Độc quyền: Lần đầu tiết lộ cuộc sống riêng, streamer Narry Thương liên tục bật khóc, tự nhận mình là đứa con bất hiếu
Với ngoại hình xinh đẹp, chăm chỉ ‘cày’ livestream, nhiều người nghĩ rằng Narry Thương (Ngôn Thanh Thương) – nữ streamer sinh năm 1997 kiếm được bộn tiền từ công việc liên quan đến game này.
Thế nhưng, sự thật lại éo le, thậm chí nói ra cũng không ai tin: Hơn một năm trong nghề, cô phải thuê phòng net để livestream.
Narry Thương lần đầu tiên tâm sự chuyện đời, chuyện nghề. Video: Kỳ Duyên
Một năm trời livestream ‘dạo’ ngoài quán nét
Tự nhận mình là đứa con gái chỉ biết học, 12 năm ngồi trên ghế nhà trường của Narry Thương đều đạt thành tích học sinh giỏi, cô còn từng đạt giải Nhất trong cuộc thi Học sinh giỏi môn Hóa lớp 12, bởi vậy thông tin về game với Thương là con số 0.
Mãi đến khi là sinh viên năm hai, ngành Quản trị kinh doanh trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cô mới có cơ hội tiếp cận với game nhưng mục đích ban đầu chỉ là giải trí.
‘Mình mày mò học theo những bạn cùng lớp, chơi game để giải trí sau cả ngày học hành. Hồi đó mình chơi trên chiếc laptop ‘cùi bắp’. Dần dần, mình biết đến các nền tảng livestream, rồi muốn học theo, muốn live để được tương tác, trò chuyện với các bạn’.
Thương cho biết, nền tảng livestream đầu tiên mà cô thử sức là Cube TV. Sau một thời gian test, nữ streamer livestream chính thức trên facebook với sự tập trung, đầu tư phát triển kỹ năng và gắn bó với tựa game Liên Minh Huyền Thoại.
Với tần suất xuất hiện đều đặn và tinh thần vui vẻ mỗi khi lên sóng, ai cũng nghĩ cô có được nguồn thu nhập ổn định từ nghề streamer. Thế nhưng sự thật lại không suôn sẻ đến vậy, hơn một năm nay, Narry Thương phải livestream ngoài quán net.
‘Mỗi ngày livestream 3 tiếng-3 tiếng rưỡi, tính cả chi phí mạng, phòng riêng, rồi cả ăn uống mình phải chi trả 70-100 nghìn đồng, trung bình một tháng hết khoảng hơn 2 triệu, gần 3 triệu đồng. Thu nhập thì chưa thấy đâu nhưng công sức bỏ ra đã rất nhiều.
Trộm vía! Cũng có nhiều người yêu thích và ủng hộ. Đây là động lực để mình cố gắng hơn. Mình thực sự không coi streamer là công việc mà là đam mê để theo đuổi’.
Tháng 9/2019, Narry Thương xác định nghiêm túc với nghề streamer, cô tự vạch ra những định hướng, tổ chức cách thức, chăm chút cho kênh của mình.
Tất nhiên, để nuôi dưỡng đam mê, cô nàng sinh năm 1997 phải có một nguồn thu khác đủ vững: ‘Ra trường, mình được nhận vào làm tư vấn viên ở một trung tâm tiếng Anh dạy cho các em nhỏ. Vì thích trẻ con nên công việc ấy cũng phù hợp với mình. Đây cũng là nơi giúp cho mình có nguồn thu nhập ổn định để tiết kiệm, trang trải cuộc sống cũng như hỗ trợ nghề streamer’.
Hình ảnh của Narry Thương ở lớp dạy Tiếng Anh.
Vạ miệng dính ‘phốt’ – sự bốc đồng tuổi trẻ hay xui xẻo của một streamer
Sau gần một năm trong nghề, Thương cho rằng, nếu là các nam streamer thì người xem chú trọng và đề cao kỹ năng chơi game, còn nữ streamer thì ‘viewer’ lại quan trọng ngoại hình, phong cách stream, đặc biệt là lối giao tiếp. Cô thừa nhận đây là điểm cô làm chưa tốt.
‘Hồi đầu năm, mình có dính phải lùm xùm chửi thề bạn cùng chơi trên sóng. Do xử lý chưa tốt nên rất nhiều người kể cả người không quen, không xem hết câu chuyện lao vào chỉ trích.
