Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.
Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật chủ trì sáng nay, 24.12, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ – Môi trường của Quốc hội (QH) Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục chất vấn lãnh đạo NHNN xoay quanh việc ban hành quy định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.
Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC và đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa.
Tuy nhiên, văn bản trả lời, Thống đốc chỉ nói về Nghị định (NĐ) 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi về quyết định 1623.
Vì vậy, bà Khánh đề nghị lãnh đạo NHNN có mặt tại phiên giải trình làm rõ vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và doanh nghiệp (DN) khác bị thiệt hại. Vì sao trước khi ban hành quyết định này không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân?.
Đại diện NHNN cho rằng, quyết định 1623 không gây thiệt hại cho người dân
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngoài ra, theo bà Khánh, quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng không hiểu vì sao văn bản này lại không được NHNN ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Video đang HOT
“Vậy có phải sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của quyết định 1623 gây ra, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?”, bà Khánh chất vấn.
Có mặt tại phiên giải trình, Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình giải thích: Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành NĐ 24, trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng (Điều 16) là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng; có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ.
Không gây thiệt hại cho dân!
Cũng theo ông Bình, sau khi NĐ 24 có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không được đại trà như trước đây nữa mà thuộc độc quyền của NHNN.
Để thực hiện trách nhiệm của NHNN về vấn đề quyết định tổ chức sản xuất vàng miếng và phương thức thực hiện, ngày 23.8.2012 Thống đốc ban hành quyết định 1623, trong đó nói rõ phạm vi điều chỉnh của quyết định này là quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.
“Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi nghĩ rằng với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, chúng tôi cho rằng quyết định này được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp”, ông Bình nói.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định đã làm đúng trình tự thủ tục ban hành quy định, đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM (chủ sở hữu của Công ty SJC…).
Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến việc độc quyền vàng miếng SJC có gây thiệt hại cho dân không, ông Bình cho rằng, NĐ 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC.
Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC; người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50.000 đồng.
“Tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân”, Phó thống đốc NHNN quả quyết.
Theo TNO
Giá vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 4 triệu đồng
Thị trường thế giới chốt phiên cuối tuần giảm 40 USD mỗi ounce nhưng trong nước không kịp điều chỉnh theo nên chênh lệch lên gần 4 triệu đồng.
Mở cửa sáng nay, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC 45,80-46,10 triệu đồng, giảm 450.000 đồng mua vào và 280.000 đồng bán ra so với cùng thời điểm hôm qua. Sự điều chỉnh không đồng đều này khiến độ chênh lệch giữa mua vào và bán ra giãn rộng 300.000 đồng một lượng so với vài chục nghìn đồng thời gian trước đó.
Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận báo giá bán vàng miếng SJC sáng nay ở 46,10 triệu đồng, rẻ hơn 280.000 đồng so với hôm qua. Giá thu mua của doanh nghiệp này ở mức 45,75 triệu đồng. Trong khi đó, giá vàng PNJ của đơn vị này niêm yết thu mua bằng SJC còn bán ra thấp hơn 50.000 đồng, quanh 46,05 triệu đồng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên cao nhất từ trước tới nay. Ảnh: Công Tâm
Trong suốt tuần qua, giao dịch mua bán lẻ ngoài thị trường vẫn khá yếu do chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước vẫn duy trì ở mức cao, trên 3 triệu đồng mỗi lượng.
Hôm 1/11 Ngân hàng cho phép Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn được phép gia công 40.000 lượng vàng SJC móp méo để bổ sung nguồn cung cho thị trường. Nhưng khoảng cách giữa vàng nội và ngoại vẫn không được thu hẹp mà ngày một giãn rộng hơn khi sự điều chỉnh của giá nội không theo kịp với giá quốc tế.
Trên thị trường thế giới, giá vàng trong ngày 2/11 biến động trong biên độ tương đối rộng 1.678-1.715 USD với xu hướng giảm điểm là chủ yếu. Có lúc giá rơi xuống sát 1.675 USD, thấp hơn 40 USD so với đỉnh cao trong ngày sau thông tin việc làm của Mỹ được công bố. Theo đó, trong tháng 10, nền kinh tế lớn nhất thế giới này chỉ tạo thêm được 171.000 việc làm, thấp hơn các tháng trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng 0,1% lên 7,9%.
Cuối cùng, kim loại quý chốt tuần để mất hơn 38 USD, đứng ở mốc 1.676,90 USD một ounce. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex của New York chốt tuần quanh 1.675 USD, mất 3,7% giá trị trong tuần.
Nếu quy đổi với tỷ giá 20.870, mỗi lượng vàng quốc tế lúc chốt phiên tương đương 42,16 triệu đồng (chưa gồm các loại phí). Như vậy, khoảng cách giữa hai thị trường trong và ngoài nước hiện nới rộng trên 3,9 triệu đồng.
Dự đoán về giá vàng tuần tới, theo khảo sát của Kitco.com, trong số 23 người tham gia trả lời phỏng vấn, gồm các chuyên gia, nhà đầu tư... chỉ có 9 ý kiến cho rằng giá tăng, trong khi 11 người nhìn nhận giá giảm và 3 giữ quan điểm trung lập.
Theo VNE
Vàng trong nước đắt hơn quốc tế 3,2 triệu đồng Trong khi thế giới đang mua bán vàng với giá 43,1 triệu đồng, các doanh nghiệp trong nước niêm yết giá quanh 46,3 triệu đồng mỗi lượng. Mở cửa sáng nay, Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC ở 46,26- 46,36 triệu đồng. So với hôm thứ bảy, giá nhích nhẹ 10.000 đồng ở mỗi chiều. Còn tại Công ty Vàng bạc...