Đọc xong sẽ thấy virus Corona thực sự không quá đáng sợ

Theo dõi VGT trên

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại Việt Nam đang khiến nhiều người hoang mang.

Theo phân tích của PGS-TS-BS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM, virus Corona thực sự không đáng lo sợ so với những dịch bệnh từng bùng phát trước đây.

Theo bà Thư, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố tình hình nhiễm nCoV đang ở tình trạng đáp ứng khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, ông Tedros Adhanom Ghebreyeus, Tổng Giám đốc WHO, cũng nói đây không phải thời điểm để lo sợ, đồn đại, gây hoang mang. Đây chính là thời gian để nhìn lại những dữ kiện một cách khoa học nhằm bình tĩnh hơn khi đối diện với dịch bệnh.

Đọc xong sẽ thấy virus Corona thực sự không quá đáng sợ - Hình 1

Đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay là biện pháp phòng ngừa virus Corona (nCoV). Ảnh: TRẦN NGỌC

“Điểm lại những vụ dịch do virus Corona trước đây chúng ta sẽ thấy nCoV có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV.

Thống kê ghi nhận tỉ lệ tử vong của MERS-CoV là 34,4%, tỉ lệ tử vong do SARS trong vụ dịch 2003 theo WHO ước tính là từ 10,8%. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong do nCoV đến ngày 1-2 là 2,17 %” – bà Thư nói.

Mức độ lây lan của nCoV nhanh hơn SARS và MERS-CoV. Trong vòng hai tháng, số người nhiễm bệnh là 11.948, vượt quá số người nhiễm SARS trong chín tháng.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là sự lây lan gần như khu trú tại Trung Quốc. Cho đến thời điểm hiện tại, 98,8% trường hợp nhiễm nCoV là ở Trung Quốc. Chỉ khoảng 1,2% trường hợp nhiễm nCoV ở các nước khác.

“Trong đại dịch SARS, số trường hợp nhiễm ở các nước lên đến 36,7%. Trường hợp đầu tiên dẫn đến chùm ca bệnh trong nhân viên y tế từ 10% đến 60% tùy theo mỗi quốc gia, riêng Viêt Nam là 18%.

Còn trong dịch bệnh do nCoV lần này, cho đến thời điểm hiện tại, các trường hợp bệnh đầu tiên gần như chưa gây ra một chùm ca bệnh trong nhân viên y tế. Các trường hợp lây lan tại Trung Quốc cho thấy chủ yếu theo hộ gia đình trong cộng đồng” – bà Thư phân tích.

Phòng ngừa và cảnh giác với dịch nCoV là cần thiết. Tuy nhiên, không nên quá sợ hãi và hãy áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa. Một thực tế cho thấy dù truyền thông đã hướng dẫn rất rõ nhiều biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh nhưng nhiều người thực hiện chưa đúng.

Bà Thư khuyến cáo virus nCoV lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Lây qua đường tiếp xúc nghĩa là virus này có thể lây qua tay hoặc các bộ phận cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết người bệnh. Lây qua đường giọt bắn nghĩa là virus được bắn ra ngoài người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi và đi vào người đang đứng gần, thường trong khoảng dưới 1 m.

Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện đồng bộ, bao gồm các biện pháp thông khí, làm sạch môi trường và phòng hộ cá nhân.

“Khi nói đến phòng hộ cá nhân, nhiều người chỉ tập trung vào việc lạm dụng khẩu trang mà quên đi các biện pháp phòng ngừa khác. Gần như mọi người bây giờ đều giữ sẵn khẩu trang trong mình nhưng rất ít người bỏ túi chai nước rửa tay trong khi rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng các bệnh đường hô hấp. Các dịch cúm trước đây chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa” – bà Thư nói thêm.

Video đang HOT

“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về tình hình nhiễm nCoV, về đường lây truyền và cách phòng ngừa để áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng đắn hơn để ứng phó hiệu quả nhất với dịch bệnh” – bà Thư chia sẻ.

Dưới đây là những điều cần nhớ:

- Nhận biết, cách ly sớm người về từ vùng dịch, người có yếu tố dịch tễ.

