Đọc & Ngẫm: Nhận ra ta chưa bao giờ là của nhau

Theo dõi VGT trên

Anh, mỗi lần em hỏi anh có ghen không khi em đưa mắt ngắm nhìn một chàng trai khác anh đều trả lời là không. Em hơi buồn, nhưng cũng buồn vu vơ vậy thôi. Rồi một ngày anh lại nói với em “có là gì của nhau đâu mà ghen”…

Đọc & Ngẫm: Nhận ra ta chưa bao giờ là của nhau - Hình 1

Ảnh minh họa

… chắc anh không biết câu nói đó của anh vô tình đã làm em đau nhói đâu anh nhỉ. Một năm rồi phải không anh? Một năm từ khi em mở trái tim này ra và đón anh bước vào. Em cứ nghĩ em đã là một góc nhỏ trong tim anh, là một phần cuộc sống của anh, vậy mà … thì ra mọi thứ đều là em lầm tưởng. Ừ, em không là gì của anh, sao em không nhận ra điều này sớm hơn nhỉ? Nếu em nhận ra điều này sớm hơn thì em sẽ không ghen khi thấy anh nói chuyện với người con gái khác, sẽ không buồn khi anh đi chơi với bạn bè và cũng sẽ chẳng khóc nếu anh có vô tình quên mất sự xuất hiện của em.

Anh biết không, trước khi yêu anh, em hay một mình, nhưng em không khóc, em cũng chẳng thấy buồn. Đến khi yêu anh, anh lúc nào cũng ở bên em, anh thay đổi cái thói quen thức khuya của em, anh thay đổi cái cách lúc nào cũng ôm khư khư cái máy nghe nhạc của em, anh giúp em nhận ra cuộc sống này còn nhiều điều mới mẻ, anh còn nhắc em phải biết nắm giữ hạnh phúc của mình nữa. Để rồi, những lúc anh chán nản vì em, vì cái tính trẻ con của em, em lại một mình ngồi khóc.

Đọc & Ngẫm: Nhận ra ta chưa bao giờ là của nhau - Hình 2

Em chưa bao giờ khóc vì ai nhiều như thế anh à. Em không biết như vậy có phải em quá yếu đuối không, nhưng thật sự em đã không thể đếm hết những lần vì anh rơi nước mắt rồi. Người ta nói yêu là phải hiểu, phải thông cảm cho nhau, anh cũng nói anh hiểu em, nhưng đến cuối cùng anh cũng chẳng thể vì em mà từ bỏ đi thói quen của mình. Em đã sai khi ngộ nhận đó là tình yêu, em sai rồi phải không anh? Là vì em chưa bao giờ yêu nên không thể vì anh mà hi sinh thêm nữa hay do anh vì quá hạnh phúc rồi nên không biết giữ gìn đây? Người ta vẫn thường vô tình với những gì mình đang có anh nhỉ, ai cũng có quyền xao nhãng hình bóng của một người khác để sống trong niềm vui mới phải không anh?

Em yêu anh, em không biết em đã yêu anh từ lúc nào, em càng không biết em yêu anh nhiều bao nhiêu, em cần anh bên cạnh, cần được anh yêu thương, cần được anh che chở và quan tâm. Anh biết đấy, em đã không có được tình thương của cha, thế nên, em mất đi rất nhiều niềm tin vào cuộc sống. Nhưng em đã đặt hết niềm tin vào anh, em đã nghĩ anh sẽ dành cho em một tình yêu trọn vẹn. Đến cuối cùng, cái mà em nhận được chỉ là những vết nứt trong trái tim anh. Anh bên em như một thói quen, anh chiều chuộng em theo trách nhiệm, em không cần thứ tình cảm đó anh à. Anh không cần gượng ép mình như thế đâu anh, vì người mình yêu mà hi sinh là chuyện tốt nhưng gượng ép hi sinh thì đã không còn là tình yêu nữa rồi.

