Đọc xong bản di chúc của bố mà tôi cay đắng khóc thầm trong lòng
Khi còn sống, bố mẹ đồng ý để lại nhà đất cho con gái. Vậy mà, bây giờ bản di chúc lại ghi tên em trai tôi.
Ảnh minh họa
Ngày còn trẻ, tôi đi lao động nước ngoài, kiếm được bao nhiêu tiền gửi về cho bố mẹ hết. Khi hết thời hạn làm việc, tôi về nước và biết được bố mẹ đã dùng hết tiền của tôi gửi về mua đất xây nhà.
Tôi buồn lắm, trách bố mẹ không hỏi ý kiến của con gái. Bố bảo sau này bố mẹ khuất, nhà này thuộc về tôi, có mất đi đâu mà tôi giận hờn. Với lại số tiền bố mẹ bỏ ra nuôi dưỡng cho tôi ăn học thành người và tiền đi lao động nước ngoài còn lớn hơn số tiền mà tôi gửi về. Bố mẹ không tính toán thì thôi, sao tôi phải tính chi li làm gì. Tất cả những lời bố nói là đúng, tôi không thể cãi được.
Vậy là những năm làm việc nơi xứ người tôi trắng tay, tôi ra thành phố bắt đầu làm lại từ đầu. Vài năm sau đó, tôi lấy chồng và thuê phòng trọ sống. Cuộc sống của gia đình tôi khó khăn đủ bề. Công ty của chồng ít việc, thời gian nghỉ nhiều hơn đi làm nên lương chẳng được bao nhiêu. Vô tình, tôi trở thành người gánh vác kinh tế chính trong gia đình.
1 tuần trước, bố tôi mất sau đúng 1 năm mẹ tôi qua đời. Nỗi đau cũ chưa nguôi ngoai, nỗi đau mới đã ập tới. Sau này chỉ còn hai chị em tôi nương tựa vào nhau.
Video đang HOT
Sau đám tang của bố, chị em tôi thu dọn đồ đạc của bố mang bỏ đi. Em trai tôi bất ngờ tìm được bản di chúc của bố được để cẩn thận trong chiếc hộp đặt ở góc tủ. Lúc có mặt đông đủ mọi người, em tôi công khai di chúc.
Từng lời trong di chúc của bố để lại làm tôi đau nhói nhưng không dám nói ra sự thật. Bố tôi để lại toàn bộ đất và ngôi nhà cho vợ chồng em trai tôi. Còn đứa con gái làm việc cực khổ vất vả nơi xứ người kiếm từng đồng tiền gửi về cho bố mua đất làm nhà thì chẳng được gì.
Nếu bây giờ tôi nói chuyện tiền mua đất và nhà là do tôi bỏ ra hết, chắc chắn chị em sẽ xảy ra tranh chấp. Chồng tôi biết chuyện sẽ nghĩ thế nào về gia đình tôi? Lẽ nào, tôi phải thừa nhận ngôi nhà đó là của em trai để bảo vệ tình cảm chị em sao?
Con sơ sinh thường xuyên gãi đầu, nghe mẹ chồng nói 1 câu tôi liền giằng lấy đứa trẻ không cho bà bế nữa
Chị Trương cũng quyết định sẽ không bao giờ để mẹ chồng 1 mình chăm cháu.
Những người mẹ thuộc thế hệ trước thường đưa ra một số quan niệm dân gian khi chăm sóc trẻ nhỏ cho các thế hệ sau. Tuy nhiên không phải quan niệm nào cũng là đúng đắn. Thậm chí có những quan niệm mang đến sự nguy hiểm về tính mạng cho đứa nhỏ nên các mẹ cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi áp dụng.
Chị Trương (Hồ Bắc, Trung Quốc) mới hạ sinh con gái đầu lòng cách đây 3 tháng. Khoảng thời gian gần đây cô bé thường xuyên đưa tay lên đầu gãi ngứa và bày tỏ sự khó chịu. Thậm chí còn liên tục tự bứt tóc mình và khóc toáng lên. Mẹ chồng chị Trương mỗi lần nhìn thấy như thế đều nói:
- Có lẽ đứa trẻ bị ngứa da đầu vì lớp lông tơ đó. Bố nó ngày xưa cũng thế xong bà phải cạo hết lông tơ đi. Thật may dùng cách đó bố nó tóc ngày càng dài và rậm hơn, cũng hết ngứa.
Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Trương liền hỏi nhanh:
- Thế ý mẹ là sao?
- Ý tôi là chị nên cắt tóc tơ đi cho con để nó không ngứa mà tóc sau này cũng dày thêm. Tôi nói nhiều lần rồi mà chị không nghe để con bé cứ gãi ngứa suốt. Chị không cắt thì để tôi cắt.
Nghe xong câu nói đó của mẹ chồng, chị Trương liền giật mạnh cô con gái đang nằm trong tay bà nội và nói "Đó chỉ là lời đồn không có căn cứ. Mẹ không được tự ý cạo đầu cho cháu đâu nhé". Nói xong câu đó, chị Trương cũng bế con quay vào trong nhà và quyết định sẽ không bao giờ để bà nội ở cùng cháu một mình nữa vì chị lo rằng người bà sẽ tự quyền làm mà không hỏi ý kiến của chị.
Chị Trương nhớ rằng bản thân đã học được kiến thức liên quan ở đâu đó, đặc biệt tóc dày hay mỏng là do sự di truyền lớn chứ không phải do cạo tóc tơ. Do đó chị nhất quyết không cho mẹ chồng cạo tóc tơ của con gái.
Quan điểm "cạo tóc máu cho trẻ sơ sinh để sau này tóc bé rậm rạp, dày hơn" là không có cơ sở khoa học, mức độ mỏng của tóc được quyết định bởi số lượng nang lông trên da, số lượng nang lông của trẻ được cố định từ lúc mới sinh lông sẽ không mọc nhiều do cạo lông tơ, mà có thể bị giảm bớt do thiếu dinh dưỡng.
Hơn nữa, làn da của trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, việc cạo da đầu của trẻ sẽ làm mất đi lớp bảo vệ ban đầu, dễ làm tổn thương các nang tóc, khiến tóc tạm thời ngừng mọc. Cho dù mẹ muốn cạo lông tơ cho trẻ thì cũng phải chú ý đến việc bảo vệ các bộ phận này.
Ngoài ra trẻ thường xuyên gãi đầu có thể là khó chịu, bứt rứt trong người chứ không chỉ riêng đầu, cha mẹ nên kiểm tra cơ thể bé. Bên cạnh đó kiểm tra phần da đầu của bé có đang bị tổn thương, mọc mụn... hay không. Hoặc rất có thể bé bị lạnh hay bị nóng phần đầu. Nếu đã kiểm tra hết nhưng vẫn không thay đổi thói quen của trẻ thì hãy kiểm tra một lần nữa bởi sự tư vấn của bác sĩ.
Mẹo nuôi tóc cho con dày và mượt
Các mẹ thường sợ con lạnh nên hay cho bé gội đầu với nước nóng. Nước nóng quá già sẽ khiến tóc bé bị khô và mất lớp dầu bảo vệ trên tóc. Nhất là trong tiết trời mùa hè oi bức, mẹ chỉ nên chọn nước ấm hơn nhiệt độ cơ thể bé một chút để gội đầu là được.
Để duy trì mái tóc suôn mượt, mềm mại, mỗi khi gội đầu cho con, trước khi xả tóc các mẹ cho một ít dầu dừa xoa bóp nhẹ lên tóc con rồi mới xả. Dầu dừa có tác dụng làm tóc bóng đẹp, dày dặn và cực kì khỏe mạnh, ít bị rụng. Mẹ cũng có thể dùng 1/3 lon bia để gội đầu và mát xa cho bé, sau đó rửa lại bằng nước sạch, làm 1 lần 1 tuần. Hàm lượng lớn protein cũng như độ pH rất thấp trong bia rất có lợi cho mái tóc, cung cấp và bổ sung dưỡng chất làm tóc bé mềm mượt hơn đáng kể.
Các anh chị vừa rời đi, mẹ chồng dúi vào tay tôi 70 triệu Năm vừa rồi, chồng tôi làm ăn thua lỗ và phải đi lao động nước ngoài để trả nợ. Hiện nay số tiền nợ của chúng tôi còn rất lớn, chẳng biết khi hết thời hạn hợp đồng xuất khẩu có thể trả hết không. Ảnh minh hoạ Sau khi bán nhà trả nợ, mẹ con tôi về sống chung với bố mẹ...