Độc tố phenol, xyanua tàn phá đáy biển miền Trung thế nào
Lặn xuống đáy biển 4 tỉnh miền Trung khảo sát, thu mẫu tìm nguyên nhân cá chết, các nhà khoa học chứng kiến những rạn san hô bị tàn phá và nhiều loài hải sản vắng bóng do độc tố phenol, xyanua.
Tại Hà Tĩnh, nhóm nhà khoa học đã khảo sát khu vực mũi Ròn Mạ và hòn Sơn Dương, cách họng xả thải của Công ty Formosa 7,5 km. Theo đó, nền đáy mũi Ròn Mạ có nhiều khối đá tảng lớn và sinh vật bám. San hô thưa thớt không tạo thành rạn với kích thước nhỏ, chết nhiều nhất là nhóm favia, turbinaria, favites, goniastrea, montipora. Các nhóm cá thuộc họ cá san hô điển hình như cá sơn đá Holocentridae, cá bướm Chaetodontidae… chỉ còn vài cá thể với mật độ dưới 30 con trên 250 m2 diện tích rạn san hô.
San hô ở hòn Sơn Dương chết khoảng 35-40%, phổ biến là loài Acropora, san hô khối phủ Montipora.
Khu vực này chỉ xuất hiện vài cá thể không có giá trị kinh tế, kích thước nhỏ, thuộc họ cá sơn, cá thia. Dù là nền đáy cắt và khá nhiều lỗ nhỏ nhưng nhóm nghiên cứu không thấy loài nào thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae) – thường sống trong môi trường trong sạch.
Lặn xuống khu vực Hòn La (Quảng Bình), nhóm thấy rạn san hô phân bố ven bờ đến độ sâu 4 m, phổ biến là giống san hô cành Acropora, nhưng độ phủ san hô chết khoảng 45%.
San hô phân bố thưa thớt, bị chết nhiều, độ phủ dưới 10% ở Hòn Nồm (Vũng Chùa). Giống san hô chết phổ biến là Montipora, Favia, Favites, Goniastrea.
Các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô vắng bóng, không có sự xuất hiện của cá khoang cổ thuộc giống Amphiprion spp – phổ biến trên các rạn san hô ven bờ.
Nghiên cứu ở Cửa Tùng, thuộc vùng biển Quảng Trị, hệ sinh vật khá nghèo và không bắt gặp các loài cá kinh tế, chỉ có một số cá thể thuộc họ cá thia. Nhóm cũng không phát hiện ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá – dù đây là thời điểm khai thác loài này tốt nhất trong năm. Trên hình là cá thia trên nền đáy.
Các nhà khoa học phát hiện con hàu chết còn lại xác, phần thịt đã phân hủy. Bên cạnh đó có khá nhiều vỏ hàu nằm rải rác trên nền đáy.
Video đang HOT
Ở bãi biển Thừa Thiên – Huế, các nhà khoa học khảo sát hòn Sơn Chà. Tại đây, nhiều san hô bị chết trắng, nhất là Montipora, Pachyseris, Galaxea, Pocillopora. Các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn như mú, mối, bàng chài không có, chủ yếu là cá không giá trị kinh tế. Trước đây, nơi này từng có mật độ cá mú tương đối cao, nhưng thời điểm quan trắc không thấy bất kỳ đàn cá mẹ nào.
Rạn san hô Bãi Chuối, bắc Hải Vân cũng trong tình cảnh chết trắng, chiếm tỷ lệ cao là san hô cành Acropora, Montipora.
Trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màng màu vàng – nâu sậm.
Ghẹ bị chết trong hốc san hô tại Bãi Chuối.
Cá vẩu (Caranx ignobilis) chết trôi. Ngoài vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, phá hủy các sinh cảnh ngầm thì vấn đề khiến nhiều chuyên gia lo ngại là hiện tượng cá chết sẽ làm mất đi các bãi đẻ truyền thống của các loài cá có giá trị kinh tế cao, dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái.