Còn nhớ lúc đầu khi mới quen anh, em chênh vênh, em sợ hãi trong những lời xì xầm của bạn bè, nhưng anh đã đến bên em và nói với em rằng: “Tớ lúc nào cũng nghĩ cho tương lai chúng mình nên luôn cố gắng, còn cậu thì cứ chỉ nhìn về quá khứ mà suy nghĩ lung tung”. Chắc anh không biết câu nói đó của anh đã khiến em thay đổi cách nhìn của em về anh, thay đổi tình cảm mà em dành cho anh nhiều thế nào đâu anh nhỉ. Vậy mà giờ, cũng chỉ một câu nói chưa là gì của nhau thôi đã làm tan trong em hết bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu dự định đang ấp ủ trong tim. Đau lắm đấy, anh biết không?

Nhưng anh à, dù có đau thế nào thì em cũng phải cám ơn anh, cám ơn anh đã nói cho em nghe về điều đó, cám ơn anh bằng một cách vô tình đã nhắc nhở em rằng mình vẫn chưa là gì của nhau, cám ơn anh đã dắt em bước ra từ trong những mộng tưởng, cám ơn anh đã không khiến em yêu anh nhiều hơn nữa. Có thể anh sẽ cười vì tình yêu của em, nhưng dẫu thế nào thì nó cũng là yêu rồi anh à. Nhưng bây giờ em mệt mỏi lắm. Từng lời em nói đã không còn là sự bận tâm của anh, nối buồn trong em cũng chỉ còn là gánh nặng trong anh, vậy thì em sẽ không khiến anh bận lòng thêm nữa. Em trả anh về với khoảng không của anh, em trả anh về với thời gian của anh, trả anh về lại bên người anh yêu thương.

PS: Ừ, em không là gì của anh, nhưng anh đã là một phần quá lớn trong trái tim em rồi.

Theo VNE

VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa

Theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

LTS:Chuyên gia Khoa học Không gian Hoa Kỳ Thái Văn Cầu đã có bài tham luận tại hội nghị về biển Đông ở Quảng Ngãi vừa qua. Bài nghiên cứu nêu lên một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế và những chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuần Việt Nam xin giới thiệu quan điểm của ông để độc giả theo dõi.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân vào cuối tháng 3 năm 2014 ở The Hague, Hà Lan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Mỹ "nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình" trong tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Barack Obama "nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này."

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước mạnh hàng đầu thế giới, tuy ngắn ngủi, nói lên tính chất nghiêm trọng trong tranh chấp lãnh hải giữa các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản với Trung Quốc.

Video đang HOT

Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm xét đến một số góc cạnh then chốt của luật pháp quốc tế, qua đó liên hệ đến nỗ lực bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

Cơ chế quốc tế để giải quyết tranh chấp trên đất liền hay trên biển giữa các nước là Toà án Quốc tế (ICJ), Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Toà án Trọng tài Đặc biệt theo Phụ lục VIII của UNCLOS.

VN chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa - Hình 1

Việt Nam có Hoàng Sa - Trường Sa trên bản đồ cổ thế giới

ICJ hiện hữu từ năm 1946; ba Toà án còn lại hình thành sau khi UNCLOS có hiệu lực năm 1994. ICJ và ITLOS đòi hỏi mọi bên trong tranh chấp đồng ý tham gia vào quá trình thưa kiện.

Việt Nam chưa bao giờ đ.ánh mất chủ quyền

Dựa vào hoạt động của chính quyền Quảng Đông vào những năm đầu thế kỷ XX, Marwyn S. Samuels, sử gia Mỹ, cho rằng Trung Quốc hành xử chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, hay ít nhất là ở đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa, hơn 10 năm trước khi Pháp tuyên bố chủ quyền. Lập luận này chưa đúng về mặt lịch sử và đã phạm các sai lầm nghiêm trọng.