- Tăng cường không khí môi trường xung quanh. Mở toàn bộ cửa sổ ra khi có thể, ngay cả trong bệnh viện, trong phòng hồi sức mà chưa có hệ thống thông khí chủ động.

- Chỉ mang khẩu trang y tế khi cần thiết như đang bị ho, hắt hơi, sổ mũi, khi cần phải tiếp xúc với nhiều người trong phạm vi gần, khi đi vào chỗ đông người.

Khẩu trang có hiệu lực lọc cao như N95 chỉ mang trong các cơ sở y tế, khi tiếp xúc với người bệnh có làm thủ thuật xông khí dung, thở máy, hút đàm, nội soi…

Theo PLO

Việt Nam bình tĩnh và quyết liệt chống dịch Corona

Nhiều biện pháp triển khai để phòng, chống dịch Corona được đánh giá mạnh mẽ hơn cả đợt chống dịch SARS cách đây 17 năm.

Chiều 5-2, Bộ Y tế lần thứ hai tổ chức gặp gỡ báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Ba cấp độ cách ly, cách ly 900 người

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc gặp cho biết số ca nhiễm Corona trên toàn thế giới tăng rất nhanh, số người tử vong cũng tăng theo từng ngày. Dù vậy, thông tin từ Trung Quốc cho thấy có dấu hiệu lạc quan khi số nghi nhiễm giảm so với trước, số bệnh nhân được chữa khỏi tăng lên.

Hiện tại, không có thuốc điều trị dự phòng cũng như đặc hiệu đối với virus Corona, ngành y tế chỉ điều trị cho bệnh nhân dựa trên triệu chứng, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và theo dõi sát diễn biến hô hấp (độ bão hòa ôxy trong máu) để có biện pháp can thiệp, nếu nhẹ thì cho thở ôxy, nặng thì cho thở máy.

"Tổng kết 10 trường hợp nhiễm tại Việt Nam, đa phần bệnh nhân chỉ điều trị triệu chứng. Chỉ có một bệnh nhân người Trung Quốc do nhiều tuổi và có bệnh nền nên những ngày đầu phải thở máy" - ông Long nói và cho hay Bộ Y tế rất thận trọng trong việc đưa ra phác đồ điều trị, đồng thời luôn "mở cửa" để tiếp cận các phương thức điều trị mới trên thế giới.

Đặc biệt, Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả BV tuyến cuối chuẩn bị tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Các BV này đã dự trữ hơn 3.000 giường bệnh, riêng tại Hà Nội cũng chuẩn bị gần 2.000 giường bệnh.

Thứ trưởng Long nhấn mạnh quan điểm của Chính phủ và Bộ Y tế là không che giấu bất cứ thông tin gì về dịch bệnh. Khi có ca nào bị nhiễm, cơ quan chức năng đều công bố dịch tễ để người dân có biện pháp phòng chống.

Việt Nam đang triển khai ba cấp độ cách ly: Cách ly ở các cơ sở y tế (đối với các ca bệnh), cách ly tập trung (đối với người về từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và cách ly tại gia đình có giám sát của cơ quan y tế (đối với người từ nơi khác ở Trung Quốc về, người tiếp xúc với bệnh nhân...).

Đến hôm nay, khoảng 900 người đã được cách ly tại các địa phương vùng biên giới, đa phần là người Việt Nam, không có người Trung Quốc nào nhập cảnh vào Việt Nam.

Việt Nam bình tĩnh và quyết liệt chống dịch Corona - Hình 1
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (đứng) cung cấp thông tin về dịch Corona. Ảnh: HÀ PHAN

Bốn con đường lây nhiễm của nCoV

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nCoV gây bệnh trên động vật là chính, cùng họ với virus gây bệnh SARS. Từ năm 2003 trở lại đây, virus đã gây ba đợt dịch trên người, bao gồm bệnh SARS, MERS-CoV và viêm phổi Vũ Hán.

Virus có khả năng lây lan rất nhanh, qua bốn phương thức đến nay đã nghiên cứu được. Thứ nhất là lây truyền qua không khí, thông qua các giọt nước bọt do ho, hắt hơi, sổ mũi; thứ hai là lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh; thứ ba là lây truyền từ các bề mặt đã nhiễm bẩn, khi hắt hơi virus không lơ lửng trong không khí mà tồn tại khá lâu trên các bề mặt gỗ, đá, sắt thép, vải..., nếu tay chạm vào rồi đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm.