Một nhà khoa học cho biết, một số chất thải theo thời gian sẽ bị pha loãng trong môi trường biển, nhưng để khôi phục rạn san hô có thể phải mất hàng chục năm đến hàng trăm năm, tùy theo mức độ ô nhiễm.
Ảnh: Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam
Theo VNE
GS Đặng Hùng Võ: Điểm 10 cho Chính phủ, Bộ TN&MT trong vụ Formosa
Chấm điểm cho Chính phủ và Bộ TN&MT trong việc tìm ra thủ phạm Formosa gây ra vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, GS Đặng Hùng Võ nói: "Chắc chắn là 10.
GS Đặng Hùng Võ: Điểm 10 cho Chính phủ, Bộ TN&MT trong vụ Formosa
Ngay sau buổi họp báo Chính phủ chiều nay, 30/6 về nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT về những vấn đề liên quan.
Chính phủ đã hoàn thành một trách nhiệm rất lớn trước dân
PV: Ông có bất ngờ không trước thông tin Chính phủ công bố Formosa Hà Tĩnh chính là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh văn biển miền Trung trong thời gian qua?
Ông Đặng Hùng Võ: Tôi không bất ngờ.
PV: Mức bồi thường 500 triệu USD mà Formosa đưa ra cho vụ việc vừa rồi có phải là mức bồi thường lớn nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm này?
Ông Đặng Hùng Võ: Với môi trường thì đây không phải là vụ lớn nhất nhưng với Việt Nam thì đó là mức bồi thường lớn nhất. Trên thế giới, nhiều vụ ô nhiễm môi trường lớn hơn nhiều.
Thứ hai, đây là tiền người ta cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế của người dân do sự cố môi trường gây ra.
PV: Thưa ông, ông nhận xét như thế nào về việc Formosa nhận trách nhiệm trễ như vậy?
Ông Đặng Hùng Võ: Chả cứ Formosa, nhiều nhà đầu tư cứ cố gắng chối được đến lúc nào hay lúc đó. Nó thể hiện phông văn hoá không cao, trách nhiệm xã hội không lớn.
PV: Ông đánh giá như thế nào về thái độ của Chính phủ cũng như Bộ TN&MT trong vụ việc này?
Ông Đặng Hùng Võ: Chính phủ đã có những bước đi khá tốt. Đặc biệt là đồng chí Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có những quyết định hiệu quả để dẫn đến ngày hôm nay Formosa phải thừa nhận mình là người gây ra sự cố môi trường và nhận trách nhiệm giải quyết hậu quả.
PV: Liên quan đến việc tìm ra thủ phạm của sự cố môi trường này, trên mạng xã hội đã không ít ý kiến cho rằng thời gian tìm ra thủ phạm là quá dài. Ông đánh giá như thế nào về những ý kiến này? Liệu khoảng thời gian 84 ngày như Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chia sẻ là dài so với một vụ án môi trường như thế này, thưa ông?
Ông Đặng Hùng Võ: Tất nhiên là nhiều trường hợp nếu làm không khéo chúng ta còn không chỉ ra được ai là thủ phạm, ai gây ra sự cố môi trường và gây ra như thế nào.
Vì thế hiện nay, chúng ta làm được việc khiến Formosa phải thừa nhận, tâm phục khẩu phục, mình là người gây ra và chấp nhận chịu trách nhiệm thì phải nói rằng chúng ta đã làm được việc quá tốt.
Để xảy ra rồi mới đi tìm nguyên nhân, mà chúng ta tìm ra luận cứ khoa học thì cũng không phải là đơn giản. Người dân thì cứ bày tỏ sự nóng ruột và tạo sức ép cho Chính phủ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng tìm ra được thủ phạm.
Tôi cho là Chính phủ đã hoàn thành một trách nhiệm rất lớn trước dân. Và người dân cũng cần phải có niềm tin hơn nữa vào Chính phủ.