Thứ nhất, theo chứng cứ lịch sử của phương Tây và của Việt Nam, trong hơn 200 năm, trước khi bị Pháp áp đặt chế độ thuộc địa, Việt Nam hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa đúng theo những tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế ở thời điểm trước Công ước Berlin hay như quy định trong Công ước này năm 1885 rằng nơi chiếm hữu phải là đất vô chủ (terra nullius) hay đất bị từ bỏ (terra derelicta), bộ phận chiếm hữu thuộc cơ chế quốc gia, và sự chiếm hữu được thông báo.[1]

Sau khi ký kết Hiệp ước Thiên Tân với nhà Thanh năm 1885, Pháp hoàn tất chế độ thuộc địa ở Việt Nam, và nắm quyền đại diện cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Trong những năm đầu thế kỷ XX khi người Tàu hay người Nhật hiện diện ở Hoàng Sa, Hoàng Sa không còn là đất vô chủ, như công ty Nhật Mitsui Bussan Kaisha hoạt động ở đảo Phú Lâm trong thập niên 1920 thừa nhận: "Khi được thẩm vấn, người Nhật Bản làm chủ doanh nghiệp này nói rằng đại diện của công ty Mitsui Bussan Kaisha của họ đâu dám tự tiện tiến hành việc khai thác vào cuối năm 1920 mà không thông báo trước cho Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, và vị tư lệnh này, đứng về quan điểm quân sự, đã không thấy cần thiết ra lệnh cấm đoán... chính quyền Pháp đã thấy không cần thiết phải hủy bỏ sự cho phép hầu như chính thức mà tư lệnh Hải quân đã cung cấp một cách hơi dễ dãi, (vì) người Nhật đã hành xử đúng phép tắc đối với nhà chức trách Pháp và họ không hề phủ nhận quyền của Pháp đối với các đảo Hoàng Sa".

Sau khi Quốc gia Việt Nam được hình thành năm 1949, Pháp trao trả cho Việt Nam quyền hạn trong quan hệ quốc tế. Khi cơ hội đến, phái đoàn Quốc gia Việt Nam chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam trước sự hiện diện của 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco năm 1951.

Thứ hai, theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một phần hay toàn phần, bị Việt Nam từ bỏ chủ quyền.

Trong vụ kiện Tây Sahara, ICJ đề cập đến đặc tính của một vùng đất có thể gây ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động xã hội và chính trị trong vùng đất ấy.

Trong vụ kiện giữa Hà Lan và Mỹ về đảo Palmas, Max Huber, chuyên gia Thụy Sĩ về luật pháp quốc tế, có ý kiến cho rằng khi một nhóm đảo hình thành một đơn vị, số phận của các đảo chính quyết định số phận các đảo còn lại. Nói một cách khác, hành xử chủ quyền ở một nhóm đảo, như một đơn vị, không đòi hỏi hành xử chủ quyền ở từng đảo riêng biệt trong nhóm đảo đấy.

Monique Chemillier-Gendreau, chuyên gia Pháp về luật pháp quốc tế, đề cập đến quan điểm của Max Huber khi nói về hành xử chủ quyền của Pháp ở Trường Sa, và quan điểm này cũng ứng dụng trong hành xử chủ quyền ở Hoàng Sa.

Trong vụ kiện giữa Cameroon và Nigeria, ICJ nhận xét, "từ khi dành được độc lập, Cameroon có hoạt động, qua đó, rõ ràng cho thấy là nước này không cách nào từ bỏ chủ quyền vùng Bakassi". ICJ quyết định trao chủ quyền vùng Bakassi cho Cameroon.

Sir Robert Yewdall Jennings, chuyên gia Anh về luật pháp quốc tế, đưa ý kiến về nguyên tắc từ bỏ chủ quyền (abandonment), "quốc gia có chủ quyền chỉ cần chứng minh là không có ý từ bỏ chủ quyền hay không chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của quốc gia khác".

