Đọc vị tứ đức công – dung – ngôn – hạnh của đàn bà thời nay
Tứ đức của đàn bà là CÔNG – DUNG – NGÔN – HẠNH. Nhưng đàn bà thời nay rất ít người hiểu đầy đủ bốn chữ đó, thực hiện được bốn chữ này còn ít hơn.
Về chữ CÔNG (Nữ công gia chánh). Nữ công trước hết là việc bếp núc. Có lẽ ngày xưa thực phẩm không nhiều lắm, phương tiện làm bếp không hiện đại nên người đàn bà giỏi kỹ thuật làm bếp hơn. Đàn bà ngày nay rất thích các món ăn chế biến sẵn, đến cả gia vị ướp thực phẩm cũng được đóng gói sẵn. Nhưng đó là những món ăn chế biến chung cho mọi người, song lại không có chồng chung cho tất cả mọi người. Chồng là rất riêng, với khẩu vị, sở thích ăn uống riêng mà các món ăn chế biến sẵn không đáp ứng được.
Nếu các món chế biến sẵn ở siêu thị và những món chín bán ở chợ có thể lo được bữa cơm ngon miệng cho chồng bạn thì đàn ông còn phải cưới vợ làm gì. Đàn ông thời nay đọc thấy món cá rô đốt muối và món búp khoai kho tương trong sách, vừa đọc vừa nuốt nước bọt vì vợ họ không biết làm những món này. Phụ nữ ngày xưa ai cũng biết làm những món ăn quê kiểng mà bây giờ đã trở thành đặc sản, dù rất rẻ tiền. Người ở quê mang búp khoai ra Hà Nội bán cho các bà già. Gái tân thời ngày nay ít người biết đó là thứ rau gì và xào nấu nó như thế nào.
Không nắm được nghệ thuật làm bếp, nhiều người phụ nữ thời nay không có năng lực tổ chức bữa cơm cuối ngày và đó là một mất mát lớn trong đời sống gia đình. Có một nhà tâm lý học đã viết rằng không có bữa cơm cuối ngày đồng nghĩa với không có gia đình. Các ông chồng bây giờ cuối ngày rủ bạn bè đi bù khú ở quán bia, không nhớ bữa cơm cuối ngày ở nhà, vì tụ họp với bạn bè vui hơn, ăn ở nhà hàng cũng ngon hơn. Nếu chồng bạn thích ăn ở nhà hàng hơn ở nhà thì bạn có lỗi trong việc này.
Phụ nữ ngày nay không biết hát ru. Khi con khóc thì vỗ khẽ vào mông con và bảo: “Nín đi! Khóc lắm thế!” Hội phụ nữ TPHCM có sáng kiến mở lớp dạy hát ru cho những người sắp làm mẹ. Đây là một sáng kiến tuyệt vời. Băng đĩa các bài hát ru rất hay nhưng vẫn không thể thay thế được lời ru của mẹ, vì trong băng đĩa chỉ có tiếng hát chứ không có sự ấm áp của trái tim người mẹ khi ấp con vào lồng ngực và hát ru. Văn hóa dân tộc thấm vào tâm hồn con trẻ qua tiếng à ơi của mẹ chứ không phải qua băng đĩa điện tử.
Về chữ DUNG (Nhan sắc). Phụ nữ ngày nay biết làm đẹp hơn phụ nữ ngày xưa. Họ cao ráo nhờ guốc dép, trắng đẹp nhờ mỹ phẩm, lộng lẫy nhờ thời trang, đường nét rất chuẩn nhờ dao kéo. Nhưng phụ nữ bây giờ làm đẹp chủ yếu cho thiên hạ ngắm. Trước khi ra khỏi nhà thì trang điểm rất cầu kỳ, về đến nhà thì tiện gì mặc nấy, cứ như chồng họ là người khiếm thị vậy. Phụ nữ có trăm cách làm đẹp nhưng chỉ có một cách làm duyên là ít nói nhưng rất nhiều người lại không biết điều đó.
Phụ nữ ngày xưa đi làm thì mặc áo vá, áo cũ, về nhà thì mặc áo mới, tươm tất sạch sẽ. Đó là thứ dung nhan hướng nội, vì chồng vì con chứ không phải là dung nhan hướng ngoại, vì thiên hạ. Chữ dung ngày xưa cũng khác ngày nay. Phụ nữ ngày xưa coi tốt gỗ hơn tốt nước sơn, còn phụ nữ bây giờ trước hết lo nước sơn thật hào nhoáng còn gỗ thế nào thì về sau mới biết. Vì thế, đàn ông bây giờ coi đàn bà như vé số bóc, phải bóc ra mới biết trúng hay trượt.
