ĐỘC VÀ LẠ: Dàn sứ “chân dài” miên man… không đụng hàng ở Đồng Tháp
Trong chuyến đi Thái Lan, anh Phong mê mẩn trước những chậu sứ “chân dài” miên man và bộ rễ độc đáo. Anh quyết định dành dụm tiền, mua giống về ươm, khổ công “kéo chân” sứ hết năm này qua năm khác. Cuối cùng anh đã thành công và là người tiên phong ở Việt Nam làm sứ “chân dài”.
Anh Trần Duy Phong (ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm hoa kiểng nổi tiếng ở TP Sa Đéc, tuy nhiên, anh chỉ thích và đam mê hoa sứ.
Vì thế khi nghe đâu có giống sứ lạ, hoa đẹp là anh tìm đến. Trong một lần đi Thái Lan, anh Phong được chiêm ngưỡng nhiều giống sứ có hoa, thân đẹp, tuy nhiên khi thấy một chậu sứ có thân cao, bộ rễ và tán xòe hình nón anh không sao rời mắt được. Dân bản địa gọi là sứ thân cao.
Anh Trần Duy Phong cho biết khi tạo được cây sứ “chân dài” như thế này phải mất 6 năm. Cây có tán và bộ rễ như một cây cổ thụ
Sau chuyến công du đó, về nhà có bao nhiêu tiền anh Phong dành mua hạt giống về ươm, thử nghiệm, mỗi lần như vậy tiêu tốn vài chục triệu đồng nhưng anh nhất quyết không bỏ cuộc.
Trải qua 1-2 năm, kỹ thuật “kéo chân” sứ Thái mới nhuần nhuyễn. Khi người dân đến chơi thấy những cây sứ của anh có thân dài độc lạ nên đặt cái tên mỹ miều là sứ “chân dài”.
Để có tiền nuôi ước mơ làm sứ “chân dài”, anh phải bán đi những cây 2-3 năm tuổi, lấy tiền mua giống về ươm, trồng tiếp, tìm ra những cây sứ ứng ý nhất mới dành lại, tạo tán và bộ rễ.
Dù gia đình làm rất nhiều loại hoa kiểng, tuy nhiên anh Phong chỉ mê cây sứ, nhất là từ khi biết cây sứ “chân dài”
Hiện nay anh đã làm chủ được kỹ thuật làm sứ “chân dài” và đang sở hữu hàng ngàn cây sứ “chân dài” có dáng độc đáo. Đối với những cây có chiều cao trên 80cm, bề hoành 50-80cm phải mất từ 4-6 năm. Những cây này có giá từ 5 đến hàng chục triệu đồng.
Bí quyết làm sứ “chân dài”, theo anh Phong đầu tiên là chọn giống sứ phù hợp (sứ Thái Lan loại kim tự tháp). Sau đó, về ươm đến khi cây được 8 tháng tuổi, nhổ lên chọn một rễ khỏe nhất giữ lại, nuôi dưỡng cho lớn bằng thân cây thì tiếp tục nhổ lên, cắt những rễ nhỏ; chọn một rễ khỏe để lại và giâm xuống đất…
Từ cây sứ Thái, có thể làm sứ “chân dài” hay sứ tàn (chăm chút tán cây và bộ rễ)
Video đang HOT
Về kỹ thuật “kéo chân”, khi chọn được một rễ ưng ý, dùng hai thanh tre kẹp vào thân, giữ cho thân và rễ thẳng, sau đó đưa một phần rễ rất ngắn xuống đất (10 -20cm). Khi phần đuôi rễ mọc ra những rễ khác, tiếp tục cắt và nhóm rễ chính lên, sau đó đặt xuống đất. Qui trình này lặp đi lặp lại đến khi chiều cao cây sứ đạt như ý thì dừng lại.
Để cây sứ “chân dài” đẹp, có giá trị thì tạo dáng thêm phần tán lá và bộ rễ. Do giống sứ Thái có đặc điểm rễ và tán lá mộc ra đều theo hình nón nên phần cắt tỉa, tạo dáng không tốn nhiều công sức.
Theo anh Phong, người chơi sứ “chân dài” ở Việt Nam đã nhiều, nhưng đa phần là mua từ Thái Lan mang về. Hiện anh Phong là người đầu tiên làm ra sứ “chân dài”, do vậy khi sản phẩm anh rao bán là có người đặt mua ngay.
Những cây sứ được bốc lên khỏi đất chuẩn bị cắt tỉa các rễ phụ, chuẩn bị “kéo chân”
Một cây sứ đã được anh Phong cắt hết rễ phụ, chỉ chừa lại một rễ chính để giâm xuống đất. Khi rễ chính phát triển to bằng thân, tiếp tục cắt hết rễ phụ, chừa lại rễ chính rồi giâm xuống đất phần đuôi rễ, từ 10 -20cm
Khi phần rễ phát triển đạt chiều cao như ý và thân to đều, lúc này cắt ngang phần rễ trồng xuống đất để tạo tán và bộ rễ
Những cây sứ đang trong giai đoạn kéo chân
Đây là một cây sứ anh Phong kéo dài nhất, hiện chiều cao cây sứ này trên 1m. Anh đang tập trung nuôi cho phần thân to đều lên
Theo anh Duy Phong, dân chơi sứ “chân dài” chủ yếu là mua từ Thái Lan, còn làm ra cây sứ này anh là người tiên phong ở Việt Nam
Ngoài làm sứ “chân dài” anh còn làm sứ bonsai như thế này
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
Trai Sa Đéc kiếm bộn tiền nhờ làm cây sứ "chân dài tới nách"
Với niềm đam mê hoa sứ, một thanh niên ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) đã nghiên cứu tìm ra thủ thuật "kéo chân" tạo những cây sứ "chân dài" nhìn rất lạ mắt. Những sản phẩm độc đáo này cũng đang được nhiều người săn đón với giá bán cao gấp hàng chục lần những giống sứ thông thường.
Người đang sở hữu những cây sứ "chân dài" này là anh Trần Duy Phong (34 tuổi, ngụ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông- TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp).
Điểm độc đáo của những cây sứ này chính là việc biến rễ cây thành thân cây, rễ cây được kéo càng dài thì chiều cao của cây sẽ càng tăng và giá trị của cây cũng theo đó mà tăng lên.
Anh Phong chăm sóc các cây sứ "chân dài".
Anh Phong cho biết đã bắt đầu nghiên cứu và trồng giống sứ chân dài này hơn 3 năm nay. Dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, anh đã tung ra thị trường lô đầu tiên với hơn 300 cây và đã cháy hàng giá bán mỗi cây từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
Chia sẻ về ý tưởng mới này, anh Phong chia sẻ: "Mình thấy mọi người ai cũng trồng cây sứ thường hết trơn. Số lượng quá nhiều đôi lúc cung vượt cầu.
Còn nói về kinh tế, mình thấy nó chưa tương xứng với công sức mình bỏ ra. Cho nên mình tìm tòi ra sứ giống mới và kéo chân dài như thế này và thu nhập tăng gấp nhiều lần so với cây sứ thường của mình".
Để sứ có chân dài phải có kỹ thuật nuôi rễ dài ra trong chai nhựa.
Theo anh Phong, các giống sứ anh đang trồng đều được nhập từ Thái Lan, muốn kéo chân dài cho cây phải lựa chọn giống cho phù hợp vì không phải giống nào cũng có thể kéo rễ thành thân được.
Hiện tại, các giống đang được anh trồng là: Kingcrow, Goden crow, Tan thon, Kaohanzin, Petbanna...Việc kéo chân cho cây cũng đòi hỏi kỹ thuật, nếu không đúng thời điểm không những rễ cây không thể lớn mà còn làm hư cả cây sứ.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng anh Phong cho biết thêm: "Từ ngày mình gieo tới mình làm rễ là khoảng 8 tháng, khi mình muốn kéo chân cho cây thì phải xem cái rễ nó cứng chưa.
Nếu cái rễ còn non quá sẽ dễ bị hư. Làm một cây mất khoảng 3 năm, trong 3 năm đó mình thực hiện khoảng 4 lần kéo rễ".
Cũng theo anh Phong, để tạo được "chân dài" cho cây thì sau khi gieo hạt trồng chừng 8 tháng, người trồng sẽ nhổ cây lên, cắt tỉa phần rễ và chỉ chọn 1 rễ tốt nhất để nuôi làm thân cây, rễ này sẽ được buộc cố định vào 1 thanh tre,
phần đuôi rễ sẽ được cắm lơ lửng vào trong 1 cái chai nhựa để rễ cái này mọc ra rễ mới, khi phần rễ mới mọc ra đủ lớn thì tiếp tục được nhổ lên, quá trình như vậy sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi nào cây có chiều cao đủ theo độ cao mình muốn.
Nói về thủ thuật "kéo chân" cho cây sứ, anh Phong tiết lộ: "Cái lúc kéo thân cây, mình làm sao cho thân nó thật là suông, thật là thẳng. Sau khi kéo thân nó rồi mình phải tạo được bộ rễ, rồi sắp rễ nữa. Sắp làm sao cho rễ đều, không có rễ to rễ nhỏ như vậy cây mới đẹp và có giá trị".
Hiện tại, trong vườn của anh Phong đã có gần 4.000 cây sứ chân dài đang được trồng, có cây lên đến 6 năm tuổi, giá trị trên 20 triệu đồng/cây.
Những cây sứ trồng lâu năm có giá bán đến vài chục triệu đồng.
Do đòi hỏi tính công phu trong cách trồng nên hiện nay tại làng hoa Sa Đéc thì anh Phong là người đầu tiên trồng và tạo ra những cây sứ độc và lạ này.
Do đây là loại sứ có sức sống mạnh, tàn xòe ra tự nhiên, thân cây được tạo nên từ rễ, có thể tạo dáng bon sai trông bắt mắt nên rất được thị trường ưa chuộng.
Hiện các sản phẩm của anh đã được bán đi nhiều nơi, trong đó có nhiều người mê sứ ở tận miền Bắc, miền Trung cũng tìm đến mua.
Có thể thấy, việc nghiên cứu tìm tòi tạo ra sản phẩm mới từ cây hoa sứ không chỉ mang về thu nhập hấp dẫn cho gia đình mà anh Phong còn góp phần làm cho bức tranh hoa kiểng ở làng hoa Sa Đéc thêm phần phong phú hấp dẫn du khách gần xa.
Theo Thanh Nghĩa (Báo Vĩnh Long)
Ươm giống sung "lạ", làm cho ra trái, có cây nào bán hết cây đó Thời gian gần đây, thị trường hoa kiểng tại Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) xuất hiện giống cây sung Mỹ được nhiều người ưa chuộng chọn mua để vừa làm cảnh lại vừa cho trái chín ngon miệng. Chị Trần Thanh Thúy - chủ cơ sở kinh doanh hoa kiểng Thanh Thúy trên đường hoa Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP.Sa...