Monique Chemillier-Gendreau nêu ý kiến, "Triều đình Việt Nam bị suy yếu bởi cuộc chinh phục và bởi chính sách của Pháp nhanh chóng biến đổi quy chế bảo hộ thành thuộc địa, (nên) tiếng nói của họ về biển đảo gần như không được nghe đến. Tuy nhiên khi có cơ hội, họ vẫn lên tiếng."

Tóm lại, phán xử của ICJ, quan điểm của chuyên gia luật pháp quốc tế, và chứng cứ lịch sử của Việt Nam và của phương Tây cho thấy Việt Nam đã không đ.ánh mất chủ quyền biển đảo, một phần hay toàn phần, như Marwyn S. Samuels hay các tác giả khác lập luận một cách sai lầm, trong giai đoạn từ đầu thập niên 1850 cho đến giữa thập niên 1920, khi Toàn quyền Đông Dương chính thức tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa.

Nguyên tắc "không làm xáo trộn sự ổn định"

Trong nhiều năm qua, rất nhiều học giả từng cho rằng đây là vấn đề lâu dài.

Trong giải quyết tranh chấp giữa hai nước, ICJ vẫn sử dụng nguyên tắc "quieta non movere" hay "không làm xáo trộn sự ổn định". ICJ có thể đưa phán xét thuận lợi cho nước đang chiếm giữ một vùng đất, vùng biển, mặc dù chủ quyền ban đầu không thiết lập rõ ràng, nhưng có hành xử thích hợp trong một thời gian.

Trong vụ kiện giữa Norway và Sweden, nguyên tắc này là một trong những yếu tố khiến Sweden nhận được quyết định thuận lợi về Grisbadarna Banks.

Trong vụ kiện giữa Bahrain và Qatar, nguyên tắc này cũng là một trong những yếu tố khiến Bahrain nhận được quyết định thuận lợi về quần đảo Hawar.

Nguyên tắc "quieta non movere" không được giới nghiên cứu biết đến nhiều, nhưng Giản Quân Ba, một học giả Trung Quốc, từng gián tiếp nói về nguyên tắc này hơn ba năm trước: "Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác."

Theo Wu Shicun, Giám đốc học viện nghiên cứu Biển Đông cấp quốc gia duy nhất của Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông bắt đầu trở nên căng thẳng vào đầu thập niên 1970.

Mặc dù chưa thấy hiện hữu bằng chứng hỗ trợ con số 50 năm như một đòi hỏi cho nguyên tắc "quieta non movere" nhưng có một số điểm nên ghi nhận. Suốt gần 20 năm, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ, Trung Quốc vẫn tận dụng thời gian để xây dựng lực lượng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông như: Trung Quốc hiện có quan toà đại diện trong hai cơ chế luật pháp quốc tế ICJ và ITLOS; Trung Quốc hoàn tất hàng trăm luận án tiến sĩ, hội thảo về đề tài Biển Đông trong thập niên 2000; hải quân Trung Quốc lớn mạnh và hiện diện rộng khắp trên Biển Đông...

Hậu quả là sự hiện hữu một khoảng cách giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nỗ lực nghiên cứu luật pháp quốc tế cũng như trong các lãnh vực khác liên hệ đến Biển Đông.

Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên phản đối hành động của nước đối tác liên quan đến Biển Đông và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa (hay Tây Sa-Nam Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Trong vụ kiện giữa Nicaragua và Honduras trong Biển Caribbean, ICJ nhận định rằng sự liên tục khẳng định chủ quyền vùng biển liên hệ của Nicaragua là không đầy đủ so với cách hành xử chủ quyền của Honduras. Khiếm khuyết này của Nicaragua trở thành một trong những yếu tố khiến Honduras nhận được quyết định thuận lợi.

Quyết định trên của ICJ cho thấy rằng phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền là điều kiện cần trong luật pháp quốc tế, nhưng nó không phải là điều kiện đủ để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Theo M. Taylor Fravel, chuyên gia Mỹ về quan hệ quốc tế, từ khi thành lập CHNDTH năm 1949 cho đến nay, trong tổng số 23 cuộc tranh chấp lãnh thổ hay lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán 17 lần và sử dụng vũ lực 6 lần. Trong đó, 3 lần sử dụng vũ lực là với Việt Nam: Tại Hoàng Sa năm 1974, khu vực biên giới cực Bắc năm 1979, và Trường Sa năm 1988. Ba lần còn lại là với Đài Loan, Ấn Độ và Liên Xô.

Hiến chương Liên hiệp quốc có Chương I, Điều 2, Khoản 4, ngăn cấm thành viên của tổ chức Liên hiệp quốc đe doạ hay sử dụng vũ lực chống toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của thành viên khác.

Hiến chương Liên hiệp quốc cũng có Chương VII, Điều 51, đề cập đến quyền tự vệ cá nhân hay quyền tự vệ tập thể khi thành viên bị tấn công vũ trang.

Trong hơn 30 năm nay, học giả Trung Quốc và một số học giả phương Tây có quan điểm thuận lợi cho Trung Quốc, trực tiếp hay gián tiếp, bóp méo hay làm lu mờ sự thật khi lập luận Trung Quốc đã thực hiện "quyền tự vệ" hay bảo vệ "toàn vẹn lãnh thổ" trong xung đột biển đảo với Việt Nam.

Mặc dù nguyên tắc "quieta non movere" chưa thấy được ICJ nêu lên trong trường hợp sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp, nhưng Trung Quốc khôn khéo kết hợp nguyên tắc "quieta non movere" và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của họ để thúc đẩy cán cân thuận lợi trong chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Từng bước tăng cường sức mạnh cho đòi hỏi "đường lưỡi bò" của họ trên Biển Đông.

(Còn nữa)

Thái Văn Cầu

Chú thích:

[1] Từ Đặng Minh Thu, "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", 2007 http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm

Trong tiếng Việt, hai từ "nhà nước" và "quốc gia" đồng nghĩa với nhau, và đã được sử dụng trong một số nghiên cứu về luật pháp quốc tế và chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Trong tham luận này, khi nói về "states", như quy định trong Công ước Montevideo, người viết sử dụng từ quốc gia, thay vì từ nhà nước, để có sự thống nhất trong giới nghiên cứu Biển Đông.

Từ nhà nước, khi sử dụng, giới hạn vào Điều 1, Khoản c, trong Công ước Montevideo.

"Montevideo Convention on the Rights and Duties of States",1933

http://www.cfr.org/sovereignty/montevideo-convention-rights-duties-states/p15897

(Xem thêm "Đại Nam Quấc âm Tự vị" của Huình-Tịnh Paulus Của, tập II, in năm 1896, tr. 236, hay "Từ điển Tiếng Việt", Văn Tân chủ biên, in lần thứ hai năm 1977, tr. 643.)

Chứng cứ Việt Nam hành xử chủ quyền biển đảo trên Biển Đông trong hơn 300 năm qua được tư liệu cổ phương Tây ghi nhận chi tiết và rõ ràng: Tư liệu cổ Hà Lan, "Dagh-Register gehouden int Casteel Batavia vant Passerende daer ter plaetse als over geheel Nederlandts-India", (Nhật ký Batavia của Công ty Hà Lan-Đông Ấn), [1634], 1898, tr. 434-435, đề cập đến một tai nạn đắm tàu của công ty ở Hoàng Sa năm 1633 và quan chức địa phương của Chúa Nguyễn đã tịch thu trái phép hàng hoá từ chiếc tàu này. Duijcker (hay Duycker), đại diện của Toàn quyền Batavia, liên lạc với Đàng Trong (hay Quinam, theo cách gọi của Hà Lan), yêu cầu giải quyết. Chúa Nguyễn Phúc Lan cho biết là quan chức có hành động sai trái này đã bị xử c.hém. Thay vì bồi thường hàng hoá, Chúa Nguyễn cho phép Hà Lan hưởng một số đặc quyền thương mại. Xem thêm:

