiên cứu Trịnh Bách bắt đầu công việc phục dựng bộ trang phục của vua quan triều Nguyễn, bàn tay tài hoa hoa của ông Đinh Quang Thắng đã làm ra những họa tiết trang phục bằng đồng tuyệt đẹp, sống động tới từng chi tiết. Bộ đồ này được trưng bày trong các triển lãm về trang phục cung đình Huế trong và ngoài nước, tạo ra tiếng vang trong dư luận quốc tế về vẻ đẹp tưởng như đã mất của một thời lịch sử Việt Nam. Đối với công chúng, tất nhiên đây là những sản phẩm mỹ thuật độc đáo, song ít tai biết, để làm được những chiếc kiếm, mũ, hia đó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, bởi hoàn toàn không có vật mẫu để tham chiếu, mọi chi tiết đều chỉ căn cứ vào hình ảnh tư liệu của người Pháp để lại.
Hiện tại, khi đã có một thương hiệu riêng của mình sau 28 năm làm nghề chạm bạc, ông Đinh Quang Thắng vẫn không ngừng sáng tạo, cần mẫn để làm ra những sản phẩm khiến khách hàng ưng ý. Khách tìm đến đặt hàng cũng rất đa dạng, từ làm đồng hồ giả cổ kiểu châu Âu thế kỉ 18-19 cho tới hàng mỹ nghệ, nhiều nhất là đồ thờ, độc đáo hơn là bộ kim thư, ngân thư. Những đơn hàng đó luôn đặt ông Đinh Quang Thắng trước những thách thức lớn về nghề, song bằng sự nhẫn nại, kiên trì và bàn tay tài hoa, ông vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Mâu đồng hồ giả cổ kiểu châu Âu thế kỉ 18-19 đươc nhiêu ngươi yêu thich.
Nhưng năm gân đây, cơ sở chạm bạc của gia đình ông Thắng luôn đạt doanh thu từ 2 – 2,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho hơn chuc lao động với mức thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng. Chia se vơi chung tôi, ông Thăng bay to nguyên vong tha thiêt đươc cac câp chinh quyên tao điêu kiên hô trơ vôn va kinh phi đao tao nghê miên phi đê co thê duy trì, phát triển, lưu giữ danh tiếng của làng nghề chạm bạc ồng Xâm và níu giữ con em quê mình khỏi tha hương kiếm sống.
Nghệ nhân Đinh Quang Thắng đã vinh dự được nhận nhiêu giai thương, băng khen ghi nhận những đóng góp của ông cho địa phương và xã hội.
Miệt mài, kiên nhẫn, chăm chỉ va sáng tạo, nghệ nhân Đinh Quang Thắng ngày ngày vẫn cặm cụi tạo ra những sản phẩm vừa có tính ứng dụng cao, vừa có hồn cốt nghệ thuật truyền thống. Chính từ những sản phẩm này mà hồn Việt được lưu truyền tới đời sau.
Theo Danviet
Xuất ngoại... tre xanh
Với người Việt, hình ảnh lũy tre xanh có lẽ đã không còn xa lạ, tre đi vào văn thơ, tre gắn bó với từng chi tiết nhỏ của đời sống người dân nông thôn, tre giúp nhiều làng nghề tồn tại. Làm thế nào để khai thác vẻ đẹp tiềm ẩn trong những thân tre óng ả, mang về ngoại tệ cho đất nước mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của thị trường nhập khẩu đang là những vấn đề đặt ra.
Quyết định sự sống còn của nhiều làng nghề
Theo báo cáo của Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NNPTNT), Việt Nam có khoảng 216 loài tre trúc với diện tích hơn 1,39 triệu hecta, trữ lượng ước tính 7,5 tỷ cây. Trong số 63 tỉnh thành trong cả nước, có tới 37 địa phương có diện tích trồng tre, nứa tập trung, song chỉ có 23 tỉnh đạt diện tích trên 10.000ha. Thanh Hóa, Nghệ An là hai tỉnh có diện tích tre nứa tương đối lớn, 110.000ha và 217.000ha.
Những sản phẩm mây tre đan xuất khẩu tiêu biểu.
