‘Đọc vị’ chiến thuật ‘ru ngủ’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Tuyên bố không dùng bạo lực để giải quyết vụ giàn khoan nhưng Trung Quốc vẫn chưa rút các tàu hải quân. Ý đồ thực sự của Trung Quốc là gì?
Trước những phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cùng dư luận quốc tế sau vụ giàn khoan, lãnh đạo Trung Quốc đã ra những tuyên bố tỏ ra “ôn hòa”.
Theo tin tức từ Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/5 tại Hội nghị củng cố lòng tin châu Á (CICA) ở Thượng Hải đã cam kết giải quyết một cách hòa bình các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Ông Tập nói: “Chúng ta cần đổi mới hợp tác an ninh và thiết lập cấu trúc hợp tác an ninh khu vực mới, trong đó hoàn toàn loại bỏ tâm lý chiến tranh lạnh lỗi thời”.
Trước đó, ngày 15/5 khi phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với nước ngoài ở Bắc Kinh, ông Tập cũng vỗ ngực tự xưng về hòa bình: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp”.
Đáng chú ý là mặc dù trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã không ít lần xâm lược lãnh thổ nước khác và thời cận đại nước Trung Quốc cũng đã xung đột biên giới với hầu hết láng giềng nhưng ông Tập vẫn không ngại ngần khẳng định: “Trong máu của người Trung Quốc không có gen xâm lược nước khác hay thống trị thế giới, cũng như không chấp nhận lập luận cho rằng một nước mạnh phải làm bá chủ … Người Trung Quốc mong muốn được sống trong hòa hợp với các dân tộc trên toàn thế giới trong tinh thần cùng nhau phát triển ôn hòa, cùng tìm kiếm, bảo vệ hòa bình, cũng như cùng nhau hưởng thái bình”.
Trong khi ông Tập rao giảng hòa bình ở Thượng Hải và Bắc Kinh thì trên Biển Đông, hàng ngày hàng giờ tàu và máy bay Trung Quốc vẫn gây hấn khiêu khích lực lượng chấp pháp Việt Nam quanh khu vực đặt giàn khoan trái phép.
Nhưng trong khi ông Tập Cận Bình lớn tiếng khoe về cái “gen hòa bình” của người Trung Quốc thì trên Biển Đông người nước ông, nhân viên nhà nước ông đang liên tiếp cư xử rất hiếu chiến.
Hôm 1/5 các tàu hải quân, hải giám cùng hàng chục tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc hộ tống một giàn khoan khổng lồ vào đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Các tàu Trung Quốc có máy bay chiến đấu trợ lực liên tục gây hấn, khiêu khích các tàu chấp pháp của Việt Nam khi lực lượng này ra thực thi pháp luật trên biển.
Người Trung Quốc cho tàu đâm thẳng vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. Thậm chí họ nhảy lên thuyền đánh đập các ngư dân tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam đang đánh bắt cá trong khu vực. Đó phải chăng là “gen hòa bình” của người Trung Quốc?
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang sử dụng một lối chơi nguy hiểm với Việt Nam. Tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết khi Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh thảo luận về việc giàn khoan, người Trung Quốc cũng tán đồng chủ trương không sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên trên thực địa, hàng ngày hàng giờ các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động gây hấn.
Các hoạt động đâm tàu, phun vòi rồng nhằm vào tàu Việt Nam vẫn được phía Trung Quốc thường xuyên tiến hành. Theo tin mới nhận, trong đêm 23/5 tàu Trung Quốc lại tiếp tục tấn công bằng vòi rồng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam khiến 2 kiểm ngư viên bị thương.
Một điểm nữa cần lưu ý là Trung Quốc cũng đang cố gắng xây dựng một liên minh an ninh trong khu vực. Tờ Japantimes của Nhật Bản hôm qua tố cáo Trung Quốc tìm cách xây dựng một liên minh an ninh ở khu vực thông qua Hội nghị xây dựng lòng tin châu Á (CICA) tổ chức ở Thượng Hải.
Tờ này cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị, ông Tập Cận Bình đã đề xuất hội nghị này nên trở thành một “Cuộc đối thoại an ninh và nền tảng hợp tác” và phải “thiết lập một cơ chế tham vấn quốc phòng”.
Tờ Japantimes đánh giá: “Đề nghị này là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xây dựng các nhóm của các chính phủ châu Á đang phát triển hoặc để bù đắp ảnh hưởng của các chính phủ phương Tây khác và Mỹ trong các vấn đề toàn cầu”.
Vụ việc giàn khoan không phải là cá biệt mà nằm trong logic một loạt kế hoạch để hiện thực mưu đồ độc chiếm Biển Đông mà Trung Quốc đã ôm ấp bấy lâu. Đó mới là mục đích thực sự của họ còn các phát ngôn ôn hòa chẳng qua chỉ để trấn an dư luận nhằm làm giảm sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các hành động của họ trên Biển Đông. Một khi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế giảm đi, Trung Quốc sẽ dễ chèn ép các nước nhỏ láng giềng để từng bước đạt mục đích.
Theo Ngươi đưa tin
Bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
150 tư liệu quý chứng minh lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đang được trưng bày tại TP HCM, thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan mỗi ngày.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" lần đầu được tổ chức tại Dinh Thống Nhất (TP HCM) đã thu hút hàng nghìn lượt người từ cụ già, các em thiếu nhi cho đến du khách quốc tế.
Điểm nhấn của đợt triển làm lần này là những tấm bản đồ cũ minh chứng lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam do ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) sưu tầm. Trong đó, có 4 quyển Atlas khổ lớn ông đã thu thập được ở "trời Tây".
Atlas "Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư Đồ" do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933.
Nhiều người lật từng trang của quyển Atlas do Trung Quốc phát hành.
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam trong quyển Atlas Trung Hoa Bưu Chính Dư Đồ.
Bên cạnh những bản đồ do Trung Quốc biên soạn, triển lãm cũng trưng bày những bản đồ in tại các nước phương Tây. Trong ảnh là bản đồ Trung Quốc do Liên Xô phát hành năm 1986.
Bản đồ Trung Quốc do Cục tình báo Trung ương Mỹ xuất bản năm 1979.
Bản đồ Đế chế Trung Hoa thể hiện phần lãnh thổ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, do Business Atlas, Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1904.
19 châu bản của Triều Nguyễn đề cập đến các vấn đề liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được trưng bày tại triển lãm.
An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Giám mục Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ và xuất bản trong cuốn từ điển Latinh An Nam năm 1938. Bản đồ vẽ theo phương pháp hiện đại chính xác và chú thích bằng 3 thứ tiếng (Hán - Latinh - Quốc ngữ). Bản đồ có vẻ cụm đảo nhỏ với dòng chữ Paracel Seu Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa).
Không chỉ người Việt Nam, nhiều du khách quốc tế cũng quan tâm đến cuộc triển lãm.
Hữu Công
Theo VNE
Gã đàn ông sát hại vợ rồi cố thủ trên nóc nhà Sau khi gây án, Chín trốn lên nóc nhà cố thủ, mặc cho người thân và lực lượng công an động viên thuyết phục. Khoảng 5h30 ngày 22/8, người dân thôn Anh Nhuệ, xã Văn Nhuệ, huyên Ân Thi, Hưng Yên nghe thấy tiếng kêu cứu phát ra từ ngôi nhà của vợ chồng Trương Văn Chín (SN 1962). Khi tới nơi, mọi...