Đọc văn lớp 1 con viết, phụ huynh than: “Vừa đọc vừa chửi” như bị sang chấn tâm lý
Người lớn khi đọc bài viết này cũng bị líu hết cả lưỡi trước hàng loạt từ ngữ khó đọc.
Học trò lớp 1 sau khi đọc thông, viết thạo sẽ được các giáo viên yêu cầu làm tập làm văn để rèn luyện vốn từ. Những đứa trẻ với trí tưởng tượng phong phú, đi kèm sự hồn nhiên nghĩ gì nói nấy đảm bảo khiến người lớn đọc xong cũng phải tủm tỉm cười vì quá đỗi dễ thương.
Mới đây, một bà mẹ đã lên mạng chia sẻ bài văn của con mình cùng lời trách móc: “ Đọc cho con viết xong bài này mà bị sang chấn tâm lý các bác ôi. Vừa đọc vừa chửi, lại còn quên cả chữ cái nữa cơ“.
Đính kèm là bài văn có tiêu đề: “ Đêm ở quê“
“ Đêm ở quê là êm ả. Ở thị xã, cả đêm ì ầm ô tô, xe lửa. Ở quê chỉ nghe gió thở, tre rì rầm, dế rỉ rả. Có chú bìm bịp nấp ở đám cở cứ íp bịp, íp bịp“.
(Ảnh: Hòa Lỳ)
Bài văn viết người lớn đọc xong cũng phải líu lưỡi khi dùng hàng loạt động từ mạnh cùng tính từ “ êm ả, íp bịp, rì rẩm, rỉ rả...”. Được biết, đây là bài tập đọc nằm trong sách Tiếng Việt giúp học trò lớp 1 nhanh quen mặt chữ và đọc nhanh hơn.
Nhiều cha mẹ cũng tỏ ra bất ngờ khi trẻ mới học đến nửa kỳ mà đã thông thạo mặt chữ, viết nét nào ra nét nấy, không hề sai chính tả. Có lẽ cô nhóc cũng được mẹ dạy trước một thời gian thì mới tiến bộ nhanh như vậy.
Rất nhiều bình luận khen ngợi đã để lại dưới bài viết ngộ nghĩnh này:
- “Hẳn là sang chấn luôn. May mà cô giáo lớp con mình rất tinh tế, cho các con viết đến hết chỗ ‘dế rỉ rả’ là dừng. Không là mẹ dễ bị hỏi kêu ‘íp bịp’ là như thế nào thì không biết miêu tả sao cho con dễ hiểu”.
- “Bé viết giỏi quá, chữ nào ra chữ nấy nhìn mà thích”.
- “Sao bạn giỏi thế nhỉ, mẹ đọc cho đã viết được rồi. Con mình tập viết được 1 hàng theo mẫu đã mừng lắm rồi”.
Dạy mãi con viết chữ mãi không được, bà mẹ bất lực bật khóc ngon lành khiến hội phụ huynh gật gù đồng cảm: Nỗi khổ không của riêng ai!
Người mẹ khóc vì dạy con học chữ "thất bại" vừa được chia sẻ đã ngay lập tức gây sốt trên mạng xã hội vì "đánh" vào nỗi đau khổ của những phụ huynh đang có con học lớp 1 năm nay.
Nếu bạn đang "vò đầu bứt tóc", "tự trói tay", "chui đầu vào tủ lạnh" mỗi khi dạy con học bài thì chắc sẽ hiểu được cảm giác của bà mẹ ở thị trấn Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc này. Theo chia sẻ của người bố, vợ của anh hướng dẫn con nhiều lần về việc tạo khoảng cách giữa các chữ cái nhưng không hiệu quả. Bất lực, cô bật khóc ngon lành, vừa khóc vừa tiếp tục hướng dẫn con làm bài tập tiếp.
Thiên Bảo, cậu con trai thấy mẹ khóc, cảm thấy tủi thân và cũng bắt đầu khóc theo. Anh Khương quyết định chia sẻ khoảnh khắc của hai mẹ con lên mạng xã hội.
Mẹ khóc con khóc khi học chữ, nỗi khổ không của riêng phụ huynh nào lúc này.
Sau một ngày đăng tải, câu chuyện "buồn" này nhận được hơn 1,7 triệu lượt thích và hàng trăm nghìn lượt bình luận. Nhiều người đồng cảm với người mẹ, bình luận động viên, an ủi cô.
Nhìn cảnh này có ai thấy mình trong đó không?
"Tôi từng ở trong hoàn cảnh này. Nhưng có con nhỏ đến tuổi đi học, tôi không thể bỏ cuộc", một người chia sẻ.
"Một năm nay tôi không dám dạy con, giao nhiệm vụ cho ba nó. Chỉ cần kèm con học 1h thôi thì hoặc là tôi phát điên", một bà mẹ khác đồng cảm.
"Ám ảnh" giờ dạy con học
Mới vào năm học, với nhiều đứa trẻ, gia đình lại căng thẳng khi giáo viên góp ý như con không theo kịp bạn, con viết xấu... Ngoài việc chê trực tiếp với bé, không ít giáo viên nhận xét qua tin nhắn, qua các nhóm chat chung với nhiều phụ huynh. Điều này đã trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người.
Ở nước ta, chương trình lớp 1 năm nay bị đánh giá có tốc độ nhanh, vượt quá sức tiếp nhận của trẻ. Vì thế, câu chuyện đồng hành cùng con lớp 1 cũng khiến các ông bố bà mẹ đau đầu. Con đã học hơn một tháng vẫn không thuộc được số đếm căn bản, dạy trước quên sau, chữ viết thì nguệch ngoạc... khiến nhiều phụ huynh căng thẳng, sợ con không theo kịp bạn.
Trên các diễn đàn, chủ đề kèm con học luôn rôm rả, bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười khi chia sẻ luôn nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ những vị phụ huynh khác.
Chị Minh Xuân có con học tại Trường tiểu học Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. HCM cho biết, chị luôn tự nhắc mình phải hít thở sâu, bình tĩnh khi dạy con học. Sáng đi làm chị còn tươi vui nghĩ như vậy, thế nhưng đến tối, khi kèm con viết chữ đúng ly, dòng là chị mất hết năng lượng, lại nổi điên với con. Mẹ la hét con sợ hãi, giờ học vì thế thành giờ "tra tấn" cả hai mẹ con. Hôm nay tự nhắc mình kiên nhẫn, ngày mai lại đâu vào đấy.
Hãy tôn trọng sự khác biệt của trẻ
Cô Bích Thúy, giáo viên có 10 năm kinh nghiệm dạy lớp 1 ở TP.HCM cho rằng, học sinh lớp 1 cần một thời gian để thích nghi với việc học vì các con vừa chuyển từ môi trường mẫu giáo qua, rất khó tập trung cũng như đi vào quy cũ, nền nếp. " Nếu mình quá áp đặt sẽ khiến bé sợ hãi và chán học. Ở nhà bố mẹ chỉ việc giúp con ôn lại nên tốt nhất hãy tìm một hình thức học nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi vì con có cả năm lớp 1 chỉ để học chữ, không cần phải gấp".
"Mỗi đứa trẻ có một tốc độ học khác nhau, không thể thấy bạn bên cạnh đọc viết 3,4 trang là nghĩ con mình kém cỏi. Bé vào lớp 1 chứ không phải học đại học, phụ huynh nên bình tĩnh lại, đừng gây áp lực lên các con. Đôi khi mọi người áp lực là vì mong muốn con phải học theo kịp yêu cầu của mình chứ không phải theo chương trình học của con", cô Thúy chia sẻ thêm.
Việc động viên, khen con cũng rất cần thiết, điều này giúp trẻ cảm thấy bản thân tiến bộ từng ngày khi việc học của mình được ghi nhận, trẻ vì thế sẽ hứng thú hơn. Khi thấy con bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc không muốn học nữa thì nên cho con nghỉ 10-15 phút để chơi trò chơi, đố vui các mặt chữ... thì con sẽ thoải mái hơn mà mình cũng không phải nổi nóng với con. Phụ huynh chỉ cần bình tĩnh, không nên nôn nóng vì cuối học kỳ của chương trình lớp 1 các con sẽ biết được các mặt chữ, đọc và làm các tính toán cơ bản.
Chứng kiến nhóm học sinh lớp 5 bình luận về "dấu vết yêu" của phụ huynh, cha mẹ choáng váng thốt lên "trẻ con giờ lớn hơn chúng ta tưởng" Đọc lời lẽ của những đứa trẻ lớp 5 đang thi nhau bàn luận rôm rả về 1 vấn đề khá nhạy cảm, nhiều cha mẹ đã sốc nặng vì đây là điều họ không thể ngờ tới... Giật mình với topic bàn luận chuyện nhạy cảm trong nhóm chat lớp 5 Trong một hội nhóm của cha mẹ trao đổi về cách...