Những lời lẽ, chửi bới thậm tệ khiến mình mệt mỏi, trầm cảm nhẹ. Đó là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với đứa mới làm nghề như mình. Bởi vậy trong một vài thời điểm, mình từng nghĩ sẽ dừng livestream’ – Narry Thương tâm sự.
Có người này thì cũng có người kia, nhớ về quãng thời gian ấy, cô gái Cao Bằng mỉm cười nhẹ: ‘Khi mình livestream, vẫn có nhiều fan ủng hộ, ở bên động viên, khuyên bảo giúp mình nghĩ thoáng hơn. Mình hiểu rằng, trên mạng xã hội không thể tránh khỏi những chuyện như vậy, quan trọng là phải giữ được tinh thần không bị ảnh hưởng.
Đến nay, antifan ít dần đi, fan yêu mến nhiều hơn, quan tâm hơn, nhiều bạn còn bênh mình mỗi khi có ai nhắc đến chuyện không vui trước đây’.
Ngoài người hâm mộ, để vực dậy tinh thần cho Narry Thương khi ấy còn có gia đình. Là con một, vốn được ba mẹ yêu thương, chiều chuộng, ủng hộ mọi quyết định, khi con gái rơi vào rắc rối, không chỉ lắng nghe con tâm sự mà bà Trịnh Thị Mai (52 tuổi) nhắn nhủ con thế này:
‘Tính con như nào mẹ biết rõ, con xứng đáng được yêu thương che chở chứ không phải lắng nghe những lời ác ý kia. Những người đồng hành cùng con sẽ hiểu, chỉ cần con kiên trì, không ngừng cố gắng, con sẽ nhận được điều mình mong muốn’.
Với Thương, đó chẳng khác gì liều thuốc sốc lại tinh thần. Vậy mà, nguồn năng lượng lạc quan ấy giờ đây lại khiến Thương nặng lòng nhất bởi mẹ cô phát hiện bị mắc chứng ung thư giai đoạn cuối.
Mẹ ơi, con bất hiếu vì không lo được cho mẹ!
Vài tháng nay, ngoài việc sáng livestream, chiều tối đến trung tâm tiếng Anh, Narry Thương còn tranh thủ sắp xếp thời gian đến bệnh viện K2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) chăm mẹ nằm viện.
3 năm trước, bà Mai – mẹ Narry Thương phát hiện bệnh ung thư vú, đã đi phẫu thuật. Những tưởng mọi chuyện tốt đẹp trở lại thì 3 tháng nay bệnh tình của bà Mai tái phát, tế bào ung thư hiện tại đã di căn vào xương.
Vì không thể xoay được kinh phí trả cho bệnh viện, gia đình buộc phải lựa chọn phương pháp điều trị xạ trị và truyền hoá chất. Nhìn mẹ đau đớn, nằm trên giường bệnh nước mắt không ngừng chảy vì chống chọi với sự dày vò của căn bệnh khiến Thương đau lòng, khoảnh khắc đó ám ảnh trong tâm trí cô.
‘Mẹ mình hiền, kiên cường. Mẹ khóc nhưng chỉ nói đấy là tác dụng phụ của thuốc. Mình chẳng biết làm gì chỉ an ủi mẹ, chỉ biết nói ‘mẹ ơi cố lên’.
Cứ nghĩ đến chuyện ba mẹ nuôi mình khôn lớn bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất nhưng đến bây giờ mình lại không thể giúp mẹ chữa trị bằng phương pháp tốt nhất, mình chỉ muốn khóc. Cảm giác ấy giống BẤT HIẾU…’.
Thương tâm sự, những gì tốt nhất cô có thể làm được cho mẹ khi này là thường xuyên update hình ảnh vui vẻ, được mọi người quan tâm, được những học trò nhí yêu mến giúp mẹ cô vui được ít nhiều.
Nữ streamer thường xuyên cho mẹ xem hình ảnh vui vẻ của mình trên sóng để mẹ góp ý và nhận xét về phong cách livestream.
Thương bày tỏ tình cảm với bố.
Chính cô cũng tự nhận, nhiều khi mẹ là người động viên ngược lại cho mình: ‘Nếu mẹ không động viên chắc mình không mạnh mẽ được như này, không cố gắng đi làm hàng ngày như hiện tại.
Như mẹ đã nói, mọi sự cố gắng của mình sẽ được đền đáp ở tương lai nên bản thân luôn tự nhủ không thể bỏ cuộc dù ở bất kỳ tình huống nào’.