Về chữ NGÔN (Lời nói). Không phải vô cớ mà người xưa đặt chữ Ngôn trước cả chữ Hạnh. Lời nói không bao giờ chỉ là lời nói mà là lời âu yếm, là tiếng thét, lời nguyền rủa, tuy phát ra từ thanh đới nhưng ẩn chứa tâm hồn và trí tuệ con người. Nghe hai người yêu nhau trò chuyện ta thấy ngọt ngào và dịu dàng làm sao. Ngược lại, nghe hai người đang đấu khẩu ta thấy trong giọng nói của họ có thép, có lửa và tiếng nói nghe như tiếng đạn bắn.
Video đang HOT
Nghe đàn bà nói người ta đọc được rất nhiều điều. Người hay nói to, giọng lúc nào cũng bô lô ba la, ấy là người nông nổi tuệch toạc, ruột để ngoài da rất dễ tự bằng lòng, sống đơn giản, việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình không nề nếp, đến bữa cơm cho chồng con cũng lo chẳng ra gì. Đây là loại người nông nổi nhất, dễ mắc bẫy nhất, dễ sa ngã nhất.
Người giọng nói rin rít như tiếng xé vải, ấy là người “cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi”, tính cực đoan quyết liệt, ghét ai thì xúc đất đổ đi, yêu ai thì củ ấu gai cũng tròn, song rất biết vun đắp cho gia đình và là người vợ chung thủy. Người này được thừa kế tính nghiêm khắc của mẹ nên khi vào đời không mắc lỗi cẩu thả. Tính cẩu thả là một tai họa, làm việc gì cũng không tỉ mỉ cẩn thận nên hay bị sai sót, đến lấy vợ lấy chồng cũng cẩu thả và vì thế mà gia đình chẳng ra gì.
Người có giọng nói nhỏ nhẹ, ấm áp mà trong trẻo, ấy là người sâu sắc tế nhị, là người đàn bà vượng phu ích tử. Các nhà doanh nghiệp rất tin dùng họ, nhất là dùng làm cán bộ tiếp thị. Song đây cũng là người nhớ lâu thù dai.
Người chưa nói đã toét miệng cười, “vô duyên chưa nói đã cười” là người lả lơi dễ tính, con cái sinh ra có khi không biết bố đích thực của chúng là ai. Phụ nữ ngày xưa rất coi trọng miệng cười cắn chỉ, tức là không hở răng hở lợi, chỉ mỉm cười thôi. Những gia đình có nề nếp, con gái cười to, nói to bị mẹ mắng ngay, rèn luyện mãi thì trở thành nếp sinh hoạt đoan trang, hiền thục.
Người có giọng nói mềm, nũng nịu, uốn éo nếu không phải là con một, con hiếm thì cũng là con út trong nhà. Vì được chiều từ trong trứng nên giọng nói mới mềm và nũng nịu như thế. Các nhà tuyển dụng lao động không thích nhận những người có giọng nói này vì họ không có can đảm vượt khó, gặp khó khăn là ngại. Đàn ông thông minh cũng không lấy người có giọng nói này, vì khó chiều, lại nhiều nước mắt.
Chị cả trong gia đình có giọng nói cứng cỏi, chắc chắn, tự tin. Khi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về những người có giọng nói này vì họ đã từng quen lo toan, từng quen nhường nhịn. Các bà mẹ chồng chọn con dâu trưởng cũng thích những người có giọng nói này.
Về chữ HẠNH ( Hạnh kiểm đạo đức). Đây là cái gốc của con người. Hạnh kiểm của người đàn bà ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, vì mẹ là người thầy đầu tiên của các con. Các chàng rể tương lai nhìn mẹ vợ biết vợ mình sẽ là người thế nào. Hạnh kiểm là cái mà con người không thể che giấu được. Mũi lệch, đi thẩm mỹ viện sẽ thẳng lại ngay nhưng tính tình lệch lạc thì khó sửa cho thẳng lại.
Người đàn bà có hạnh kiểm tốt là người luôn dịu dàng. Đó là người mềm và mạnh. Với sự dịu dàng của đàn bà bản năng che chở của đàn ông sẽ trỗi dậy mạnh mẽ và việc gì vợ chồng họ cũng có thể vượt qua. Dịu dàng là sức mạnh của phái đẹp. Khi đàn bà tỏ ra đanh đá, cứng cỏi là họ đang tự tước bỏ sức mạnh của mình.
Hạnh kiểm của người đàn bà thể hiện rất rõ trong việc họ đối xử với bạn của chồng. Biết quý bạn của chồng là người vợ có hạnh kiểm tốt. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Đàn ông không làm ăn với vợ mà làm ăn với bạn. Bằng cách biết quý bạn của chồng người đàn bà có thể làm cho việc làm ăn của chồng được tốt hơn.
