“Độc” như chuyện Valentine của du học sinh
Valentine là ngày dành cho tất cả những ai yêu nhau, nhưng có lẽ những câu chuyện tình yêu của các chàng trai, cô gái Việt ở xứ người thì không phải ai cũng có dịp biết đến và trải nghiệm.
Hoa hồng tình yêu giữa màn tuyết trắng
Ở những quốc gia, vùng lãnh thổ gần với cực Bắc, khí hậu không những là thử thách lớn buộc du học sinh Việt Nam phải vượt qua khắc nghiệt của thời tiết để học tập, mà cũng là “thuốc thử” đặc biệt của tình yêu. Năm nào cũng vậy, Lễ Tình yêu diễn ra vào mùa xuân, nhưng tuyết thì vẫn “ngự trị” dày đặc và trắng xóa cả một vùng Siberia rộng lớn của nước Nga.
Hoa hồng đỏ giữa tuyết lạnh như tình yêu Việt nơi xứ người – Ảnh : Nhân vật cung cấp
Ấy vậy mà để chứng tỏ tình yêu của mình, không ít chàng trai Việt đã lặn lội giữa cái “sân băng tự nhiên khổng lồ” ấy để tìm bằng được một bông hoa hồng, dành tặng bạn gái. Đối với cô bạn A.T (SV ĐH KTTH QG Irkutsk, LB Nga), dù mấy ngày Tết xa gia đình có buồn đến mấy, thì cảm giác được nhận bông hoa tươi thắm biểu tượng cho tình yêu của cậu bạn cùng khóa N. Đ. M, lòng chắc hẳn cũng phải… nở hoa. Chẳng có cô gái nào lại không động lòng trước tâm sức của người mình yêu như vậy, nhất là khi… giá hoa tươi ở Irkutsk chẳng hề rẻ chút nào!
Lãng mạn như nước Pháp
Tết này, mấy ngày đều bù đầu với lịch thi cử dày đặc, mãi đến mồng 4 Tết, Hải Anh (SV ĐH Paris) và bạn trai Tuấn Minh mới có dịp gặp nhau. Cùng đi học nước ngoài nhưng ở hai thành phố khác nhau nên cơ hội gặp gỡ như thế này là hết sức đáng quý, nhất là mai lại là… Valentine rồi. Ấy vậy mà vừa đặt chân đến Paris, Tuấn Minh đã kéo ngay cô bạn đi… ăn phở và mấy món Việt khác nữa.
Quà Valentine đặc biệt giữa lòng nước Pháp – Ảnh : Nhân vật cung cấp
Nếu như không phải vì toàn món “tủ” của Hải Anh và thương người yêu lặn lội mấy tiếng trên tàu từ nơi xa đến, cô nàng sẽ giận dỗi ngay với suy nghĩ: “Đi chơi gì mà đi ăn, Valentine chẳng… lãng mạn gì cả “. Nhưng bao nhiêu ấm ức trong lòng Hải Anh đã chẳng cần đuổi mà tự biến mất khi vừa đến dưới chân tháp Eiffel sau cả ngày rong ruổi phố phường, Tuấn Minh đã “tranh thủ” tặng cô nàng một nụ hôn ngọt ngào kèm theo hộp chocolate trái tim mà anh chàng đã giấu sẵn từ trước. Dù đỏ mặt vì… hơi xấu hổ, nhưng khỏi phải nói tim Hải Anh đập mạnh vì hạnh phúc đến cỡ nào, còn gì lãng mạn hơn thế nữa!
Video đang HOT
Lời cầu hôn dài… 13.000 cây số
Bốn năm yêu Tuấn – chàng du học sinh Việt tại Mỹ -cũng là ngần đấy lần Valentine, Thu Giang một mình ngắm các cặp tình nhân hạnh phúc bên trên phố phường Hà Nội. Năm nào cũng nhận được những món quà Tuấn dành tặng, như khi thì con gấu bông to đùng gửi đường máy bay, khi thì mẹ và em gái Tuấn mang hẳn hoa và quà của Tuấn đến tận nơi Giang làm việc, nhưng cảm giác một mình trong ngày Tình yêu thì hẳn là không dễ chịu.
