Đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường: ‘Em thấy quá là mệt’
Cả Hiếu và Minh đều cảm thấy mệt mỏi, chỉ mong muốn những vấn đề cộng đồng mạng đưa ra hãy dừng lại, để các em có tâm trạng tốt nhất trước khi bước chân vào giảng đường đại học.
Tình bạn của Hiếu và Minh đẹp như câu truyện cổ tích giữa đời thường – ẢNH PHÚC NGƯ
“Hãy để tình bạn của chúng em vẹn nguyên”
Những ngày gần đây, không ít bài báo, lời bình luận trên mạng xã hội đặt ra những vấn đề liên quan đến tình bạn của Ngô Văn Hiếu và Nguyễn Tất Minh – đôi bạn xứ Thanh cõng nhau đến trường, khiến cho cả hai cảm thấy mệt mỏi. Các em bày tỏ mong muốn được bình yên, để có tâm lý tốt trước khi bước chân vào giảng đường đại học.
Tình bạn đẹp của Ngô Văn Hiếu – Nguyễn Tất Minh (cùng ngụ thôn 1, xã Đồng Thắng, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã được xã hội công nhận, các cấp chính quyền, đoàn thể cũng đã tôn vinh cả hai về một tình bạn làm lay động lòng người, đẹp như truyện cổ tích giữa đời thường.
Nhưng những ngày vừa qua, khi biết Hiếu thiếu 0,25 điểm vào Trường đại học Y Hà Nội, cộng đồng mạng và không ít bài viết đã kêu gọi đặc cách cho em. Hiếu khẳng định đó không phải là ước muốn của em, dù có được đặc cách, em cũng sẽ từ chối. Hiếu đã làm thủ tục nhập học tại Trường đại học Y dược Thái Bình.
10 năm qua Minh đến trường trên đôi chân của Hiếu – ẢNH PHÚC NGƯ
Tiếp đó, nhiều người sử dụng mạng xã hội đặt vấn đề như muốn làm rõ “có thực sự Hiếu đã cõng Minh liên tục 10 năm đến trường”?, và cho rằng một số bài báo viết “10 năm cõng bạn đến trường” là chưa chính xác. Lập luận cho ý kiến trên, nhiều người viện dẫn rằng ngoài những lúc cõng, Hiếu đã dùng cả xe đạp điện để chở Minh đến trường.
Cộng đồng mạng tranh cãi, chia rẽ gay gắt cả 2 vấn đề trên, đã khiến người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn được bình yên, không muốn được nhắc đến, hoặc đem ra làm chủ đề tranh cãi của xã hội.
Khi trao đổi với Hiếu và Minh, cả hai em luôn mở đầu cuộc chia sẻ bằng lời cảm ơn tới tất cả những người đã quan tâm, động viên, giúp đỡ các em. Cảm ơn thầy cô giáo, các bạn trong trường, chính quyền các cấp, các đoàn thể đã động viên, khen thưởng cho đôi bạn trẻ về lòng tốt, về nỗ lực học tập. Nhưng cộng đồng mạng hãy dừng lại, nghĩa là giúp cho Hiếu – Minh để các em có tâm trạng tốt trước ngày nhập trường.
Hiếu chia sẻ: “Mọi người quan tâm thì em rất là cảm ơn mọi người. Em và bạn giờ đã xa nhau rồi, nhưng tình bạn của chúng em không bao giờ thay đổi. Bây giờ chỉ mong mọi người hãy để tình bạn của chúng em vẹn nguyên, em không muốn nói thêm gì nữa… Em thấy quá là mệt”.
Video đang HOT
Mong muốn bình yên để tập trung học tập
Mong muốn của Hiếu cũng là chính đáng. Điều quan trọng với Hiếu đó là tình bạn với Minh chứ không phải nhận được bao nhiêu lời khen từ những người chưa từng gặp, chưa từng quen biết.
“Giờ chúng em chỉ mong có tâm trạng ổn định, bình thường để tập trung vào việc học. Không muốn trở thành chủ đề, hay điều gì đó để mọi người bình luận nữa. Chúng em cũng đã có sự lựa chọn trường để học, và sẽ có gắng học thật tốt để không phụ lòng người thân, thầy cô và mọi người quan tâm đến chúng em”, Minh chia sẻ.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, tình bạn của Hiếu và Minh được người dân địa phương, thầy cô và bạn bè thán phục, ví như câu truyện cổ tích giữa đời thường.
Suốt 10 năm qua, không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh.
Minh chào đời không may mắn khi đôi chân và cánh tay phải bị dị tật bẩm sinh. Càng lớn, đôi chân và cánh tay càng co quắp lại. Nhiều năm liền, vợ chồng ông Nguyễn Tất Mây (bố của Minh) đưa con đi khám, chữa trị nhưng không thể chữa trị được.
Cũng vì mang trên mình dị tật, nên thân hình Minh có phần nhỏ con hơn so với sự phát triển của những bạn cùng trang lứa. Dù vậy, Minh vẫn quyết tâm đến trường, vượt qua mặc cảm bản thân.