Con đường cuối cùng là phân (tiêu hóa), thường xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh nhưng nguy cơ không rộng rãi.

Một điểm đáng lo ngại của nCoV là những người mắc chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc chỉ đau mỏi cơ nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Thời gian ủ bệnh kéo dài 1-14 ngày.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân cứ mắc bệnh là tử vong. Theo tính toán, tỉ lệ tử vong do nCoV là 1,8%, SARS là 10%, MERS-CoV là 34%. 80% các ca tử vong ở Vũ Hán là trên 60 tuổi...

Đến nay, giải trình tự gen virus cho thấy trên 90% giống với dơi nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi, do đó lây qua vật chủ nào thì chưa rõ. Dù vậy, có thể khẳng định không phải lây qua các con vật nhà nuôi như chó, mèo...

Nhận định của các chuyên gia cho biết đỉnh dịch tại Trung Quốc có thể rơi vào 7-10 ngày tới. Còn tại Việt Nam, vẫn còn quá sớm để đánh giá về đỉnh dịch, hiện chúng ta đang chuẩn bị các biện pháp phòng, chống tốt.

10 là số người tại Việt Nam mắc nCoV tính đến chiều 5-2. Trong đó, hai cha con người Trung Quốc (một người đã khỏi và xuất viện); năm công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán (một người đã khỏi và xuất viện); một công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với hai cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện); một công dân Mỹ đến Việt Nam, có quá cảnh tại Vũ Hán; một người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Tại cuộc gặp, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định người bị nhiễm virus Corona sau khi chữa khỏi sẽ không bị tái nhiễm. "Thời gian miễn dịch có thể kéo dài tới hai năm" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.

Theo ông Long, biện pháp để phòng bệnh tốt nhất là tránh đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc đám đông khi chưa biết rõ.

Ông Long cũng đề cập tới tình trạng khan hiếm khẩu trang bằng việc dẫn lại thông tin từ WHO cho thấy chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh khẩu trang y tế có lợi ích bảo vệ với những người không bị bệnh. Do vậy, khẩu trang không phải là "vị cứu nhân" mà chỉ là một phần mà thôi.

"Virus này rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, sợ môi trường thông thoáng khí. Cần phải mở cửa sổ phòng cho thông thoáng. Ở những điều kiện có nắng, gió, không nhất thiết phải dùng khẩu trang y tế" - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Ngoài những khuyến cáo được đưa ra trước đây (rửa tay với xà phòng, giữ ấm cơ thể...), ông Long lưu ý một điểm mới, đó là phải thường xuyên vệ sinh bề mặt vật dụng (lau rửa bàn ghế, sàn nhà...) bằng dung dịch, bởi "đây là điều ít người quan tâm".

Người chủ trì cuộc họp cũng rất nhiều lần nhấn mạnh người dân cần phải bình tĩnh, không nên quá lo ngại về dịch bệnh dẫn tới căng thẳng, hoang mang. Có nhiều thông tin trên mạng xã hội không chính xác như tích trữ vàng, tích trữ lương thực để đối phó dịch bệnh...

Cùng đề cập tới vấn đề khẩu trang, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Bộ Y tế sẽ có sơ đồ vẽ những đối tượng nào cần đeo, đeo loại nào và đeo ra sao.

Theo ông Phu, cách đeo khẩu trang đúng là không được sờ vào mặt trong hay mặt ngoài của khẩu trang, tránh virus có thể xâm nhập qua đường miệng hoặc mũi, chỉ có thể sờ vào quai. Trong lúc này, người khỏe mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang.

Tương tự, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng khẳng định không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng khẩu trang, người dân không nhất thiết phải mua khẩu trang bằng mọi giá. "Một ngày sử dụng 5-7 khẩu trang là rất lãng phí về kinh tế, gây mất cân bằng cung cầu" - vị đại diện nói.