Hạnh phúc đẹp sau ngày Valentine – Ảnh : Nhân vật cung cấp
Hết thời gian học đại học, Tuấn được giữ lại nghiên cứu nên quãng thời gian xa nhau bỗng nhiên dài thêm cùng với những giọt nước mắt thương nhớ, đã có lúc Giang nghĩ đến việc… chia tay, nhưng cô không còn cơ hội làm điều đó nữa ở trong ngày Valentine vừa rồi…
Đúng ngày Valentine năm ngoái, Giang được em gái Tuấn đón sang ăn cơm cùng gia đình. Lưỡng lự không đi vì đang có ý định chia tay, nhưng vì cô em đón tận nhà nên sau đó, Giang vẫn có mặt, cùng mẹ Tuấn chuẩn bị bữa cơm chiều. Khi món ăn cuối cùng được dọn lên mâm, bỗng Tuấn điện thoại về, gặp Giang qua Skype. Và điều bất ngờ nhất mà Giang nhận được, đó là qua video call, chàng tiến sỹ tương lai đã nói lời cầu hôn “trực tuyến”, với người bạn gái của mình, trước sự chứng kiến của cả gia đình Tuấn.
Chưa hết ngỡ ngàng, thì mẹ và em gái Tuấn lại trao tận tay cô chiếc nhẫn và bó hoa hồng thay cho lời cầu hôn từ nước Mỹ mà chàng tiến sỹ tương lai đã “ủ mưu” từ cách đây nửa năm trời. Cho đến hôm nay, tròn một năm kể từ “sự kiện” đó, Giang vẫn chưa thể nào quên cảm giác hạnh phúc và ngỡ ngàng mà Tuấn – giờ đã là chồng cô – dành tặng.
Tháng 8 vừa rồi, Giang chính thức về nhà chồng, và nửa năm nữa thôi, cô sẽ cùng chồng đón đứa con đầu lòng, kết thúc tuyệt vời cho mối tình và lời cầu hôn đặc biệt dài 13.000 cây số.
Hải Nam
Theo dân trí
Chuyện đắng lòng của cô gái là đích ngắm của những lão dê xồm
Đang ở tuổi xuân thì, chị bị lừa bán ra nước ngoài, chấp nhận chung sống với ông chồng hơn ngót nghét 50 tuổi và vô vàn trò ghê tởm để thỏa mãn dục vọng.
Về nước với hai bàn tay trắng, người phụ nữ ấy lại là đích ngắm của những lão dê xồm (Ảnh minh họa)
23 năm nghiệt ngã ở xứ người
Số phận không may mắn, không ban cho người đàn bà ấy sự nhanh nhẹn, thông minh như mọi người. Thế nhưng, chị vẫn đủ tỉnh táo để thấy đắng cay cho số phận mình, chị không ngừng khóc khi kể lại cuộc đời. Bị lừa bán sang Trung Quốc từ khi 20 tuổi, chị đã phải trải qua hơn 20 năm nghiệt ngã khi chấp nhận làm vợ một ông già hơn chị đến gần 50 tuổi.
Khi về quê nhà, phận đàn bà đơn thân, không một mảnh đất cắm dùi, lại bị coi là ngớ ngẩn, chị lại phải gồng mình trước những lần ve vãn, cưỡng đoạt của những lão già hám gái trong vùng. Người đàn bà ấy là Nguyễn Thị Nhuận (47 tuổi, đội 1, xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định).
Trong cái rét của buổi chiều đông, người đàn bà tên Nhuận ngồi bệt trước hiên nhà. Chị chỉ mặc đúng chiếc quần vải màu gụ, chiếc áo len xanh và đôi dép tổ ong rách gần hết. Trước khi tôi biết đến hoàn cảnh của chị, một người hàng xóm đã nhắc nhở: "Cô chờ để tôi đi cùng vào, cô là người lạ lại đi một mình, Nhuận nó sợ không tiếp chuyện đâu, nó lại nghĩ sẽ bị bán sang Trung Quốc".
Ngồi co ro trên giường, chị Nhuận chậm rãi kể: "Năm tôi 20 tuổi, có hai mẹ con một người phụ nữ đến bảo: "Có đi qua Trung Quốc sống không, sướng lắm". Với một người không biết chữ, nghe lời ngon ngọt vẽ ra một viễn cảnh sung sướng tôi chẳng mảy may suy nghĩ nên nhận lời ngay. Sang bên đó, người ta ép tôi sống với một người đàn ông nhưng chỉ được một tháng thì anh này bị tai nạn chết. Liền sau đó, tôi bị ép làm vợ một lão già hơn mình gần 50 tuổi".
