Đổi 1.000 nhà vệ sinh, Hà Nội có “loạn” quảng cáo?
Việc Hà Nội đồng ý cho doanh nghiệp quảng cáo đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), đổi lại doanh nghiệp này được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trong 10 năm để thu hồi vốn, có ý kiến cho rằng việc này cần xem xét kỹ lưỡng tránh bất cập.
Ảnh minh họa.
UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương để Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing), triển khai dự án đầu tư 1.000 NVSCC; 10 xe bồn chuyên dụng; 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng để phục vụ cộng đồng. Đổi lại Công ty Vinasing được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong 10 năm để thu hồi vốn. Đồng thời, chịu trách nhiệm duy tu, duy trì các cầu vượt theo quy định.
Thành phố đã giao Sở Xây dựng chủ trì cùng các đơn vị liên quan và nhà đầu tư khảo sát địa điểm đặt NVSCC. Còn Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc khảo sát, thiết kế quảng cáo tại các địa điểm cụ thể. Đồng thời, rà soát và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về quảng cáo tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
Trao đổi với PV ông Lê Minh Thơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinasing cho biết, doanh nghiệp sẽ tự bỏ tiền để đầu tư 1.000 NVSCC bàn giao cho Hà Nội. “Chúng tôi chỉ chi tiền còn việc thiết kế, thi công phải thuê các đơn vị có chuyên môn”, ông Thơ cho biết.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Công ty Vinasing, đơn vị đang gấp rút thực hiện mẫu NVSCC để trình thành phố phê duyệt. Phương án mà doanh nghiệp này đưa ra là có hai loại NVSCC với diện tích gần 7m2 và loại 4 m2. “Số vốn để đầu tư cho 1.000 NVSCC này khoảng trên 100 tỷ đồng, chúng tôi không chỉ thực hiện ở Hà Nội mà còn đề xuất với TPHCM để xây 1.000 NVSCC”, đại diện Công ty Vinasing cho hay.
Tránh nơi thừa, nơi thiếu
Về yêu cầu trang thiết bị của 1.000 NVSCC, Hà Nội đưa ra tiêu chí là phải đồng bộ về trang thiết bị, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan của từng địa điểm. “Hiện mẫu NVSCC của nhà đầu tư chưa trình thành phố phê duyệt, còn về địa điểm lắp đặt Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch – Kiến trúc đang khảo sát. Nhưng ở TPHCM, nhà đầu tư đưa ra phương án các NVSCC được thiết kế dạng lắp ghép (bán kiên cố), không phải đào bới đường. Hệ thống xử lý nước, xả thải, môi trường thông qua xe bồn. Thời gian thực hiện dự án khoảng 10-12 tháng”, một quan chức cho biết.
Trao đổi với phóng viên, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc Hà Nội cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức xã hội hóa là rất cần thiết trong bối cảnh thành phố rất thiếu NVSCC. “Cho doanh nghiệp làm NVSCC là tốt nhưng cần phải có quy hoạch, bố trí địa điểm lắp đặt khoa học, hợp lý. Con số 1.000 NVSCC là rất lớn nên phải có quy hoạch về địa điểm đặt 1.000 NVSCC này ở đâu, nơi nào. Chứ không rồi sẽ xảy ra tình trạng có nơi nhiều quá, nơi thiếu quá. Hơn nữa, địa điểm này phải do cơ quan chức năng giới thiệu trên cơ sở đúng quy hoạch chứ không để cho doanh nghiệp tự làm”, ông Tùng phân tích.
Theo KTS Tùng, mẫu thiết kế NVSCC cũng cần phải thống nhất, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp làm một kiểu. Trong đó, phải tính đến việc tiết kiệm diện tích lắp đặt NVSCC (10 – 20m2). “Doanh nghiệp bỏ tiền ra họ phải có lợi nhưng cho quảng cáo trên các cầu vượt phải nằm trong sự kiểm soát, không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Hơn nữa, vì Hà Nội đang lập lại trật tự về tình trạng bát nháo trong quảng cáo thì việc cho phép doanh nghiệp khai thác quảng cáo ở những vị trí này phải xem xét kỹ lưỡng”, ông Tùng nói.
Theo Báo Tiền Phong
Hà Nội chi 53 tỷ đồng mỗi năm để cắt cỏ 24km đại lộ Thăng Long
Hà Nội dừng việc cắt cỏ từ 1/7 vì chi phí quá lớn, khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm.
Thông tin tới cử tri quận Hoàn Kiếm sáng 15/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay thành phố đẩy mạnh trồng cây xanh, với chi phí chưa đến 40 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí cắt cỏ trên địa bàn hàng năm rất lớn và lãng phí. "Thành phố đã nhận thức được vấn đề này và yêu cầu tất cả các quận dừng việc cắt cỏ từ 1/7, tiết kiệm cho ngân sách mỗi năm khoảng 700 tỷ đồng", ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội cung cấp thêm thông tin mà ông cho rằng "nói ra nhiều người sẽ giật mình", đó là chi phí cắt cỏ cho 24 km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng.
"Chi phí như trên là không thể chấp nhận được", ông Chung nhấn mạnh và cho biết việc cắt tỉa cây hoa cảnh, cỏ tại các vườn hoa nay chỉ được thực hiện ở xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số vị trí quan trọng khác.
Thành phố Hà Nội đã yêu cầu dừng việc cắt cỏ trên đại lộ Thăng Long do chi phí quá lớn. Ảnh: Bá Đô.
Theo lãnh đạo Hà Nội, thời gian tới thành phố sẽ trồng cây trên toàn bộ quỹ đất dọc đại lộ Thăng Long. Kế hoạch bước đầu là trồng 20.000 cây cọ dầu theo 4 luống tại đại lộ, sau đó sẽ trồng tiếp 45.000 cây để tạo cảnh quan rừng cây. Toàn bộ số này do các doanh nghiệp tặng thành phố. Hiện, công ty Việt Hưng tặng 10.000 cây, các công ty khác tặng 18.000 cây.
Ông Chung nói, trong lĩnh vực trồng cây xanh, những năm qua thành phố đã thực hiện xã hội hóa, tuy nhiên về bản chất không phải tiền tư nhân mà từ ngân sách thành phố đặt hàng. "Đặt hàng nên nhiều công ty lao vào làm, khiến chúng ta không kiểm soát được chất lượng, vì vậy mới có tình trạng cây bật gốc. Cách làm tới đây là chúng ta phải có đầu mối để kiểm soát chất lượng", ông Chung nói.
Được thông xe và gắn biển dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đại lộ Thăng Long bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Duy Hưng, đi qua qua các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất đến ngã tư giao với quốc lộ 21A (km 31 64, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh). Đai lộ gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi chiều 3 làn xe; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè. Hệ thống đèn cao áp gồm 5 hàng chạy dài suốt tuyến.
Võ Hải
Theo VNE
Đẩy mạnh tuyên truyền Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2016 Ngày 28/7, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản ký ban hành văn bản 4442/UBND-KT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và thành phố Hà Nội hỗ trợ công tác thông tin truyền thông Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2016. Ảnh minh họa Để nâng cao hiệu quả Chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm...