Độc quyền nhạc sĩ: Đừng để khán giả chịu thiệt!
Những lùm xùm về tác quyền giữa Bến Thành A & V (đơn vị khai thác độc quyền nhạc phẩm của Lam Phương tại Việt Nam) và ban tổ chức chương trình Tình khúc vượt thời gian, chủ đề Tình khúc Lam Phương vừa qua cho thấy xu hướng độc quyền nhạc sĩ hiện nay trên thị trường âm nhạc đòi hỏi phải có những điều chỉnh cho phù hợp.
Dù nhiều người từng e ngại về độ phổ biến các nhạc phẩm vốn đã quen thuộc với nhiều thế hệ khi hình thức độc quyền khai thác xuất hiện tại Việt Nam, bắt đầu từ nhạc sĩ Phạm Duy nhưng hình thức này vẫn đang cho thấy một xu hướng phát triển tất yếu, khi thị trường âm nhạc ngày càng hình thành những nguyên tắc và quy luật cung – cầu riêng biệt. Ngay sau khi tiếp cận với các nhạc phẩm Lam Phương, Bến Thành A & V đã có công văn gửi đến các phòng trà, công ty biểu diễn, công ty sản xuất băng đĩa tại Việt Nam, thông báo rằng trên lãnh thổ Việt Nam, đơn vị nào muốn sử dụng nhạc của Lam Phương đều phải thông qua Bến Thành A & V. Công ty văn hóa Phương Nam (PNC) cũng không dừng với tên tuổi của Phạm Duy. Hiện đơn vị này đang khai thác độc quyền nhạc phẩm của Tuấn Khanh (tác giả Chiếc lá cuối cùng), và dự kiến sẽ là nhạc sĩ Vũ Thành An.
Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Duy, Tuấn Khanh, Lam Phương và Vũ Thành An là những cái tên được chọn. Để được nhắm đến, đó phải là nhạc sĩ tên tuổi, có các tác phẩm được công chúng yêu thích. Nói cách khác, nhu cầu của công chúng sẽ quyết định các hợp đồng.
Thực tế, hình thức độc quyền toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ, hay gọi ngắn gọn là độc quyền nhạc sĩ, không hề lạ với các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nếu hợp đồng giữa PNC và nhạc sĩ Phạm Duy là 20 năm kể từ ngày ca khúc đó được phổ biến, thì với nhạc sĩ Tuấn Khanh, hợp đồng hai bên ký kết với nhau theo từng năm một. Theo ông Huỳnh Tiết – Giám đốc Bến Thành Audio, lý do lớn nhất để các nhạc sĩ chọn phương án bán, ủy thác độc quyền cho một công ty nào đó là không phải mất nhiều thời gian theo đuổi chuyện tác quyền. Tuy nhiên, sau thời gian đầu tự mình giám sát, các công ty được ủy thác cũng “đuối” dần, phải nhờ đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).
Khai thác độc quyền các ca khúc của nhạc sĩ như Đêm nhạc Trịnh Công Sơn (ảnh) ngày càng phổ biến trên thị trường âm nhạc hiện nay – Ảnh: V.H.
Một cách nào đó, không phải là không có lý khi nhiều người băn khoăn về độ phổ biến của tác phẩm sau các hợp đồng này, bởi sự hợp tác này thực chất là một thương vụ kinh doanh, đương nhiên bị yếu tố lợi nhuận chi phối. Ngay sau khi độc quyền khai thác, PNC đã đưa ra biểu giá tác quyền theo ý mình đối với tác phẩm của Phạm Duy và Tuấn Khanh, được tính theo quy mô của từng sô diễn, dựa vào sức chứa khán giả, giá vé… Điều đó cũng diễn ra với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn hay Lam Phương, với mức tiền triệu trở lên cho một ca khúc nếu đó là biểu diễn trên sân khấu. “Ca khúc bây giờ giống như một sản phẩm, thuận mua vừa bán”, ông Đinh Trung Cẩn – Giám đốc Văn phòng VCPMC phía Nam nhận định.
Sự thiệt thòi của khán giả trước tình trạng độc quyền này là điều có thật, như trường hợp đêm nhạc về tác giả Lam Phương phải hủy bỏ cách đây vài ngày và từ đây đến tháng 9/2013 khán giả còn phải tiếp tục chờ đợi. Bên cạnh đó, giá tác quyền cao sẽ khiến các công ty tổ chức biểu diễn phải tính toán thiệt hơn khi chọn tác phẩm cho sô diễn, sự phổ biến vì thế cũng hạn chế. Sự chuyên nghiệp đang xung đột với nhu cầu chính đáng của khán giả, và đó là điều hoàn toàn không đáng có. Theo ông Vũ Duy Khánh – Giám đốc Công ty Nhạc Xanh, các công ty đang sở hữu độc quyền có thể linh động hơn trong việc đưa ra biểu giá tác quyền, lẫn cách thức thỏa thuận và mua/bán. Thị trường âm nhạc ngày càng chuyên nghiệp là điều khán giả luôn ủng hộ vì được cung cấp những sản phẩm có chất lượng, nhưng bên cạnh yếu tố lợi nhuận, khán giả cũng cần được đáp ứng trên tinh thần vị nghệ thuật.
Video đang HOT
Theo Phunuonline
Bóng hồng trong cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy đang ở Mỹ
Nhạc sĩ quá cố từng thừa nhận, ông yêu nhiều và luôn yêu say đắm, nồng nàn. Đặc biệt, trong cuộc đời ông, ngoài người vợ còn có một người phụ nữ khác.
Người phụ nữ đó là nữ thi sĩ, bà gửi cho ông hàng trăm bài thơ và trong số đó đã được ông biến thành nhiều bài hát nổi tiếng. Ông bảo, ông yêu tha thiết người con gái đó, viết tặng cho người đó rất nhiều bản tình ca. Trong suốt thời gian 10 năm "yêu đương tha thiết" người con gái đó, vợ ông cũng không ghen vì bà biết đó chỉ là mối tình thơ nhạc.
Để tình đẹp ngủ yên
Một số nhạc sĩ đã công bố những người yêu, bóng hồng gắn với những tác phẩm của mình. Mỗi một tác phẩm là một câu chuyện tình. Chẳng hạn như nhạc sĩ Lam Phương đã kể lại phút giây thăng hoa ngắn ngủi với cô diễn viên trên biển Nha Trang và đó là nguồn cơn cho sự ra đời của bài hát Biển tình và Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi.
Nhiều nhạc sĩ của nhiều thời, dù già hay còn trẻ cũng thường không ngại ngần công bố tình yêu gắn với nhạc phẩm. Vì sao một người đa tình như Phạm Duy lại không nhắc đến tên bóng hồng nào, dù mỗi bài tình ca của ông thường gắn với một người con gái cụ thể?
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ngày 27/1.
Đời người bao ngả rẽ, yêu thương nồng nàn rồi tình vội, tình xa người ta cảm nhận tất cả điều ấy trong nhạc của Phạm Duy. Ông cũng thừa nhận: "Tình trong ca khúc của tôi là có thật. Tôi yêu ai đó bạn bè của tôi biết, vợ tôi cũng biết, không ảo ảnh, mơ mộng như Trịnh Công Sơn. Giữa lúc khó khăn, Trịnh tìm tình ru đời vào cõi mộng mị, tôi vẫn phá ra vách tường sương mù để tìm về thực tại".
Nói về tình yêu, người nhạc sĩ dường như quên mất tuổi tác, ông đảo tuổi để tự nhận mình mới 19 tuổi sung sức để yêu. Với ông, tình yêu không có tuổi. Sức sống của con tim, tâm hồn hầu như không liên quan gì đến tuổi tác cơ thể con người bao nhiêu.
Ông chia sẻ rất hóm hỉnh về tình duyên của mình: "Tôi nói chưa ai sướng bằng tôi. Sướng ở cái nghĩa người ta lao tới và không bao giờ quên được nhau. Đôi mắt bao giờ cũng còn đuôi, không bao giờ hận tình. Tôi quan niệm tình yêu đẹp lắm. Người nam và người nữ yêu nhau mới có cuộc đời, còn nếu không yêu, tuyệt giống từ lâu rồi. Không phải dân Việt Nam từ 24 triệu người lên gần 100 triệu như bây giờ. Tôi là người yêu sự sống và với tôi, sinh ra cuộc đời này là người đàn bà, thành ra phải quý trọng".
Hỏi ông những mối tình cụ thể, mối tình đẹp thuở ban đầu lưu luyến ấy, nhạc sĩ trả lời: "Tình đầu ư, xa lắm rồi. Có ai dám chắc tình nào là tình đầu, tình nào là tình cuối. Tôi cứ yêu, yêu say đắm, không phải là tình yêu có xác thịt đâu. Tôi yêu trong thơ nhạc mơ mộng, trong sáng. Tình yêu là chất xúc tác để tôi thăng hoa cùng nốt nhạc của mình".
Vẫn nhớ những mối tình nhiều phụ nữ dành tặng, nhưng ông lại chưa từng công bố. Với ông, nói về một bản tình ca nếu có chăng chỉ gắn với những kỷ vật của "người ấy". Còn tên tuổi của những "bóng hồng" lại được ông giữ bí mật "làm của riêng". "Những người đàn bà tôi yêu, hiện nay họ vẫn còn sống, có gia đình hạnh phúc, tôi không muốn nhắc đến. Tôi cũng thú thật, nếu trước đây tôi có yêu, nay cũng hết rồi. Tôi không muốn chạy theo sự tò mò của công chúng, nếu như vậy, tôi đâu còn là tôi", nhạc sĩ Phạm Duy từng nói.
300 bài ghi dấu tình thơ - nhạc
Không nói tên nữ thi sĩ, ông đã yêu trong suốt 10 năm dù khi ấy đã có vợ. Ông gọi đó là mối "tình thơ - nhạc": "Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm. Trong gia tài các nhạc phẩm của tôi, tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát là Phạm Duy lúc còn trẻ. Với tôi, có 3 bài hát đánh đấu thời điểm tôi yêu, tôi xa và tôi quên bà ấy như Ngày ấy chúng mình, Ngàn trùng xa cách và Chỉ từng đấy thôi" .
Người yêu 10 năm của nhạc sỹ Phạm Duy hiện đang ở Francisco (Mỹ). Thời ngập tràn yêu thương nữ thi sĩ đã gửi tặng nhạc sĩ 300 bài thơ tình. Ông cũng đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ trong số đó.
Nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Đức Tuấn.
Nói là đã quên nàng thơ nhưng trong sâu thẳm hồi ức của người nhạc sĩ đa tình vẫn hoài vọng tình xưa. Trong đâu đấy những trang hồi ký, lời dẫn cho ca khúc nhạc sĩPhạm Duy vẫn để bóng nàng thơ hiện về: "Từ nay trở đi, tôi sống với kỷ niệm và không một lúc nào tôi ngưng soạn tình ca một mình, khi tôi mượn lời thơ của các thi sĩ, khi do chính tôi soạn cả nhạc lẫn lời".
Yêu dốc hết lòng, nhưng trong thực tại ông vẫn không quên mình là người chồng, người cha của những đứa con. Vì thế, nàng thơ dù đã 10 năm yêu vẫn quyết định ra đi hay chăng? Bà Thái Hằng (vợ ông) cũng chỉ coi nữ thi sĩ đó chỉ là mối tình thơ - tình của ông, đó là hai tâm hồn đồng điệu với nhau dìu nhau cùng thăng hoa trong nghệ thuật. Vì thế, tình yêu ấy cứ gắn bó như vậy, không có sự hờn ghen, trách cứ từ phía bà Thái Hằng.
Con trai nhạc sĩ trong câu chuyện của cha cũng góp lời minh chứng: "Mẹ biết hết chuyện của bố nhưng mẹ không ghen. Bố yêu để làm nguồn cảm hứng để sáng tác". Còn nhạc sĩ Phạm Duy nói về sự "nghiện yêu" cũng khá khôi hài: "Tôi yêu làm ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tác. Tôi 'nghiện yêu', như Trịnh Công Sơn nghiện rượu, như Văn Cao mê thuốc phiện".
Nói đến tình cảm với vợ, ông thể hiện sự tôn thờ: "Tôi trở về nước, bà ấy nằm lại đất Mỹ và tôi không thể yêu ai được nữa khi vợ tôi qua đời. Tôi mãi chung tình với bà và bà cũng chấp nhận tôi với những cuộc tình thơ. Đó là cái hay tôi thầm cảm ơn bà đến hết cuộc đời".
Theo Người đưa tin
Lùm xùm chương trình 'Tình khúc Lam Phương' Cũng như nhiều trường hợp "độc quyền" khác, chuyện độc quyền sử dụng tác phẩm của các tác giả nổi tiếng hiện nay đang ngày càng bất cập với nhiều lùm xùm, mà gần đây nhất là vụ kiện cáo xung quanh tác quyền của nhạc sĩ Lam Phương (hiện đang sống tại hải ngoại). Ca sĩ Khánh Du hát ca khúc Một...