Nữ sinh khoa chăn nuôi đam mê diễn xuất
Phan Thị Thùy Linh hiện là sinh viên năm 3 của khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cô sinh viên sinh năm 99 là một bí thư rất sôi nổi của lớp, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài trường và may mắn đạt được một số thành tích nổi bật.
Với mong muốn được học tập trong một môi trường năng động, có nhiều phong trào dành cho sinh viên, ngoài ra là định hướng của gia đình, Thùy Linh đã quyết định nộp hồ dự thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trở thành một sinh viên khoa Chăn nuôi, Thùy Linh hy vọng có thể sử dụng những kiến thức từ mái trường để trở về quê hương lập nghiệp như lời khuyên của Bố.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, bố mẹ vẫn luôn cố gắng để cho Thùy Linh đi học đầy đủ, vì vậy Linh luôn dặn lòng phải cố gắng để sau này có thể giúp mẹ đỡ vất vả. Ngoài ra Thùy Linh cũng tích cực đi làm thêm để vừa có kinh nghiệm vừa trang trải thêm nhu cầu học tập, sinh hoạt như bưng bê quán ăn, quán cà phê, lễ tân trung tâm tiệc cưới.
Thùy Linh tâm sự: " Người mà em luôn luôn thần tượng là bố em, bố em là một người đàn ông chuẩn mực, yêu chiều các con nhưng dạy dỗ rất đúng cách, bố rất tâm lí với em và định hướng cho em học hành nghiêm túc để có cơ hội về phát triển kinh tế quê hương"
Thùy Linh chia sẻ, bản thân không ngại những khó khăn, thử thách trong công việc và cuộc sống. Trong học tập và sinh hoạt tại trường, Thùy Linh luôn tích cực tham gia các hoạt động, Linh là bí thư của lớp cũng được 3 năm và góp phần giúp thành tích của lớp có nhiều kết quả tốt.
Dù bận học và làm thêm, song Thùy Linh luôn dành thời gian tham gia các hoạt động của khoa, của trường. Linh từng đạt giải nhì cuộc thi tài năng sinh viên do khoa Chăn nuôi tổ chức, ngoài ra Linh có niềm vui với bộ môn bóng đá và từng cùng lớp đạt giải nhất khoa Chăn nuôi cũng như giải ba bóng đá nữ truyền thống cấp Học viện. Đặc biệt Linh rất hâm mộ câu lạc bộ Manchester United và từng đạt giải nhì cuộc thi Miss do Group fan MU toàn quốc chủ trì.
Nhờ tham gia các sự kiện trong trường đã giúp cho cô gái Thùy Linh phát hiện ra những tố chất của bản thân. Ước mơ lớn nhất của Linh vẫn là được tham gia diễn xuất và có cơ hội được trở thành diễn viên tại một bộ phim nào đó. Thùy Linh là một cô gái nội tâm nhưng rất hòa đông và nhanh nhẹn, Linh luôn chủ động kết bạn với các bạn sinh viên khác để cùng nhau chia sẻ học tập và các hoạt động trong cuộc sống.
Châm ngôn sống của Linh là:"Nếu không thể là mặt trời thì cũng đừng làm một đám mây". Câu châm ngôn có thể hiểu rằng chúng ta đừng chấp nhận sống nhạt nhoà, hoà lẫn vào đám đông với một cuộc sống bình lặng, tẻ nhạt vì mỗi người chúng ta đều có một vẻ đẹp, một tài năng và khả năng riêng của mình vì vậy nên cần tự ý thức khẳng định tài năng, cần dũng cảm đối diện với khó khăn để khẳng định giá trị của riêng mình.
Đây là cách để làm phong phú và biến cuộc sống trở nên đáng mơ ước. Lời nhắn nhủ châm ngôn muốn khuyên chúng ta "Nếu không thể trở thành một con người vĩ đại cũng đừng biến mình thành một kẻ tầm thường, hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa".
Trong thời gian tới, Thùy Linh chia sẻ bản thân sẽ dành thời gian để tập trung vào học tập vì đang bước vào những năm quan trọng của quãng đời sinh viên. Hy vọng và chúc cho những dự định của Thùy Linh sẽ thành hiện thực.
Tân thủ khoa cử nhân tài năng và bí quyết dành điểm số xuất sắc Ngày 29/7, Trường Đại học (ĐH) Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức bế giảng và trao bằng cử nhân khoa học hệ chính quy năm 2020. Trong số các gương mặt xuất sắc, sinh viên Trương Tấn Sang lớp K61, Cử nhân Tài năng Hóa học đã trở thành thủ khoa đầu ra của trường với số...