Độc nhất vô nhị phiên chợ “đánh người để cầu may”
Năm nào cũng vậy, phiên chợ Chuộng duy nhất trong năm diễn ra vào ngày mùng 6 tết (Âm lịch) tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).
Phiên chợ “đánh nhau để cầu may” này khiến nhiều người lâm vào cảnh “sứt đầu mẻ trán” giữa ngày xuân. (Ảnh: Lê Duẩn)
Người ta còn gọi đây là “ Chợ Choảng” bởi dân trong vùng đến đây không hẳn chỉ để mua-bán mà còn mang theo mong muốn được “đánh nhau để có may mắn cả năm”.
Từ thành phố Thanh Hóa, chạy xe gần 20 Km là đến được chợ Choảng. Chợ họp trên bãi đất trống rộng bằng một sân bóng đá, nằm ven con sông Hoàng, trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn. Phiên chợ “đánh nhau để cầu may” này khiến nhiều người lâm vào cảnh “sứt đầu mẻ trán” giữa ngày xuân.
Ban đầu người đến chợ dùng cà chua ném nhau. Chủ yếu việc ném cà chua được diễn ra giữa các nhóm thanh niêm nam nữ với nhau như sự bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, khi cà chua đã hết, nhiều trai làng dùng cả táo, ổi, đến gạch đá… để “tỏ tình”.
Lãnh đạo xã Đông Hoàng còn cho chúng tôi biết những năm gần đây chợ Choảng đã bị nhiều đối tượng lợi dụng làm nơi thanh toán ân oán, giải quyết hiềm khích. Những hiềm khích cả năm được người ta giải quyết ở chợ Choảng. Nét đẹp văn hóa đánh nhau giả vờ cầu may bị biến thành những cuộc tử chiến, thanh trừ đối thủ. Nhiều người cho chúng tôi biết đã xảy ra những án mạng đáng tiếc từ những phiên chợ này.
Từ việc đánh nhau giả vờ với mong muốn lấy may, phiên chợ Choảng đầu xuân giờ đây đang bị biến tướng, là nơi người ta chém nhau trả thù. Năm nào cũng vậy, lực lượng công an luôn phải căng ra để hạn chế thấp nhất những hậu quả từ phiên chợ “đánh nhau cầu may” này. Nên chăng chính quyền địa phương cần có những biện pháp can thiệp mạnh hơn, đưa ra những quy định cụ thể song song với việc tuyên truyền để người dân tự giác giữ gìn một phong tục tập quán đẹp, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Một số hình ảnh mà PV ghi lại tại phiên chợ Choảng:
Video đang HOT
Theo xahoi
Chùa Hương: Vẫn treo la liệt "thú rừng"
Không ít du khách đi khai hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn phải chứng kiến cảnh động vật gắn mác "thú rừng" bị xẻ thịt và treo ngược trước cửa các quán ăn.
Sáng 15/2 (mùng 6 tết), Lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) đã chính thức diễn ra với chủ đề "Nét đẹp truyền thống văn hóa".
Trước đó, ngày 3/2, trong chuyến thị sát công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội tại chùa Hương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã yêu cầu BTC lễ hội chùa Hương cần chú ý bố trí quy hoạch hàng quán, bến xe, đò tạo không gian thông thoáng cho người dân tham gia lễ hội. BTC cũng cần chú ý điều tiết âm thanh loa đài, quản lý chặt văn hóa phẩm độc đại.
Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu nghiêm cấm các hàng quán treo thịt động vật gắn mác thịt thú rừng tại khu vực dưới bến Thiên Trù lên chùa Hương.
Tuy nhiên, trong ngày đầu khai hội, vẫn tồn tại nhiều hình ảnh phản cảm, đặc biệt là cảnh "thú rừng" bị xẻ thịt, bày bán dọc đường dẫn lên chùa Thiên Trù. Theo quảng cáo của một số người bán hàng, đây là thú rừng "xịn", săn từ núi Hương Sơn. Nhưng, một số người khác cho biết đây chỉ là thịt động vật đóng mác thịt thú rừng, bởi lượng thú rừng ở khu vực này không thể đáp ứng đủ nhu cầu thực khách trong suốt mùa lễ hội.
Một số hình ảnh ghi được tại chùa Hương ngày khai hội:
Nhiều du khách hành hương cho biết, Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương đã làm tốt hơn mọi năm khi không còn tồn tại cảnh ăn xin hay các trò lừa bịp đối với du khách.
Tuy nhiên, khi muốn lên chùa Thiên Trù, du khách phải đi qua hàng loạt các hàng quán bán thịt thú rừng, bánh kẹo với loa đài mời khách inh ỏi
Các hàng quán vẫn ngang nhiên bày bán và xẻ "thịt thú rừng" bất chấp chỉ thị của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
"Thú rừng" được treo ngược tại các quán ăn
Thậm chí, các chủ quán còn trực tiếp xẻ thịt theo yêu cầu của khách hàng
Du khách phải lách qua những con thú bị xẻ thịt để lên chùa
Thịt được bày sẵn ra đĩa chờ thực khách
Thú còn sống được bày bán ngay dưới đường đi
Rượu ngâm rắn được bày bán nơi cửa Phật
Hàng quán di động ngược, xuôi trên suối Yến
Nhiều du khách ngồi đánh bài trên chuyến đò vào lễ Phật
Ban tổ chức đã ra quy định không lễ thịt, xôi tại chùa nhưng nhiều người vẫn không chấp hành.
Theo 24h
Chùa Hương đông nghịt ngày khai hội Sáng 15/2, hàng chục nghìn người nô nức đổ về Khu du lịch Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) để dự lễ khai hội chùa Hương. Sáng mùng 6 tháng giêng năm Quý Tỵ (ngày 15/2/2013) đã diễn ra lễ khai hội chùa Hương tại Thiên Trù (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Theo đại diện của Ban tổ chức, ước...