“Đọc” nhiều dị tật thai nhi từ xét nghiệm máu mẹ
Ngay từ tuần thai thứ 10, chỉ từ 7 – 10ml máu của thai phụ được mang đi xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ “đọc” được nhiều nguy cơ dị tật, đột biến nhiễm sắc thể… với kết quả chính xác tới 99,98%.
Phát hiện nguy cơ từ tuần thai thứ 10 Tại hội nghị “Tư vấn di truyền sản khoa” do Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức diễn ra sáng 2/11, các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa, di truyền học đánh giá, việc xét nghiệm, sàng lọc trước sinh là yếu tố vô cùng quan trọng để trẻ sinh ra khỏe mạnh, loại trừ các bệnh di truyền, khuyết tật nguy hiểm.
Các chuyên gia sản khoa, di truyền học tại hội nghị.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, mỗi năm trong khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra thì có khoảng 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down; khoảng 2200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh); 1000 – 1500 trẻ mắc bệnh; 200 – 250 trẻ mắc hội chứng Edwards và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.
Vì thế, việc ứng dụng phân tích di truyền trong lĩnh vực sản khoa giúp chẩn đoán sớm, sàng lọc đột biến số lượng nhiễm sắc thể và phát hiện sớm các dị tật cho thai nhi là vô cùng quan trọng.
Xét nghiệm máu bà bầu từ tuần thai thứ 10 đã cho phép phát hiện nguy cơ thai dị tật. Ảnh minh họa: Hồng Hải
Một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến đang được ứng dụng tại nhiều nước phát triển là chẩn đoán di truyền trước sinh không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) cho phép phát hiện các nguy cơ dị tật, đột biến nhiễm sắc thể… ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ.
Thay vì phương pháp xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau có thể gây nguy cơ sảy thai thì hiện nay với sự tiến bộ của y học, các thầy thuốc chỉ cần xét nghiệm máu của người mẹ đang mang bầu để sàng lọc trước sinh.
Video đang HOT
Ở tuần thai thứ 10, các thầy thuốc chỉ lấy từ 7-10ml máu tĩnh mạch từ cánh tay của thai phụ để xét nghiệm chẩn đoán, sàng lọc đột biến số lượng nhiễm sắc thể và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phương pháp này có thể thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10, cho kết quả chính xác lên tới 99,98%, được đánh giá là an toàn tuyệt đối cho thai phụ và thai nhi, đồng thời hỗ trợ các bác sĩ tư vấn kịp thời cho thai phụ.
Nhiều nguyên nhân gây dị tật thai
Theo PGS.TS Trần Đức Phấn, Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Di truyền (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất thường sinh sản, trong đó đáng chú ý nhất là do di truyền, do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học, sinh vật học.
Tại Việt Nam, tỉ lệ bất thường sản khoa khá cao như: vô sinh (7,7%), tỷ lệ mẹ sẩy thai 8% – 12%, mẹ bị thai chết lưu 0,52 – 5,21%, tỷ lệ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh 1,68 – 2,58%.
Các nguyên nhân gây ra bất thường sinh sản rất phức tạp, thậm chí hiện tại khoảng 50% các trường hợp dị tật bẩm sinh chưa tìm được nguyên nhân. Nguyên nhân có thể do bất thường nhiễm sắc thể, do đột biến đơn gen, rối loạn di truyền; các yếu tố vật lý, ô nhiễm môi trường, chuyển hóa; các bệnh nhiễm trùng; mẹ uống nhiều loại thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ….
Trong khi đó, các bệnh tật di truyền rất khó điều trị, hậu quả nặng nề. Vì thế, tư vấn để xét nghiệm tiền hôn nhân, xét nghiệm, sàng lọc trước sinh là vô cùng quan trọng.
“Như với việc phát hiện gen bệnh Thalassamia, rất nhiều người mang gen bệnh nhưng không biết mình bị bệnh. Do đó, tỉ lệ hai người cùng mang gien bệnh Thalassemia kết hôn với nhau ngày càng cao, sinh ra những đưa con mắc bệnh. Thay vì chi phí vài trăm nghìn một xét nghiệm máu để phát hiện gen bệnh, được tư vấn di truyền để sinh con khỏe mạnh, nếu không được phát hiện sinh ra con bị bệnh, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỉ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn”, chuyên gia viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết.
Với xét nghiệm trong quá trình thai kỳ cũng vậy, chỉ với 7 – 10ml máu của người mẹ giúp bác sĩ nhìn ra được các nguy cơ (nếu có) gây dị tật thai nhi.
PGS.TS Nguyễn Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, tại Việt Nam có nhiều phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh. Nếu thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh thì sẽ loại bỏ được 95% những dị tật bất thường và cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh.
Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao như: trên 30 tuổi (đặc biệt trên 35 tuổi); Có tiền sử thai lưu, thai dị dạng; có kết quả siêu âm bất thường; có kết quả Double test hoặc Triple test có nguy cơ cao; mang đa thai; gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền; thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản… càng cần phải được tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời làm các xét nghiệm loại trừ nguy cơ và tiếp tục theo dõi thai kỳ ở các tháng tiếp theo.