Đến bây giờ, người đàn bà ấy cũng không thể nhớ nổi tên của huyện, thành phố nơi mình sống tại Trung Quốc. Chị bảo: "Gia đình đó sống trên đồi, xung quanh chỉ thấy mồ mả và cây cối. Gia đình chồng làm nông nghiệp là chính, ở đó người ta có tục ăn cháo, đến cả vài tháng mới biết đến bữa cơm. Cuộc sống khổ cực, phải làm việc đến khuya lại ăn uống thất thường, tôi gần như kiệt sức. Mỗi khi trái gió trở trời hay đau ốm đều không có tiền mua thuốc".
Chị về Việt Nam năm 2008, khi ấy, con trai đầu đã lên 7 tuổi, con trai thứ hai mới 3 tuổi. Cho đến bây giờ, với ai chị cũng bảo: "Tao ngốc nên không được ở với con". Nguyên do là phía nhà chồng đã câu kết với mối lái bên Việt Nam rồi lừa chị về nước. Biết chị là người không nhanh nhẹn, hay tin người, bà mối đã ngỏ lời với chị Nhuận: "Sống ở nước ngoài nhiều năm rồi, có muốn về thăm bố mẹ họ hàng ở quê không, tao dẫn mày về chơi vài ngày rồi sang với con".
Vốn chẳng tinh nhanh để nhớ phố, nhớ đường, khi dẫn về Nam Định, bà mối bảo chị Nhuận ngồi chờ lát để đi vệ sinh rồi chuồn thẳng không quay lại. Hơn 20 năm ở nước ngoài, chị nhớ nhà đến cồn cào, thế nhưng, về đến quê nhà thì cha mẹ đã mất, chị gái cũng đã đi lấy chồng xa. Những chuỗi ngày bơ vơ của chị Nhuận bắt đầu từ đó.
Khi thấy có người lạ đến nhà chị Nhuận, chị Nguyễn Thị Hằng (xóm 1, xã Nghĩa Phúc, một người hàng xóm thân thiết, luôn cưu mang, giúp đỡ chị Nhuận) liền vội vàng qua để xem, tránh người lạ đến làm phiền chị Nhuận. Chị Hằng nói: "Tối nào, Nhuận cũng qua nhà tôi, hai chị em ngồi trong bếp tâm sự. Phải chịu nhiều cay đắng trong cuộc đời, sống ở nước ngoài thì cùng cực, khổ sở, khi về Việt Nam vẫn vô vàn éo le, lại bị lừa mất cả con, Nhuận nó chạnh lòng, tủi thân lắm".
Gia đình chị Nhuận có 5 anh chị em, hai người em đã mất, một chị giờ ở trong Nha Trang, một anh ở tại Nam Định nhưng cũng chẳng bao giờ chị nhận được sự giúp đỡ. Vì cho chị là người ngây ngô, không biết gì nên thậm chí, ngày giỗ bố, mẹ, anh trai chị cũng không gọi chị qua nhà để cúng giỗ. Mỗi khi đến ngày giỗ bố, mẹ, chị lại sang nhà hàng xóm hỏi xem phải nấu món gì, lễ nghi ra sao để về làm.
Ước mơ về một mái nhà
Chị Nhuận ở trong gian nhà cấp bốn nhỏ xíu, thông thống các ô cửa, gió thốc vào lạnh buốt. Một gian nhỏ xíu bên trong để vài chiếc bát sứt mẻ, vài cây bắp cải mà hàng xóm đem đến cho chị Nhuận, chừng ba chiếc áo cũ sờn treo trên dây. Chị Nguyễn Thị Hằng cho biết: "Ngôi nhà mà Nhuận đang ở là của một người cháu (con của anh trai chị) đang đi làm ăn xa. Lúc nào, Nhuận cũng bảo: "Không biết nó (người cháu - PV) về thì tao ở đâu".