Hiếu và Minh mong có tâm trạng tốt trước khi bước chân vào giảng đường đại học – ẢNH PHÚC NGƯ
Năm Minh bước vào lớp 1, vợ chồng ông Mây dù làm nông nghiệp vất vả, nhưng ngày ngày vẫn đưa đón con đến trường. Đến năm Minh lên lớp 2, do làm nông nghiệp ở quê ngày càng khó khăn, thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống, vợ chồng ông đành rời xa quê nhà đi làm thuê, buộc lòng để Minh ở nhà với bà nội.
Nhà chỉ cách nhau khoảng hơn 100 m, thấy bạn ngày ngày được bà nội vất vả cõng đến lớp, Hiếu đã xin phép bố mẹ để được đưa đón Minh đến trường. Kể từ đó, ngày qua ngày, đều đặn mỗi sáng Hiếu lại xách cặp qua nhà cõng Minh đi hơn 1 km đến lớp cùng học, cùng chơi.
Năm lên lớn 3, Hiếu đã tập chạy xe đạp, chở Minh đến lớp. Mỗi ngày, Minh đều nỗ lực học tập với sự tiếp sức của Hiếu. Đằng đẵng suốt 10 năm trời tiếp bước cho bạn đến trường, cùng nhau học tập và nay kết quả kỳ thi với số điểm cao là thành quả không gì ý nghĩa hơn của đôi bạn Hiếu – Minh.
Giờ đây, Hiếu và Minh không còn thường xuyên bên cạnh nhau, nhưng tin chắc rằng tình bạn đẹp của các em không bao giờ thay đổi, và đó là điều cao quý nhất, hơn cả những tấm bằng khen, những lời khen từ những người không quen biết.
Vậy nên, hãy để cho tình bạn Hiếu – Minh được vẹn nguyên như ước mong của đôi bạn trẻ này.
Đừng gọi em là "cậu bé 10 năm cõng bạn", hãy gọi tên là Ngô Minh Hiếu - người không "bán" lòng tốt của mình để lấy cơ hội vào Đại học Y
Thế nào là 1 người đàn ông? Tất nhiên nó không phụ thuộc vào số tuổi, kể cả 18 như Ngô Minh Hiếu...
Ngô Minh Hiếu - một chàng trai không cõng bạn để nổi tiếng hay đổi lấy điểm "cộng vớt" cho ước mơ. Một chàng trai cực kỳ... đàn ông (theo nghĩa tính từ), dù Hiếu mới chỉ 18 tuổi.
Như cách em cõng bạn 10 năm không vì ai đó nhờ vả hay vì lời mẹ dặn phải làm việc tốt. Hơn 10 năm là hơn một thập kỷ, dài gần 4000 ngày. Đó là quãng thời gian không hề ngắn trong cuộc đời mỗi người để cậu hành động như trách nhiệm, như tình bạn, như lòng tốt sẵn chảy trong huyết quản.
Như cách Hiếu lo lắng cho bạn khi lên đại học không có em ở cạnh bên.
Như cách em từ chối cơ hội đặc cách (nếu có) vào 1 trường đại học mình yêu thích. Hiếu phát biểu khẳng khái: "Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối".
Như em thành nhân vật nổi tiếng bất đắc dĩ, chứ chẳng mưu cầu tiếng vang.
Nếu cô giáo nói hãy kể về 1 tấm gương người tốt việc tốt, tôi sẽ kể về Hiếu. Cõng bạn 1 buổi qua đường có thể là hình ảnh trong bài văn mẫu, cõng bạn 1 tuần tới trường có thể là cậu bạn gần nhà tôi. Nhưng cõng bạn hơn 10 năm trời ròng rã chỉ có thể là Ngô Minh Hiếu.
Thế nhưng đó chưa phải là tất cả...
Nếu cô giáo nói hãy tả về một người đàn ông, đàn ông trong nghĩa 1 tính từ, tôi cũng sẽ kể về Hiếu. Hiếu cõng bạn 10 năm và ngay cả khi nổi tiếng, Hiếu vẫn cực kỳ khiêm nhường: "Em không cần Minh nói lời cảm ơn hay hành động báo đáp mà chỉ cần chúng em chơi với nhau ngày nào thì quý ngày đó". Đấy là một người đàn ông chân chính.
Nhưng ngay cả khi dư luận lại tiếp tục xôn xao khi người ta đòi 0,25 điểm "vớt" cho cậu vào ngôi trường mình mong muốn thì Hiếu lại khẳng khái nói rằng: " Em rất xúc động và cảm ơn tất cả mọi người. Đặc biệt là cám ơn các thầy cô giáo đã âm thầm lo lắng cho em và có ý định gọi ra Trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào giúp em. Quả thực những ý tốt của thầy cô, em không được biết. Nhưng dù Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối".
Từ chối cơ hội có thể tới, từ chối sự đặc cách hay ân huệ cho chính mình, Hiếu không "đổi" bạn lấy điểm số. Không "bán" lòng tốt lấy cơ hội. Hiếu đòi sự... công bằng cho chính mình. Hiếu cho rằng, mình thiếu 0,25 điểm, nhưng có nhiều bạn lại chỉ thiếu 0,05 điểm, nếu mình được đặc cách thì thành xin - cho và sẽ làm mất đi truyền thống của nhà trường.
Vì Hiếu không lấy việc cõng bạn 10 năm làm công lao nên 0,25 "quá rẻ" để Hiếu đổi, hoặc có khi Hiếu không "bán" bạn. Hai việc làm là hoàn toàn khác nhau, một bên là tình bạn, một bên là thi cử và thực lực. Hiếu không muốn gộp chúng lại để tiện đường cho mình tiến lên.
Từ chối cơ hội có thể tới, từ chối sự đặc cách hay ân huệ cho chính mình, Hiếu không "đổi" bạn lấy điểm số. Không "bán" lòng tốt lấy cơ hội. Hiếu đòi sự... công bằng cho chính mình.
Giữa lúc người ta ca tụng nhưng Hiếu không ngủ quên, Hiếu là người đàn ông biết rõ cái nào đúng, cái nào sai, cái nào không thể nhập nhằng.
Hiếu giúp đỡ bạn không mong sự nổi tiếng, không mong 1 ngày được ghi công hay ngợi ca. Hiếu dù buồn do mong muốn không được toại nguyện nhưng cuối cùng cũng vui vẻ đón nhận tin mình không đỗ như 1 cách biến rủi thành may: "Bạn bè không thể ở bên nhau mãi, đây cũng là dịp tốt để 2 đứa tự lập". Hiếu không thể cõng bạn cả đời và đã đến lúc cả hai phải tự đứng lên.
Đàn ông và bản lĩnh như Hiếu đâu phải người đàn ông từng trải nào cũng làm được đâu.
Lớp học của Hiếu và Minh.
Hiếu có cái cốt để không ngủ quên trong sự tán dương. Bởi lúc Hiếu cõng bạn, cậu chưa từng nghĩ 1 ngày được lên báo, được người ta ca tụng, chỉ vì nếu có mình, bạn sẽ dễ dàng hơn khi tới trường.
Người ta bảo 0,25 điểm đó quá nhỏ, nhỏ so với sự đặc cách, nhưng sự thực nó cũng nhỏ hơn rất nhiều so với tấm lòng của cậu. Nhưng ở góc nào đó thi cử người ta không chấm điểm đạo đức, bởi vậy "vớt" cậu bằng điểm đạo đức thật là không nên. Điểm số không bao hàm tình thương hay sự quý mến. Biết đâu đặc cách cho cậu sẽ có thêm nhiều người cõng bạn vì mong... đặc cách sau này.
Trái tim vĩ đại cho đi, thường không mong cầu nhận lại. Hiếu đã làm như thế, giữ sự tự tôn cho chính mình, không nhận bất cứ "tình thương" nào vì cậu khỏe mạnh và đủ ý chí.
10 năm đổi lấy 0,25 điểm, Hiếu không đổi. Tôi tự nghĩ nó có nét tương đồng với câu chuyện thằng Bờm, từ chối của nả để chỉ lấy nắm xôi "ngã giá" cho chiếc quạt mo của mình. Hiếu không ngốc nghếch nhưng giống Bờm ở sự trong trẻo, không vụ lợi. Tình bạn là tình bạn, thi đại học là 1 cuộc chơi nghiêm túc. "Em muốn vào đại học bằng chính năng lực của mình, không dựa vào điều gì khác. Em đã đỗ vào Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược Thái Bình bằng năng lực nên quyết định sẽ theo học thật tốt", Hiếu nói.
Trái tim vĩ đại cho đi, thường không mong cầu nhận lại. Hiếu đã làm như thế, giữ sự tự tôn cho chính mình, không nhận bất cứ "tình thương" nào vì cậu khỏe mạnh và đủ ý chí.
Vì thế rồi người ta sẽ quên cái tên đang gọi Hiếu là "cậu bé cõng bạn 10 năm", Hiếu là 1 người đàn ông tử tế. Và chắc chắn rồi cái tên Ngô Minh Hiếu sẽ được gọi tên. Bởi ngay lúc này Hiếu đã khẳng định được cái tên của chính mình, như cách cậu ấy đã viết về nó 10 năm qua và ngay lúc này. Như cách bỏ qua mọi lời ca tụng để sống luôn là chính mình!
Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội từ chối đặt cách, nam sinh 10 năm cõng bạn lên tiếng: "Nếu được đặt cách, em cũng xin từ chối" Mẹ của nam sinh cõng bạn cho biết thêm: "Đặc cách sẽ khó cho tất cả, con tôi lựa chọn vào ĐH Y Thái Bình". Nam sinh cõng bạn 10 năm đi học ở Thanh Hóa - Ngô Minh Hiếu dự thi khối B với số điểm 28,15 (Toán 9,4; Hóa 9,75 và Sinh 9,0) và đăng ký nguyện vọng ngành Y đa...