Đôi bạn Sài Gòn U70 chinh phục đèo dốc Hà Giang, cột cờ Lũng Cú, nhận bão like từ MXH
Bà Huỳnh Mỹ Lý và bà Đỗ Thị Lá (68 tuổi, TPHCM) vừa trở về sau chuyến du lịch Hà Giang 3 đêm 2 ngày.
Hình ảnh về chuyến đi của đôi bạn thân tuổi U70 nhận hàng chục ngàn lượt yêu thích trên mạng xã hội.
Trung tuần tháng 11, bà Đỗ Thị Lá theo chân người bạn thân là bà Huỳnh Mỹ Lý ra Hà Nội. Sau khi tham gia một triển lãm thư pháp, hai bà lão U70 đặt tour 3 đêm 2 ngày tới du lịch Hà Giang – địa điểm họ vô cùng yêu thích khi chiêm ngưỡng qua những bức ảnh, thước phim trên mạng xã hội.
“Tôi vừa từ Pháp trở về Việt Nam sau hơn 2 năm “mắc kẹt” vì Covid-19. Trong quãng thời gian ở bên đó cùng gia đình con gái, thời gian rảnh, tôi hay xem thông tin về du lịch Việt Nam, đặc biệt ấn tượng với thiên nhiên Hà Giang. Tôi ấp ủ dự định, khi về nước sẽ đến Mã Pì Lèng, sông Nho Quê, dốc Thẩm Mã, leo Cột cờ Lũng Cú…”, bà Lá tâm sự.
Bà Lý – người bạn thân của bà Lá vốn cũng mê du lịch, khám phá. Bà thường xuyên có những chuyến đi ngắn ngày tham quan các tỉnh thành trên cả nước.
“Chúng tôi quen nhau từ những năm 90 của thế kỉ trước. Sự đồng điệu về hoàn cảnh sống, tính cách đã khiến chúng tôi thân thiết, gắn bó nhiều năm. Sau này, có những lúc vì bận bịu chăm sóc con cháu, vài năm chúng tôi mới gặp gỡ nhưng vẫn luôn đồng cảm, quý mến nhau, như tri âm tri kỷ”, bà Lý tâm sự. “Thời gian xa quê, bà Lá rất nhớ Việt Nam. Ngay khi bà ấy trở về, tôi muốn đưa bà ấy đi du lịch đây đó để tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn”, bà Lý nói thêm.
Bà Lý (bên phải) và bà Lá (mặc váy đỏ, bên trái) thăm sông Nho Quế
Hà Giang là điểm đến rất đẹp nhưng khá xa. Với nhiều du khách trẻ, chinh phục Hà Giang cũng là thách thức. Thậm chí, họ thường đi dài ngày để vừa đi vừa nghỉ ngơi, duy trì sức khỏe.
“Khi nhận dẫn tour cho hai cô, mình thực sự lo lắng. Mình lo ngại tuổi tác và sức khỏe của hai cô không phù hợp với chuyến đi 3 đêm 2 ngày, rong ruổi mấy trăm km”, anh Nguyễn Đức Đông (HDV du lịch tại Hà Giang) cho biết. “Thế nhưng, hai cô tỏ ra rất phấn khích, mong muốn thực hiện chuyến đi. Khi gặp, mình bất ngờ về phong cách trẻ trung, phong thái nhanh nhẹn, vui vẻ của họ”, anh Đông cho biết.
Khi hay tin bà Lý, bà Lá lên đường đến Hà Giang, nhiều “bạn già” của họ ra sức can ngăn. Bà Lý thật lòng tâm sự, đêm đầu tiên di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang, bà gần như mất ngủ. Bà không quen với những cung đường đèo dốc quanh co, tạo cảm giác cơ thể như đang chao đảo.
“Thật may khi tới thành phố, không khí trong lành, thời tiết đẹp, mát mẻ khiến tôi hồi sức rất nhanh”, bà Lý cho biết.