Điều trị miễn phí cho người nhiễm virus nCoV

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết theo quy định của Luật Truyền nhiễm, bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ được miễn phí điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Với tình hình điều trị như hiện nay (3/10 ca nhiễm bệnh đã được chữa khỏi), ông Long hy vọng những ngày tới sẽ có thêm nhiều bệnh nhân được xuất viện.

Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra như: Mất bao lâu để hoàn thành xét nghiệm với virus Corona, làm sao để đẩy nhanh tốc độ, Việt Nam liệu có đảm bảo khả năng xét nghiệm khi số người nghi nghiễm tăng cao...?

Ông Long khẳng định phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus Corona được Việt Nam và toàn thế giới áp dụng hiện nay là Real-time PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Toàn bộ quy trình cần ít nhất là 5,5-8,9 giờ, bao gồm thời gian phá mẫu, chuẩn bị mẫu...

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định Việt Nam có đủ năng lực để thực hiện các xét nghiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm cho các địa phương, đặc biệt là nơi có các cửa khẩu.

TUYẾN PHAN - HÀ PHƯỢNG

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơVirus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ
08:19:31 07/01/2025
Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
07:32:55 08/01/2025
Các nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngàyCác nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngày
14:04:58 08/01/2025
Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025Chế độ ăn tốt nhất cho sức khỏe năm 2025
08:11:21 07/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước lá ổi hàng ngày?
14:00:42 08/01/2025
7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ7 lợi ích không ngờ khi bạn ăn hạt bí đỏ
08:07:50 07/01/2025
Người bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phátNgười bị đau dạ dày nhất định phải biết điều này để phòng ngừa cơn đau tái phát
08:38:28 07/01/2025
Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?Uống nhiều nước - lợi ích thực sự là gì?
06:19:57 08/01/2025

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Cô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xaCô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xa
20:41:37 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
20:41:34 08/01/2025
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
21:25:10 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025

Tin mới nhất

Phát hiện đáng lo về thứ gây ra 2,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm

Phát hiện đáng lo về thứ gây ra 2,2 triệu ca tiểu đường mỗi năm

17:27:43 08/01/2025
Hơn 48% trong số tất cả các ca tiểu đường mới ở Colombia là do tiêu thụ đồ uống có đường; trong khi tỉ lệ này ở Mexico là khoảng 1/3. Ở Nam Phi, 27,6% các ca tiểu đường mới và 14,6% các ca bệnh tim mạch là do tiêu thụ đồ uống có đường.
Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường

Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường

17:24:08 08/01/2025
Diễn biến cúm mùa hiện đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á, Trung Mỹ và Caribe, cũng như các khu vực ở châu Phi, với các loại và phân loại cúm mùa khác nhau tùy thuộc vào địa điểm.
Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

17:19:15 08/01/2025
Acid tartaric là một hóa chất tự nhiên có trong nho và các sản phẩm từ nho như rượu vang. Nó được bài tiết qua nước tiểu và có thể được đo để biết liệu một người có tiêu thụ rượu vang hoặc nho trong vòng 5-6 ngày qua hay không.
Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

Cách chế biến món ăn từ thịt dê thích hợp cho mùa đông

08:42:43 07/01/2025
Nguyên nhân do vào mùa đông, dương khí trong cơ thể con người tiềm tàng vào bên trong, vì thế cơ thể dễ xuất hiện các tình trạng tay chân lạnh, khí huyết lưu thông kém.
Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

Ăn nhiều trứng có gây hại cho tim?

08:32:19 07/01/2025
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng đáng kể đến mức cholesterol trong máu, vốn bị chi phối bởi yếu tố di truyền và các yếu tố dinh dưỡng khác.
Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

Thuốc tránh thai có làm giảm ham muốn?

