Đòi 1 tấn cà phê không được, vung dao chém chết người tình
Truy tố đối tượng dùng dao chém chết tình vì sau khi chia tay đòi 1 tấn cà phê nhưng bất thành.
Bị can Đặng Bình tại cơ quan công an.
Ngày 21/10, VKSND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Đặng Bình (SN 1962, trú tại thôn 5, xã Ea Khal, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) về tội “ Giết người”.
Nạn nhân trong vụ án là bà Bùi Thị Hồng (SN 1967, thôn 5 xã Ea Khal, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk).
Theo cáo trạng, năm 2011, Bình và bà Hồng chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Đến cuối tháng 3/2018, giữa 2 người xảy ra mâu thuẫn, sau đó bà Hồng đưa cho Bình 10 triệu đồng và yêu cầu Bình ra khỏi nhà. Bình đòi thêm 1 tấn cà phê nhưng bà Hồng không đồng ý. Bực tức việc bà Hồng đưa ít tiền nên khoảng 21h ngày 15/5/2018, Bình lấy một con dao đến nhà bà Hồng. Tại đây, Bình để dao ở ngoài hiên và gọi bà Hồng mở cửa để vào nói chuyện. Khi bà Hồng mở cửa, Bình đi vào trong nhà nói với bà Hồng phải đưa thêm 1 tấn cà phê. Vì Bình cho rằng, ở 7 năm lao động vất vả nhưng chỉ cho 10 triệu đồng là quá ít.
Nghe vậy, bà Hồng nói chỉ có 10 triệu đồng và không cho thêm. Sau đó, Bình chạy ra ngoài hiên lấy con dao rồi xông vào trong nhà, nắm cổ áo rồi chém liên tiếp nhiều nhát nhằm vào vùng đầu, mặt bà Hồng. Bị tấn công, bà Hồng giằng co nên cả hai lôi kéo nhau ra ngoài sân. Lúc này, Bình đẩy bà Hồng ra rồi dùng dao chém một nhát vào vùng cổ nạn nhân làm bà Hồng ngã gục tại chỗ. Phát hiện sự việc, người dân nhanh chóng đưa bà Hồng đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ea H’Leo nhưng nạn nhân đã tử vong.
Video đang HOT
Gây án xong, Bình chạy ra bụi cây vứt dao rồi lấy xe máy bỏ trốn. Đến ngày 17/5/2018, Bình ra Công an huyện Ea H’Leo đầu thú. Tại đây, Bình khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Ngọc Hùng
Theo baogiaothong
Dịch khảm lá mì đe dọa 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên
Tháng trước đã có 10 tỉnh thành nhiễm dịch khảm lá mì (sắn). Chỉ sau 1 tháng, dịch bệnh đã lan tới 2 tỉnh Gia Lai, Phú Yên, nâng tổng số tỉnh, thành nhiễm dịch khảm lá mì lên con số 12.
Cụ thể, theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), đến nay bệnh khảm lá mì đã xuất hiện, gây hại ở 12 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đăk Lăk, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP.HCM, Long An, Gia Lai và Phú Yên.
Hiện đã có 12 tỉnh thành nhiễm dịch khảm lá mì. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tính đến giữa tháng 9, tỉnh Gia Lai đã có gần 60ha bị nhiễm khảm lá mì ở 3 huyện: La Pa, Phú Thiện, Krông Pa, bệnh gây hại tập trung trên các giống KM419 và HL-S11.
Cuối tháng 8, tỉnh Đăk Lăk cũng phát hiện 1.130ha mì bị bệnh khảm lá, tập trung tại các huyện Krông Bông, Ea Súp, Buôn Đôn, M'Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Ea H'leo. Trong đó, có 165ha nhiễm nặng trên 70%.
Ở huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên), nhiều diện tích mì đang bị nhiễm bệnh khảm lá và lây lan nhanh khiến người dân phải nhổ bỏ. Đây là loại bệnh lần đầu tiên gây hại ở vùng trồng mì trong tỉnh, khiến nông dân lo lắng.
Ông Nguyễn Thanh Hiếu, Trưởng phòng BVTV (Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Phú Yên) cho biết, Chi cục đã yêu cầu các địa phương phải điều tra, khảo sát diện tích mì bị nhiễm bệnh khảm lá. Đồng thời hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý bệnh. Do chưa có thuốc đặc trị, nên ngoài việc quản lý tốt nguồn giống, biện pháp tối ưu hiện nay là tiêu hủy ngay mì đã nhiễm bệnh.
Người dân tỉnh Bình Dương vào vụ mì mới trong khi vẫn chưa có nguồn giống kháng bệnh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Niên vụ 2017 - 2018, do giá mía giảm, giá mì cao nên nhiều người phá mía trồng mì. Hiện, diện tích mì toàn tỉnh Phú Yên lên đến 24.000ha, vượt 5.000ha so với quy hoạch.
Còn theo ghi nhận của Trung tâm BVTV miền Trung, tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã có trên 300ha mì bị bệnh khảm lá, tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Đăk Lăk.
Trong khi đó tại Tây Ninh, tính đến giữa tháng 9 đã có hơn 34.450ha mì nhiễm bệnh, chiếm 96,2% diện tích sản xuất. Để khống chế nguồn bệnh lây lan, Bộ NNPTNT đã tạm thời cho phép tỉnh này dùng 2 loại hoạt chất có tính lưu dẫn là Dinotefuran và Pymetrozine để chống dịch trên địa bàn. Trước đó, Sở NNPTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm đầu mối giới thiệu các địa chỉ cung cấp giống mì KM94 sạch bệnh được đưa từ các địa phương khác về.
Năng suất mì bị ảnh hưởng đáng kể do dịch bệnh khảm lá gây nên. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh Tây Ninh đã cung cấp 30.000 bó cây giống cho nông dân, nhưng hiện các tỉnh lân cận đều đã nhiễm bệnh nên thời gian tới không có nguồn cung cấp giống sạch bệnh.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Chi Cục trưởng Chi cục BVTV Tây Ninh, trong năm 2017, Sở NNPTNT đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc trồng khảo sát nhiều loại giống mới. Trong vụ hè thu năm 2018, loại giống mới có tên gọi HLS12 tiếp tục được trồng thử nghiệm.
"Tuy nhiên, khi cây được 20 - 30 ngày tuổi thì xuất hiện triệu chứng bệnh với tỷ lệ 70%. Đến nay, vẫn chưa tìm được giống có khả năng chống chịu với bệnh khảm lá", ông Hồng cho biết.
Theo Danviet
Bị chặn đường chạy trốn, kẻ trộm xe tông thẳng vào công an Trong quá trình đuổi bắt đối tượng trộm xe máy, một công an viên thôn bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu. Đối tượng trộm xe máy tông thẳng xe vào công an hòng tẩu thoát Ngày 5/9, bác sĩ Nguyễn Thị Anh Phương, Phó trưởng Khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa tiến hành...