"Tôi nhiều khi còn không nghĩ rằng chúng ta tìm ra được thủ phạm"
PV: Liên quan đến Formosa thì nhiều báo đã thống kê những vụ việc về môi trường mà công ty này phải đền bù với số tiền hàng triệu USD. Qua việc này, chúng ta cần phải có cách nhìn như thế nào đối với công tác thu hút đầu tư trước những doanh nghiệp có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, tránh để xảy ra một Formosa thứ hai?
Ông Đặng Hùng Võ: Tất nhiên, thu hút đầu tư là một việc nhưng không được đánh đổi. Chúng ta vẫn cứ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, chúng ta vẫn cứ tạo điều kiện thuận lợi để họ có lợi nhuận, nhà nước có lơi, người dân có lợi.
Đó là việc các nước khác vẫn làm, các nước châu Âu vẫn làm và họ vẫn bảo vệ môi trường rất tốt. Chúng ta đừng vướng vào một tư duy là cứ phát triển thì phải huỷ hoại môi trường. Điều đó là không đúng.
Mà chúng ta thấy là vẫn phát triển được và vẫn bảo vệ được môi trường trong lành. Đó là việc chúng ta phải làm.
Tất nhiên, ở châu Âu thì có thể có nhiều nhà đầu tư tử tế, họ làm vừa tốt việc đầu tư kinh tế nhưng họ cũng làm việc bảo vệ môi trường rất tốt. Vì thế, chúng ta phải rà soát và định hình lại để vẫn đảm bảo môi trường đầu tư tốt mà vẫn bảo vệ được môi trường.
PV: Ông có nghĩ rằng cơ chế giám sát việc bảo vệ môi trường của các nước ở châu Âu như ông vừa đề cập đến tốt hơn của chúng ta?
Ông Đặng Hùng Võ: Tôi có thể nói là văn hoá của những doanh nghiệp đầu tư tương tự cao hơn, trách nhiệm với xã hội cao hơn, trách nhiệm với môi trường cao hơn. Thành ra, đôi khi không cần giám sát thì họ vẫn tự nguyện thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường rất đầy đủ.
PV: Nếu chấm điểm Chính phủ và Bộ TN&MT trong trường hợp này, ông chấm điểm mấy?
Ông Đặng Hùng Võ: Chắc chắn là 10. Bởi vì tôi nhiều khi còn không nghĩ rằng chúng ta tìm ra được thủ phạm và nguyên nhân của sự cố.
Chúng ta đã tìm ra được nguyên nhân của sự cố chứng tỏ chúng ta đã tiếp cận vấn đề một cách rất hợp lý, sử dụng cơ sở khoa học là một, cơ sở pháp lý là một. Đó là hai "chân" để chúng ta có thể xử lý tốt sự cố môi trường này.
Xin cám ơn ông.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ đã nhiều lần cùng với các cơ quan chức năng làm việc với Formosa. Đến ngày 28/6, công ty Formosa đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết.
Đồng thời, Formosa cam kết 5 điểm:
1 Công khai xin lỗi Chính phủ, người dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
2. Cam kết bồi thường với số tiền 500 triệu USD.
3. Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế của xử lý nước thải, chất thải, cam kết xử lý triệt để các chất thải độc trước khi đưa ra môi trường theo quy định, không để tái diễn sự cố như đã xảy ra.
4. Phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh miền Trung xây dựng, bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm, nhằm tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế.
5. Thực hiện nghiêm túc các cam kết, nếu vi phạm sẽ chịu xử lý của pháp luật Việt Nam.
Theo Soha News
Nguyên nhân gây cá chết được truy tìm như thế nào Vệt nước màu đỏ từng nhìn thấy ở Quảng Bình và Hà Tĩnh không phải tảo nở hoa hay phù sa mà là lớp màng sắt hấp thụ các độc tố - sản phẩm từ hoạt động xả thải của Formosa. Sau hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số vùng ven biển miền Trung, Viện Hàn lâm Khoa học và...