08:15:03 07/01/2025
Do đó, khi dùng thuốc tránh thai và thấy bản thân bị giảm ham muốn, chị em nên thăm khám bác sĩ và thảo luận về việc chuyển sang dùng một loại thuốc tránh thai khác ít ảnh hưởng lên việc ức chế nội tiết tố.
Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

Nam thanh niên nhập viện vì nuốt xương heo khi ăn cháo

22:22:36 06/01/2025
Trong quá trình phẫu thuật kéo dài hơn một giờ, đội ngũ nhân viên y tế của các chuyên khoa Ngoại nhi cấp cứu bụng, Tai mũi họng, Gây mê hồi sức phối hợp lấy dị vật mà không làm tổn hại thêm đến thực quản.
Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

Tăng ca mắc bệnh sởi ở Khánh Hòa, bác sĩ khuyến cáo điều các gia đình cần nhớ

22:20:23 06/01/2025
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, bệnh sởi ở Khánh Hòa gia tăng mạnh vào mấy tháng gần đây. Từ đầu năm 2024 đến nay có hơn 600 trường hợp mắc bệnh sởi ở địa phương, không có ca tử vong.
Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

Trường hợp tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk

22:08:22 06/01/2025
Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tiến hành tư vấn cho người nhà bệnh nhân và truyền thông kiến thức phòng, chống bệnh dại cho gia đình và cộng đồng chung quanh.
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?

Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?

22:05:16 06/01/2025
Việc quên một liều thuốc có thể không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, nhưng việc quên liều thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ cao hơn.
Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

Trẻ có độ cận cao hơn gấp đôi số tuổi của mình!

21:57:41 06/01/2025
Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ đến vài tuần đầu sau sinh, quá trình này tiếp tục tiến triển rất nhanh để khi trẻ được sinh ra, các mạch máu võng mạc được hoàn chỉnh hoàn toàn.
Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

Nguy hiểm khi tháo túi ngực không đúng quy trình

21:50:29 06/01/2025
Với những trường hợp này không thể đặt túi ngực, bắt buộc bác sĩ phải phẫu thuật lại để xử lý sạch khoang đặt túi, cấy kháng sinh đồ, đặt dẫn lưu theo dõi và bơm rửa liên tục đến khi khoang ngực ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Ẩm thực

06:37:37 09/01/2025
Hãy cùng vào bếp và chuẩn bị món ngon này, để Tết thêm rộn ràng và tràn đầy yêu thương qua từng miếng thịt thơm ngon!
Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

Thế giới

06:28:48 09/01/2025
Tuy nhiên, EC bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ hơn với chính quyền mới tại Mỹ, hướng tới các mục tiêu chung và lợi ích chiến lược quan trọng.
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Phim châu á

06:18:21 09/01/2025
Mới đây, Disney+ đã nhá hàng những hình ảnh đầu tiên trong bộ phim đình đám Tempest. Trong loạt ảnh, cặp đôi diễn viên chính Kang Dong Won và Jun Ji Hyun khoe nhan sắc ấn tượng và khí chất ngút ngàn ở tuổi 43.
Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Phim việt

06:16:58 09/01/2025
Phim điện ảnh Đèn Âm Hồn là bộ phim mang màu sắc tâm linh với một số yếu tố rùng rợn sẽ ra mắt vào mùng 10 Tết Nguyên đán sắp tới.
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Hậu trường phim

06:15:14 09/01/2025
Cô từng là bông hồng lai đẹp nổi tiếng trong giới giải trí. Nhưng vì không thể kiểm soát được cân nặng nên danh tiếng giảm sút, ít lời mời đóng phim.
Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Nhạc việt

06:12:25 09/01/2025
Khổ quá thì về mẹ nuôi - bài hát vừa ra mắt của Noo Phước Thịnh đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả trẻ.
Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Sao âu mỹ

06:11:54 09/01/2025
Angelina Jolie và Salma Hayek, Kate Winslet đã có những màn tương tác vui vẻ khi gặp nhau tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2025 ở Los Angeles (Mỹ) vào cuối tuần qua.
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

Tv show

23:35:02 08/01/2025
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió tiết lộ kế hoạch trong năm 2025 sẽ tổ chức 2 show mới hoàn toàn.
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Sao việt

23:28:42 08/01/2025
MC Thanh Mai tận hưởng cuộc sống bình yên, sung túc nhờ thành công trong công việc kinh doanh. Ở tuổi 52, người đẹp vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Netizen

22:53:20 08/01/2025
Theo CNN, ngày 3/1 vừa qua, một phụ nữ 22 tuổi người Tây Ban Nha, Blanca Ojanguren Garcia, đã phải nhập viện ở đảo Yao, Thái Lan khi đang tắm cho một con voi tại Trung tâm bảo tồn voi.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lạ vui

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.