Đôi bạn check-in tại thành phố Hà Giang
Điểm đến vất vả nhất với đôi bạn U70 là khi chinh phục Cột cờ Lũng Cú. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Rồng xã Lũng Cú, cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển. Đường tới đây phải qua những khúc cua tay áo. Bà Lá kể, bà ngồi trên xe mà tròng trành, choáng váng, hai tay bám chặt thành ghế không dám rời.
Tới nơi, đôi bạn phải leo gần 300 bậc thang để tới điểm chụp hình với cột cờ. Trong khi bà Lý có sức khỏe tốt hơn, chân đi thoăn thoắt thì bà Lá mệt nhoài, có lúc như kiệt sức, bước từng bước chậm chạp. “Đôi chân tôi khá yếu nên leo trăm bậc thang là điều quá sức. Vừa đi, bà Lý vừa đợi tôi, cùng với bạn Đông – hướng dẫn viên khích lệ, động viên”, bà Lá kể.
Video đang HOT
“Có nhiều du khách xa lạ khi bắt gặp chúng tôi thì nhiệt tình khích lệ: “Hai bà ơi cố lên, sắp tới nơi rồi!”. Chúng tôi cảm động và thấy sung sức lắm”, hai bà nói thêm.
Khi tới cột cờ Lũng Cũ, bà Lá vẫn không thể tin nổi bản thân làm được. “Tôi cảm giác như chinh phục được kì tích, rất tự hào. Mọi mệt mỏi như tan biến hết. Chúng tôi say sưa ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kì vĩ của đất nước”, bà tâm sự.
Đôi bạn tâm sự, trước chuyến đi, họ rất muốn đến thăm sông Nho Quế nhưng e ngại đoạn đường xuống bến thuyền. “Chúng tôi xem trên Youtube và cứ nghĩ phải đi xe ôm 7km, qua hàng chục con dốc nhỏ cheo leo rồi đi bộ khá xa mới tới bến thuyền. Lúc ấy tôi hỏi bà Lá: “Bà chịu được không?”. Bà Lá đáp: “Chơi luôn!”. Thế là chúng tôi lên đường”, bà Lý kể. Thế nhưng, thực tế, xe ô tô chở đoàn đã có thể đến tận bến thuyền một cách dễ dàng.
“Hóa ra giờ đây đường thuận tiện hơn, chúng tôi rời xe ô tô là đã xuống thuyền, thong thả xuôi dòng ngắm Nho Quế”, đôi bạn tâm sự.
Trong chuyến đi Hà Giang, đôi bạn U70 lần đầu được ngắm tam giác mạch – loại hoa đặc trưng của vùng núi phía Bắc, thưởng thức phở chua, bánh cuốn, gà đen… “Ẩm thực Hà Giang rất hấp dẫn. Chúng tôi khá tiếc vì lí do sức khỏe nên không dám thử món thắng cố”, bà Lá chia sẻ. Họ bày tỏ mong muốn được trở lại Hà Giang, nghỉ dưỡng và khám phá dài ngày hơn ở mảnh đất Tây Bắc này.
Ngắm sông, núi Hà Giang hùng vĩ mùa đẹp nhất trong năm
Mùa nào ở Hà Giang cũng đẹp nhưng nếu đẹp nhất chỉ trong tháng 10, 11 và 12, khi hoa tam giác mạch hay những cánh đồng cải khoe sắc.
Hà Giang là tỉnh địa đầu của Tổ quốc, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Trung Quốc - vốn được biết đến là những cung đường quanh co, cheo leo sông núi đầy thách thức.
Hà Giang đã trở thành địa điểm du lịch tất cả các mùa nào trong năm. Tuy nhiên, du khách thường đến Hà Giang vào mùa thu lúa chín vàng tháng 9. Thời gian đẹp nhất ở Hà Giang là tháng 10, 11 và 12, khi hoa tam giác mạch hay những cánh đồng cải khoe sắc. Còn mùa xuân, hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng khiến bạn như đang bồng bềnh trên mây.