Hạnh kiểm của đàn bà biểu hiện ở sự biết tôn trọng gia đình nhà chồng. “ Chó dữ mất láng giềng, vợ dữ mất anh em”. Người xưa nói như vậy mà các ông chồng thì có thể chịu mất vợ chứ không chịu mất anh em.
Hạnh kiểm của người đàn bà biểu hiện nhiều nhất trong cách ăn ở với chồng. Đàn ông thời nay sau khi cưới vợ thường tự nhận mình là ôsin cao cấp nhưng là một ôsin đặc biệt, hay tự ái và dễ nổi khùng. Và lúc đó bà chủ chỉ bé bằng cái đinh rỉ. Các ông chồng thời nay đôi khi giống một khách trọ tốt bụng, 3/4 thời gian trong ngày dành cho công việc, bạn bè, tối về nhà trọ, ngủ qua đêm, sáng ra lại đi mút mùa.
Trong trường hợp này người vợ đức hạnh biết hy sinh, biết tổ chức cái nhà trọ của mình thật ấm cúng, dễ chịu để ông khách trọ không thể nào quên được. Nếu để ông khách này đi nghỉ ở quán khác thì hỏng to, vì đây là ông khách trọ rất đặc biệt, luôn đưa phần lớn số tiền kiếm được cho bà chủ cất giữ.
Đôi khi các ông chồng thời nay coi mình là người tù chung thân, nhưng đây là gã tù nhân không chịu cải tạo. Các bà vợ đừng phí công bắt họ khắc phục thói quen này, từ bỏ cá tính kia, bởi cá tính và thói quen rất khó sửa. Vả lại gã tù nhân này biết rằng có cải tạo tốt đến mấy cũng không có hy vọng được đặc xá, không chịu cải tạo khả năng được đặc xá còn nhiều hơn. Người vợ đức hạnh không nhào nặn chồng theo ý mình mà tìm cách thích ứng dần với cá tính của chồng. Biết làm cho chồng yêu quý, tôn trọng mình tốt hơn làm cho chồng sợ mình.
Theo TTTĐ
Đàn bà thời này có 'dại' mới hy sinh đến mức quên mình?
Chị muốn tôi hiểu rằng đàn bà chỉ có dại mới hy sinh đến quên mình. Vì đàn ông đến cuối cùng vẫn chẳng đủ trân trọng và bao dung với quá nhiều hy sinh của đàn bà
Lúc anh dẫn chị về nhà, tôi đã tỏ vẻ không thích. Vì so với anh, chị chẳng có gì là xứng đôi vừa lứa. Và chắc cũng vì tôi có phần ích kỉ trong tình cảm gia đình. Anh vốn dĩ rất cưng chiều tôi. Tôi không muốn người phụ nữ nào xen vào tình cảm anh em của tôi và anh trai mình. Tôi thừa nhận rằng mình đã rất trẻ con. Chị biết điều đó trước khi tôi tự nhận thức được. Đó chị luôn rất nhân nhượng với những hành xử chẳng mấy hay ho của tôi. Ngay cả khi chị trở thành chị dâu chính thức của tôi, chị vẫn luôn yêu thương tôi một cách rất giản dị và chân thành.
Tôi còn nhớ, thuở đó anh và chị đã có nhà ở thành phố, cuộc sống cũng chỉ vừa đủ cho hai vợ chồng. Một năm sau ngày cưới của anh chị thì tôi đậu đại học. Tôi muốn vào ký túc xá của trường để tiện cho việc học, cũng không muốn làm phiền cuộc sống của anh trai. Nhưng chị cứ nằng nặc muốn tôi về ở cùng. Ba mẹ tôi sợ tôi cực khổ khi sống một mình nên cũng nhất quyết bắt tôi về sống với hai anh chị. Thế là dù không muốn, tôi vẫn trở thành một thành viên bất đắc dĩ trong tổ ấm nhỏ bé của anh trai mình. Những tháng ngày đó, cả cuộc đời chắc tôi cũng không thể quên được
Tôi lên học được khoảng một năm thì ba tôi đổ bệnh nặng. Cả nhà có bao nhiêu đất đai ruộng vườn gì đều bán hết sạch để chạy chữa cho ba tôi. Anh tôi khi đó cũng bù đầu với những việc làm thêm anh gắng thu xếp để xoay tiền. Chị cũng bắt đầu tăng ca, nhận thêm việc ở nhà. Thời gian đó, chị là người lo toan hết mọi chi phí học hành cho tôi. Chị cũng về quê thăm ba mẹ tôi hàng tuần, dù công việc có cực thế nào
Gia đình tôi dần cũng vượt qua thời gian khó khăn. Chị dâu tôi ngày một gầy gò và héo úa hơn. Chị có thai nhưng cũng không được mập mạp như người khác. Tôi vốn không đủ nhạy cảm để nhận ra điều đau lòng sau đó. Chính là anh trai tôi ngoại tình. Chị vẫn luôn vui vẻ và dịu dàng trước mặt tôi, một lòng hy sinh cho gia đình..