Tre nứa là nguồn nguyên liệu quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của nhiều làng nghề truyền thống. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay có hơn 723 làng nghề sản xuất liên quan đến các sản phẩm từ cây tre, tạo công ăn việc làm cho hơn nửa triệu lao động, mang lại giá trị sản xuất và tiềm năng xuất khẩu hàng hóa lớn và kim ngạch xuất khẩu khoảng 350 triệu USD/năm. Chỉ riêng tại trị trường Ấn Độ, 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sản phẩm mây tre, cói thảm đã tăng 1.549% so với cùng kỳ.
Theo Tiến sỹ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, hiện sản phẩm từ cây tre Việt Nam đang có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhất là các nước thuọc Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, cây tre còn đóng góp tích cực trong việc hấp thu cacbon, chống xói mòn đất, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu các tác nhân biến đổi khí hậu. Ngoài ra, phần quan trọng trong việc giảm thiểu các tác nhân biến đổi khí hậu.
"Đáng nói là, rừng mây tre chủ yếu phân bố ở các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn. Đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị tre chủ yếu là người sản xuất quy mô nhỏ thuộc diện nghèo, và các doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Do đó, việc phát triển ngành tre không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, mà còn góp phần bảo vệ môi trường," Tiến sỹ Đoàn Văn Thu nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có liên quan đến phát triển cây tre, điển hình là Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/2/2011 về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre. Tuy nhiên, ngành sản xuất sản phẩm từ cây tre của Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức, trong đó có các thách thức liên quan đến rào cản kỹ thuật, thách thức về phương thức kinh doanh tập thể và cải thiện hiệu quả kinh doanh, thách thức về khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận tài chính và quản trị trong chuỗi giá trị của người sản xuất quy mô nhỏ, của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Nam Sơn, đại diện Tổng Cục Lâm nghiệp cho hay, Việt Nam được xác định nằm ở trung tâm vùng phân bố mây tre của thế giới với thành phần loài rất phong phú và đa dạng với khoảng 250 loài tre nứa, 46 loài mây song.
Song ông Sơn cũng thừa nhận, hiện vẫn còn nhiều khó khăn do chưa hình thành được các vùng nguyên liệu, chưa có một chiến lược, quy hoạch phát triển ngành mây tre nên việc phát triển còn tự phát, nhất là các nhà máy chế biến, nhiều nhà máy chế biến mới được xây dựng với thiết bị và công nghệ lạc hậu.
Xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Tiềm năng phát triển của nghề mây tre đan còn tương đối lớn.
Với những tiềm năng thế mạnh trên, xây dựng và phát triển ngành mây tre hình thành theo chuỗi đang là một xu hướng tất yếu để nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng chinh phục các thị trường "khó tính" trên thế giới.
Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Tổ chức Oxfam tại Việt Nam: "Thu nhập của những người sản xuất quy mô nhỏ sẽ được cải thiện khi sản phẩm của họ đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng và sản xuất bền vững, năng lực đàm phán của họ với các công ty chế biến và thương mại được nâng cao, từ đó tiếp cận hiệu quả hơn tới thị trường trong nước và quốc tế".
Tiến sỹ Phan Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ cũng khẳng định: "Muốn nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm từ tre nứa, chúng ta phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn bền vững trong chuỗi sản xuất các sản phẩm này. Các thị trường quốc tế có đòi hỏi cao; đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội vì khi chúng ta đáp ứng được những tiêu chuẩn đó, người sản xuất và doanh nghiệp chế biến không những tăng được thu nhập mà còn giúp đóng góp vào việc khai thác vùng nguyên liệu theo hướng bền vững và đóng góp cho an sinh xã hội".
Hầu hết các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Mỹ đều có quy định về nhập khẩu sản phẩm từ mây, tre đan và thủ công mỹ nghệ, trong đó đặc biệt là các quy định lên quan đến bảo vệ môi trường. Theo đó các nước sẽ kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, kiểm soát các loại côn trùng gây bệnh, lây nhiễm trong sản phẩm (nhất là không hun, sấy đúng quy trình, kỹ thuật). Vì vậy, các doanh nghiệp khi xuất khẩu cần chú ý điều này để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo Danviet
Ngắm bức tranh "Sơn thủy hữu tình" bằng ngọc cẩm thạch nguyên khối Từ khối ngọc thô, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những chi tiết mây trời, núi non, sông nước và con người hiện hữu trên bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Bức tranh "Sơn thủy hữu tình" dài khoảng hơn 1m, cao 1m, nguyên khối bằng ngọc cẩm thạch thuộc sở hữu của ông Lê Văn Dũng (một doanh nhân...