Dốc Thẩm Mã là con đường đèo uốn lượn nằm trên Quốc lộ 4C chạy từ mảnh đất này đến huyện Mèo Vạc. Dốc Thẩm Mã là một đoạn đèo có 9 khúc uốn lượn cực kì nổi tiếng ở đây, đây là một cung đường quen thuộc cho những người trẻ yêu thích khám phá, thích chinh phục sự mạo hiểm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ khi đến với mảnh đất địa đầu của Tổ quốc.
Dốc Thẩm Mã được hiểu theo nghĩa đen là con dốc dùng để thẩm định sức ngựa. Tương truyền rằng, xưa kia chính tại con dốc này người ta cho ngựa thồ hàng từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh dốc vẫn còn khỏe là con ngựa tốt thì sẽ được người dân giữ lại nuôi. Những con ngựa nào đi hết dốc mà yếu, thở không ra hơi thì đã có chảo thắng cố nơi những phiên chợ vùng cao đợi sẵn.
Con dốc nổi tiếng này đưa du khách khi đến với hành trình đến được với cửa ngõ đầu tiên trên mảnh đất Đồng Văn- xã Phố Cáo cũng là một địa danh du lịch nổi tiếng trên khu vực Cao Nguyên Đá.
Cách Tp.Hà Giang chừng 40 km có cổng trời Quản Bạ là điểm check-in nổi tiếng, nhưng nếu đi vào mùa đông, có khả năng gặp mây mù. Nếu trời quang, bạn có thể chụp ảnh, ngắm đồng ruộng bên dưới.
Cạnh cổng trời không xa là Núi Đôi Cô Tiên, địa điểm thu hút du khách mỗi khi đặt chân đến Quản Bạ.
Một địa điểm nổi tiếng ở Đồng Văn Dinh Vua Mèo với khuôn viên khu di tích rộng gần 3 ha nằm trong thung lũng xã Sà Phìn.
Dinh Vua Mèo được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, mô phỏng theo kiến trúc Trung Quốc (đời Mãn Thanh) với những đường cong, nét lượn, trạm trổ tinh xảo. Vé vào cửa 20.000 đồng/lượt.
Cao nguyên đá Đồng Văn là cao nguyên địa chất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên nhiều nước thế giới. Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây núi non trùng điệp, cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Vào thời điểm đó, đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.
Tọa lạc trên Quốc lộ 4C, xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - đèo Mã Pí Lèng Hà Giang được mệnh danh là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam. Đây cũng là một cung đường cheo leo và hiểm trở nhưng vô cùng nổi tiếng lại Hà Giang.
Mã Pí Lèng đóng vai trò là cung đường chính nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Đến du lịch đèo Mã Pí Lèng, các bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vỹ tuyệt đẹp.
Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Nho Quế là một trong những con sông đẹp nhất miền hoa đá Hà Giang. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông Nho Quế như sợi chỉ xanh lung linh bắc xuống từ trời, ẩn hiện giữa núi rừng đại ngàn Đông Bắc.
Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun.
Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam, sông Nho Quế được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Trong suốt 192km chiều dài, sông Nho Quế đã "gửi mình" 46km tại Việt Nam. Đến Việt Nam, sông Nho Quế chạy qua những nhiều lớp đá tai mèo lởm chởm như bãi chông tua tủa có thể chọc thủng bầu trời.
Vẻ đẹp của hoa tam giác mạch nở rộ trên cao nguyên đá Hà Giang Cứ vào dịp cuối năm, mùa hoa tam giác mạch lại nở rộ, vùng cao nguyên đá Hà Giang như được khoác lên mình một màu áo hồng khiến sự thô ráp, chai sạn của đá cũng trở nên mềm mại hơn. Cứ vào dịp cuối năm, mùa hoa tam giác mạch lại nở, vùng cao nguyên đá Hà Giang như được khoác...