Có nhiều hôm, ba mẹ tôi lên khám bệnh vài ngày, cũng chỉ có chị là người chăm lo cho ông bà. Bao nhiêu chuyện trong dòng họ, gia đình, quần áo, từng đôi giày chiếc vớ của anh chị đều lo chu toàn. Chị ngày một giản dị đến mức khó coi, còn anh lại bảnh bao trong giàu sang. Anh trai tôi như đã bị chính cuộc sống đầy cám dỗ cuốn đi tự lúc nào. Anh trở nên cộc cằn và khó chịu vô cùng.
Ngày chị tôi sinh đứa con thứ hai, anh tôi không vào viện. Chỉ có tôi bên chị trong giờ phút sinh tử ấy mà thôi. Tôi gọi cho anh, lại nghe tiếng đàn bà léo nhéo bên tai. Vậy mà chị vẫn chưa một lần trách anh. Là như nhược hay hiền lành, là cam chịu hay bất chấp, tôi vẫn không thể định nghĩa được. Tôi chỉ biết rằng, tôi thương chị, thương cho phận đàn bà cứ mải miết hy sinh quên mình như thế.
Ảnh: Internet
Tôi đứng giữa tình thương anh trai và người chị dâu đầy vết thương của mình. Tôi trách anh quá tệ nhưng lại chẳng thể giúp chị bớt những cơ cực. Chỉ đến một ngày, nhân tình của anh tìm đến nhà chị, cô ta thẳng thừng tát đứa cháu bé nhỏ của tôi. Đó là lần đầu tiên tôi thấy chị lao đến đánh một người, như con mèo từng hiền lành trở nên điên cuồng cào xé kẻ thù. Sau hôm đó, chị quyết định ly hôn. Tôi hiểu chị có thể nhân nhượng anh nhiều như thế là vì chị muốn con mình có thể sống hạnh phúc hơn khi có cha. Và chị muốn ly hôn cũng là vì muốn bảo vệ con khỏi nhân tình của anh.
Những ngày tháng sau đó chẳng mấy dễ dàng cho chị khi một mình chăm hai cháu. Dù tôi và gia đình cũng đã giúp chị rất nhiều. Vì tôi và ba mẹ hiểu chị là một người đàn bà quá tốt để tiếp tục ở bên anh trai tôi. Rồi chị cũng đủ mạnh mẽ để làm lại từ đầu. Một ngày kia, tôi nghe tin chị lấy chồng. Anh trai tôi gục đầu như kẻ bại trận. Tôi biết, sẽ không chỉ đêm đó mà rất lâu sau này anh sẽ là người phải sống trong hối hận cả đời.
Tôi gặp chị trước ngày chị lên xe hoa. Chị xinh đẹp và rạng ngời hơn rất nhiều khi còn ở bên anh tôi. Chị bảo rằng lần đầu tiên sau gần 10 năm chung sống với anh tôi, chị muốn hạnh phúc. Chị không còn muốn hy sinh, không còn muốn cho đi quá nhiều nữa. Chị muốn tôi hiểu rằng đàn bà chỉ có dại mới hy sinh đến quên mình. Vì đàn ông đến cuối cùng vẫn chẳng đủ trân trọng và bao dung với quá nhiều hy sinh của đàn bà. Đàn bà, có thế nào, cũng phải thương mình nhiều hơn thì mới có thể mong hạnh phúc được.
Tôi nhìn dáng chị rời đi, lòng lại thấy nhẹ nhàng đến lạ. Chị à, nhất định chị phải hạnh phúc nhé...
Theo GĐVN
Những tính cách của vợ khiến chồng cưng chiều hơn một bà hoàng Vì thế, bất kỳ người đàn ông nào cũng dễ gục ngã trước một người phụ nữ linh hoạt, giỏi giang trong việc định hướng cho chồng. Khi yêu người đàn ông thường yêu bằng mắt và lựa chọn những phụ nữ có hình thức đẹp, dáng chuẩn. Nhưng khi cưới rồi, người đàn ông "bỗng dưng" thực tế hơn. Họ mê mệt...