“Độc nhất vô nhị” na ra quả từ thân ở đất Bắc
“Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này đang được phổ biến ra toàn xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Nhờ đó, người ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng cách… cắt cành.
Đây là “tuyệt chiêu” do những nông dân trồng na của xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang).
100% cây na nhà ông Phương Minh Hiến ra quả từ thân
Trung tuần tháng 11/2013, một nông dân xóm Khuyên, xã Huyền Sơn (Lục Nam) thử nghiệm cắt cành để cho cây na thấp bớt, tránh gió bão. Sang xuân, cây chỉ chồi lộc ở thân chứ không ra hoa. Chủ vườn tiếp tục cắt cụt ngọn cành non mới mọc ra từ thân cây.
Bất ngờ, sau 20 – 25 ngày, từ những kẽ lá của cành cây cụt đua nhau nhú hoa, đậu quả.
Quả na hút dinh dưỡng trực tiếp từ thân cây nên căng mọng, ngọt lịm và nhiều nước. Dù ra hoa chậm hơn 1 tháng, nhưng năng suất vườn na diện tích 3 sào của ông vẫn đạt 2,1 tấn (tương đương 20 tấn/ha). Một thành tích mơ ước người trồng na.
“Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này được phổ biến ra toàn vùng. Nhờ đó, người ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng cách… cắt cành.
Ngay trong vùng na dai Lục Ngạn, cùng một thời điểm, khi quả na vườn nhà này đã to bằng quả trứng gà, chủ vườn bên cạnh mới bắt đầu thụ phấn cho hoa để đón vụ na chín muộn, bán giá cao.
Video đang HOT
Trong khi vườn na nhà ông Bùi Văn Quang (xóm Khuyên, xã Huyền Sơn) đang trong thời kỳ thu hoạch…
… thì vườn nha nhà ông Bùi Minh Hiến ở gần đó, rất nhiều cây na quả vẫn còn xanh, thậm chí nhiều quả rất non do được thụ phấn sau.
Từ trung tuần tháng 6 âm lịch, thương lái đã đánh xe tải lên Lục Ngạn mua na, trong khi ở các vựa na khác như Chi Lăng (Lạng Sơn), Chí Linh (Hải Dương), quả na vẫn xanh le xanh lét.
Giá bán na đầu mùa bao giờ cũng đắt (45 – 50.000 đồng/kg), thậm chí có thời điểm lên tới 60.000 đồng/kg.
Nhờ đó, na Lục Nam có thể rải vụ hơn 4 tháng (từ trung tuần tháng 6 đến hết tháng 10 âm lịch).
Na không chín rộ trong thời gian ngắn, nghĩa là không có chuyện ứ hàng. Và tất nhiên, cánh thương lái không thể ép giá. Thậm chí, thương lái ở Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế kéo đến tận vườn để đặt cọc.
Hiện tại, giá na loại 1 khoảng 28 – 30.000 đồng/kg, khá cao.
Theo Minh Phúc (Nông nghiệp Việt Nam)
Nô nức rủ nhau đi bắt tít nước
Khi nước sông suối xuống thấp, người dân vùng cao miền Tây xứ Nghệ nô nức rủ nhau đi bắt tít nước. Loại côn trùng này được đồng bào dân tộc Thái gọi là "cần tở", hình dáng trông khá giống loài rết nhưng sinh sống dưới nước.
Loài tít nước khá giống với loài rết nhưng nhỏ hơn và sống dưới các hốc đá nên việc bắt chúng cũng không dễ dàng.
Khi nước suối Chà Lạp xuống thấp, người dân ở bản Xốp Nặm (Tam Hợp - Tương Dương) nô nức đi bắt tít nước về ăn.
Muốn bắt được tít nước, cách hiệu quả nhất là làm còn (ngăn dòng nước). Ảnh: Những chiếc bạt được dân bản dùng làm ngăn dòng chảy của suối Chà Lạp.
Lá cây cơi được lấy từ rừng về chuẩn bị bắt tít. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, lá cây được đập nhỏ rải xuống nước khiến con vật bị cay mắt
'Chiến lợi phẩm' chỉ chờ đưa về nhà chế biến.
Dụng cụ đặc biệt để bắt tít. Nếu bất cẩn bị con vật cắn phải dù không độc nhưng khá đau.
Ngay cả trẻ em cũng tham gia bắt tít nước.
Món ăn ngon nhất từ tít nước là bỏ gia vị vào và rang khô. Khi ăn có vị giòn, bùi và rất béo. Món ăn làm từ tít nước sẽ là một trải nghiệm vừa độc đáo vừa 'kinh dị' với khách lạ.
Món tít nước là món ăn quen thuộc và đầy hấp dẫn của trẻ em người Thái.
Theo Thọ - Phương (Báo Nghệ An)
Trồng rau, nuôi cá trong nhà tầng ở nông trang đô thị lớn nhất châu Âu Tận dụng một tòa nhà cao tầng bỏ hoang ở The Hague, miền nam Hà Lan, một công ty đã tiến hành trồng rau củ trên sân thượng và thả cá ở tầng 6 với quy mô được đánh giá là nông trang đô thị lớn nhất châu Âu. Tòa nhà được xây dựng từ những năm 1950 từng thuộc quyền sở hữu...