Về quê nhà với hai bàn tay trắng từ năm 2008, ngoài ngôi nhà đi mượn thì từ chiếc giường xập xệ, chiếc đài chạy pin, chạn bát, xoong nồi, chiếc tivi nhỏ, chiếc chổi, chăn bông, vại đựng gạo... đều do hàng xóm đem cho. Vừa chỉ tay về phía đôi dép để góc tường, chị khoe: "Một chị hàng xóm mới mua cho tôi cách đây một tuần, tôi để đó khi nào đôi dép tổ ong này rách thì đi".
Hiện tại, hàng ngày chị Nhuận chỉ quanh quẩn ở nhà, thi thoảng, hàng xóm có gì lại gọi đem cho. Bữa rau, bữa cháo rồi cũng qua ngày. Cuối năm 2012, nhờ người làm đơn xin trợ cấp của phòng Thương binh xã hội của huyện, chị Nhuận mới nhận được 270 nghìn đồng tiền hỗ trợ/tháng. Thi thoảng, người chị gái đang sống trong Nha Trang cũng gửi cho em vài đồng hỗ trợ. Mỗi dịp tết đến, căn nhà nhỏ trống không, chẳng có chút hương vị gì, thương tình, hàng xóm người thì cho cặp bánh chưng, người cho khoanh giò, ít dưa hành, rau củ... để chị ăn tết. Ngặt nỗi, mấy người hàng xóm hay chạy qua giúp đỡ chị cũng rất nghèo, chẳng giúp được gì nhiều. Mong muốn lớn nhất của chị Nhuận hiện tại là có được một mảnh đất, để chị cất một căn nhà nhỏ sống hết quãng đời còn lại...
Phận đàn bà sống đơn độc, nỗi sợ hãi hàng đêm của chị Nhuận là những tiếng gõ cửa, những bước chân của những lão dê già hám gái. Theo một người hàng xóm của chị Nhuận kể lại, cách đây hơn một năm, một hôm mở cửa đi vệ sinh buổi đêm, một lão già trong xóm đã rình mò từ bao giờ, chỉ chờ có cơ hội lẻn vào nhà.
Lão đe dọa, cưỡng hiếp để thỏa mãn thú tính, người đàn bà nửa thông minh, nửa ngớ ngẩn ấy không đủ sức khỏe, không đủ tỉnh táo để phòng vệ. Sau đó, chị có thai, hàng xóm biết chuyện thì gọi điện vào Nha Trang cho chị gái Nhuận, người chị gái đã phải tức tốc ra đưa người đàn bà ấy đi phá bỏ thai nhi.
Từ sau lần ấy, buổi đêm, chị chẳng dám mở cửa ra ngoài, kể cả ban ngày hễ ai đến gõ cửa cũng làm chị sợ sệt. Những lão dê xồm vẫn hàng đêm đến ve vãn đủ trò. Nhờ có hàng xóm nhắc nhở, thi thoảng đáo qua, cộng thêm việc chị Nhuận liên tiếp chửi rủa, hô hoán khi bị ve vãn nên thời gian này cuộc sống của chị mới tạm thời yên ổn. Đám đàn ông có máu dê cũng không dám bén mảng đến rình mò như trước nữa.
Chị bảo, ở một mình buồn lắm, hàng đêm chị vẫn khóc nhớ hai con trai đang biền biệt xứ người. Việc tìm gặp, nhìn mặt hai con với chị bây giờ là điều không tưởng. Không kiếm nổi tiền nuôi bản thân, không có chỗ bấu víu, nương tựa, sự cùng quẫn, éo le cứ đeo bám người đàn bà sắp bước sang tuổi ngũ thập đó. Trước khi chào chị để ra về, bước ra ngoài hiên, tôi vẫn kịp nghe chị đang sụt sịt với người hàng xóm: "Nó về thì tao ở đâu?
Theo 24h
Mẹ cô dâu Việt xấu số chứng kiến con gái bị đối xử tàn nhẫn Bà Ảnh - mẹ đẻ của cô dâu xấu số Võ Thị Minh Phương cho hay, ngày 21/10 vừa qua bà mới từ Hàn Quốc trở về, sau một năm ở xứ người. Tại đây bà đã chứng kiến cảnh bất công của con rể và gia đình sui gia đối xử với con gái mình. Nghe tin con gái ôm hai cháu...