Từ 3 tháng của thai kỳ, thai phụ nên đi siêu âm để chẩn đoán sớm những dị dạng cực lớn, như dị dạng tim, não úng thủy… Việc xác định sớm dị tật cũng giúp thai phụ yên tâm hơn, vì không phải dị tật nào cũng phải đình chỉ thai. Chỉ những dị dạng lớn như dị dạng hệ thống thần kinh T.Ư, dị dạng rất lớn của tim, của cơ quan tiết niệu… mới phải đình chỉ thai nghén. Còn một số, như dị dạng của cơ quan tiêu hoá, thành bụng có thể can thiệp được thì giữ thai.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mẹ con sản phụ thập tử nhất sinh vì tự bỏ điều trị tuyến giáp khi mang thai
Đang điều trị bệnh basedow (bệnh lý tuyến giáp) thì phát hiện mang thai, bệnh nhân L.T.C (18 tuổi, Thanh Hóa) lập tức bỏ thuốc điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Khi thai được 30 tuần, sản phụ phải đi cấp cứu vì khó thở, phù hai chi dưới, ho khạc đờm đục... Bệnh nhân được phát hiện cường giáp rất nặng, tổn thương thận, suy tim.
Chiều ngày 15/10, sau 10 ngày thành công ca mổ đẻ nguy kịch cứu mẹ con sản phụ 32 tuần thai do tự bỏ thuốc điều trị bệnh basedow, TS. BS Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách Khoa Nội tiết - Đái tháo đường (BV Bạch Mai, Hà Nội) mới "thở phào", vui mừng thông báo về ca bệnh đặc biệt này.
BS Bảy cho biết, bệnh nhân bị basedow đang điều trị nhưng cách đây gần 1 năm, khi phát hiện có thai đã tự ý bỏ thuốc mà không đi khám lại.
Trước đó, ngày 24/9/2018, chị L.T. C. được người nhà đưa đến BV trong tình trạng khó thở kèm phù 2 chi dưới, ho khạc đờm đục, đang mang thai tuần thứ 30. Kết quả siêu âm thai thấy có 1 thai, ngôi chưa ổn định, nặng 1,293g; các cơn co tử cung không rõ, siêu âm màng phổi thấy tràn dịch màng phổi 2 bên. Thai nhi có giai đoạn máy thưa, thiểu ối, nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.
Bệnh nhi hiện đã ổn định sau 10 ngày được chăm sóc tích cực. Ảnh: M.T
Kết qua hội chẩn đoán toàn viện cũng đánh giá tình trạng sản phụ rất nguy kịch do bệnh basedow, suy tim, tăng huyết áp, tiền sản giật, viêm phổi. Thậm chí, gia đình, bác sĩ phải đứng trước lựa chọn cứu mẹ hoặc con.
Nhưng với quyết tâm cao "cứu bằng được cả hai mẹ con", cuộc hội chẩn toàn viện do GS Ngô Quý Châu - Phó giám đốc bệnh viện chủ trì với sự tham gia của nhiều chuyên khoa liên quan gồm nội tiết, sản, nhi, huyết học... đã đưa ra phác đồ điều trị để ổn định mẹ, kéo dài tuổi thai.
Ngày 5/10, khi thai được 32 tuần tuổi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển dạ nên bác sĩ chỉ định mổ đẻ.Em bé nặng 1,6kg khi lấy ra khỏi bụng mẹ gần như không thở, tim đập rời rạc. Kíp bác sĩ khoa Nhi (BV Bạch Mai) có mặt ngay tại phòng mổ đã hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay sau sinh.
"Sau khoảng 5 phút toàn trạng của cháu đã tốt hơn, nhịp tim đạt trên 100 phút/lần. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển đến khoa Nhi cấp cứu, thở máy, lồng ấp và truyền dịch, theo dõi 24/24", BS Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi cho biết.
Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp, tự bú 25-30ml sữa/ bữa và đang tăng cân. Sau sinh, sản phụ tỉnh táo, tình trạng cường giáp ổn định, không sốt, không khó thở, chân không phù, đi lại nhẹ nhàng. Các chỉ số sinh tồn đã ổn định và hai mẹ con có thể xuất viện trong một vài ngày tới.
TS Bảy cho biết, khoảng 3 đến 4% phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa phần là xuất hiện sau khi thụ thai.
"Dù xuất hiện từ trước hay sau, nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi", TS Bảy nhấn mạnh.
Ông giải thích: "Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan nên nếu bị thiếu hormone trong thời gian này thì biến chứng rất nặng nề: ở người mẹ là tăng huyết áp, suy tim, còn với thai nhi thường là sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non, và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. và nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và con lên đến gần 100%".
Vì thế, việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt.
TS Bảy khuyến cáo những người dã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp...; Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em...) bị bệnh tuyến giáp; Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; Có tiền sử sản khoa như xảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh; Người bệnh đái tháo đường týp 1; Có mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus... cần phải được sàng lọc bệnh tuyến giáp trong thời gian mang thai.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Vì sao người sống lành mạnh vẫn bị ung thư Các nhà khoa học kết luận 60% đột biến ung thư do lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, 29% tại môi trường và 5% đột biến di truyền. Theo Nature, nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Ung bướu Kimmel Johns Hopkins, lối sống và các bệnh di truyền không đóng góp nhiều dẫn tới nguy cơ mắc ung thư. Thực tế, 2/3...