Đọc xong bài này, bạn sẽ phải đi mua ngay 1 chai dầu dừa để trong phòng tắm vì vô số công dụng tuyệt vời của nó
Dầu dừa là một nguyên liệu làm đẹp quá quen thuộc. Thế nhưng nó vẫn không ngừng làm người ta ngạc nhiên vì quá nhiều tác dụng làm đẹp cũng như lợi ích với sức khỏe. Dầu dừa còn có lợi thế hơn các loại dầu nền khác bởi mùi hương thơm, quyến rũ, rất thích hợp dùng cho cơ thể mà không lo vấn đề mùi.
1. Thay thế kem dưỡng ẩm
Đây là công dụng phổ biến nhất của dầu dừa. Thoa dầu dừa lên da sau khi tắm, lúc da bạn còn ẩm, sẽ làm giảm sẹo thâm và trẻ hóa da. Ban đầu bạn có thể cảm thấy hơi bóng nhờn nhưng dầu dừa sẽ nhanh chóng thấm vào da sau đó. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa như một loại dầu nền và pha thêm các loại dầu hay tinh dầu khác. Tuy nhiên vì mùi của dầu dừa khá nặng, nó sẽ lấn át các loại tinh dầu.
Dầu dừa cũng có thể được sử dụng cho mặt để kéo khỏi bụi bẩn và bã nhờn làm tắc lỗ chân lông. Hãy bắt đầu với 1 lượng nhỏ, thoa lên toàn bộ khuôn mặt, thậm chí cả môi nếu bạn bị khô và nứt môi.
Và đừng quên bạn có thể sử dụng dầu dừa như body lotion để thoa toàn thân mỗi tối.
2. Súc miệng
Súc miệng với dầu dừa là cách để làm sạch vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn chỉ cần lấy khoảng 30ml dầu dừa, súc miệng mỗi sáng, trước khi ăn bất cứ thứ gì.
Khi ngậm dầu, đảo quanh miệng trong vòng 10 đến 20 phút rồi nhổ. Sau đó, đánh răng với kem đánh răng như bình thường.
Bạn có thể thên một vài giọt tinh dầu vào dầu dừa để tăng cường tính kháng khuẩn và kháng virus ví dụ như bạch đàn, bạc hà, hương thảo hoặc đinh hương.
3. Dưỡng tóc
Dầu dừa có thể được sử dụng để làm đẹp cho mái tóc. Nó ngăn chặn tình trạng giảm protein, nguyên nhân gây ra tóc hư hỏng, gãy rụng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Mỹ so sánh công dụng của dầu dừa với dầu khoáng và dầu hướng dương. Các thí nghiệm cho thấy dầu dừa tốt hơn rất nhiều so với 2 loại dầu còn lại.
Video đang HOT
Để tránh làm tóc bị bết nhờn, bạn nên dùng dầu dừa trước khi gội đầu.
Lấy 1 chén dầu dừa, thoa đều lên tóc và da đầu từ gốc đến ngọn, để yên 10-15 phút rồi gội sạch như bình thường.
4. Cạo lông chân
Khi cạo lông chân, hãy thoa dầu dừa lên da sau đó mới cạo, lông và da sẽ mềm hơn. Khi đó, việc cạo lông chân sẽ dễ dàng và không làm kích ứng da.
5. Trị nấm móng chân móng tay
Nhiều người bị nấm móng đã đi điều trị tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc nhưng vấn đề nấm móng không chấm dứt. Thay vào đó, hãy dùng dầu dừa. Các axit béo tự nhiên trong dầu dừa sẽ len lỏi vào màng tế bào của nấm và làm tan rã nó. Cách làm vô cùng đơn giản, hãy bôi dầu dừa lên móng sau đó đi găng tay hoặc tất để qua đêm. Lặp lại mỗi ngày để có kết quả thấy được sau 1 tuần.
6. Tẩy trang
Dầu dừa giúp loại bỏ lớp trang điểm rất nhanh chóng và an toàn. Bạn chỉ cần thoa đều dầu dừa lên mặt, massage kỹ rồi rửa lại với nước. Da mặt bạn sẽ vừa sạch lớp trang điểm vừa mềm mại.
Theo phunugiadinh
Mùa hè, viêm họng nhiều cơ hội tái phát
Để phòng bệnh viêm họng, có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
Viêm amidan mạn tính cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính. Ảnh: windwisdom.net
Tại sao hay bị viêm họng?
Có rất nhiều nguyên nhân thuận lợi dẫn đến viêm họng như:
- Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm mũi mạn tính, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lympho ở thành họng.
- Viêm amidan mạn tính và nhiễm khuẩn răng lợi cũng là nguyên nhân gây viêm họng mạn tính và gây nên thường xuyên đau họng.
- Do thở bằng miệng: Không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ làm nhiễm khuẩn họng.
Nguyên nhân thở bằng miệng thường là:
Tắc mũi: Do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi.
Tắc ở vùng vòm họng: Do u vòm hoặc VA quá phát. Do vẩu răng, làm môi khép không kín. Do thói quen thở bằng mồm không rõ nguyên nhân.
- Do ô nhiễm môi trường: Khói thuốc lá, môi trường bẩn hoặc các chất kích thích của khói công nghiệp cũng gây viêm họng mạn tính.
Nhận biết dễ hay khó?
Y học chia bệnh viêm họng mạn tính thành 4 thể:
- Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.
- Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.
- Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dãy gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là "trụ giả". Thể này gọi là viêm họng hạt.
- Viêm họng teo: Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Viêm họng teo thường là viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già hoặc ở những người trĩ mũi.
Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi.
Phòng bệnh viêm họng như thế nào?
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Cách này sẽ giúp bạn tiêu diệt được các vi khuẩn trong miệng gây đau họng.
- Ngậm một miếng đường phèn.
- Uống nước trà hoa cúc ấm. Cách dùng là lấy một thìa lá hoa cúc phơi khô bỏ vào ấm nước và rót nước sôi vào. Ngâm khoảng 5 phút và uống dần trong ngày sẽ giúp bạn giảm đau họng khá tốt.
- Hít sâu bằng mũi và thở ra bằng mồm nhiều lần. Bài tập kéo dài từ 5-10 phút sẽ giúp bạn vừa cải thiện được đau họng vừa cải thiện được căng thẳng.
- Lấy lọ dầu tinh chế, nhỏ khoảng 10 giọt vào trong 30mm nước và xoa vào nách nhiều lần trong ngày cũng là một cách điều trị tốt.
- Vỏ xoài cũng có khả năng chống bệnh đau họng rất tốt. Cách làm là lấy khoảng 10ml nước vỏ xoài trộn với 125 - 150ml nước để súc miệng.
- Dùng thuốc giảm đau chống đau họng có chứa acetaminophen (thuốc có bán là Tylenol,...) hoặc có chứa ibuprofen (thuốc bán trên thị trường hiện nay là Advil, Motrin,...).
- Đeo khẩu trang để ngăn ngừa khi bạn hít phải không khí ẩm ướt.
- Khi bị đau họng thì không uống rượu bia và không hút thuốc.
Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)
Theo tuoitre.vn
Tác dụng khi rắc vài hạt muối vào quả chanh rồi đặt ở đầu giường trước khi ngủ Chanh rất có lợi trong việc chữa bệnh, làm đẹp, gia vị...nhưng ngoài ra với khi rắc muối vào chanh rồi đặt đầu giường ngủ còn có tác dụng mà ít ai ngờ đến. Đem lại nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể Nguồn năng lượng tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, các mối quan hệ và sức...