Bộ Ngoại giao VNCH, "White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands", 1975, tr. 18-19

Hoàng Anh Tuấn, "Silk for Silver: Dutch-Vietnamese Relations, Tonkin 1637-1700", 2007, tr. 63-66

John Kleinen, "Lion and Dragon: Four Centuries of Dutch-Vietnamese Relations", 2008, tr. 24-28

Báo Pháp Le Monde, số 2060 ngày 9-10 tháng 9 năm 1951, đưa tin trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam trước 51 nước tham dự Hội nghị San Francisco.

Theo_VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Sinh nhật 60 t.uổi, mẹ chồng ước một câu khiến cả nhà hoảng hốt, bố chồng thì cúi mặt, ứa nước mắt vì bí mật quá lớn
08:21:19 29/06/2024
Chồng bỏ nhà đi biệt tích, 3 năm sau một người phụ nữ mặc váy dài xuất hiện khiến cả nhà tôi ngơ ngác bật ngửa
08:42:38 29/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024
Thấy con rể khốn khổ vất vả nên mẹ vợ cưu mang, ngờ đâu chồng tôi quay ra "tính kế" khiến mẹ con tôi kinh ngạc hụt hẫng
09:03:37 30/06/2024
2 năm sau ly hôn, tôi không ngờ mình lên giường với chồng cũ, sau 1 đêm tôi bàng hoàng khi anh ghé tai nói 1 câu như trời giáng
19:02:59 29/06/2024
Mẹ đẻ đề nghị tôi ly hôn khi chứng kiến hành động này của gia đình thông gia
08:58:06 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Con dâu tương lai đến ra mắt nhưng chỉ một câu đã khiến bố chồng tức nổ đom đóm mắt, cô chồng giận không thèm ăn cơm
08:34:38 29/06/2024

Tin đang nóng

5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Sammy Đào: Chị gái song sinh Mèo Simmy, nghi bị "em trai" Mr.Vịt cắm sừng?
14:58:04 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình
14:04:02 30/06/2024
Ben Affleck dọn khỏi tổ ấm, hôn nhân không thể cứu vãn ?
14:38:44 30/06/2024
Bạn trai nhiếp ảnh "ra mắt" gia đình Hoa hậu H'Hen Niê
15:46:47 30/06/2024

Tin mới nhất

Tôi 57 t.uổi, sau khi nghỉ hưu, đến nhà con gái giúp chăm cháu, con rể đưa 17 triệu đồng/tháng: Nửa năm sau, tôi quyết định bỏ về vì bị con rể coi như bảo mẫu làm thuê!

19:57:17 30/06/2024
Bà Lý chia sẻ, sau khi về hưu, bà đến nhà con gái để giúp chăm cháu, mỗi tháng, con rể đưa cho bà 5.000 NDT (khoảng 17 triệu đồng).

Chăm sóc mẹ chồng 3 tháng nhưng cứ tỉnh dậy là bà gọi tên chị dâu, đến ngày xuất viện, bà bất ngờ tặng tôi một món quà khổng lồ

19:52:21 30/06/2024
Tôi cầm sổ đỏ mẹ chồng đưa, trong lòng rối bời, không biết phải làm gì mới phải trong lúc này. Đưa bạn trai về nhà chơi, anh tôi mang sổ nợ ra đòi: Có t.iền tỷ mà không dá

Đêm nọ, sau khi gần gũi với chồng, tôi ngủ chập chờn nhưng ai ngờ gần sáng lại nghe tiếng chồng khóc nức nở, miệng còn liên tục nói xin lỗi

17:59:55 30/06/2024
Đến một đêm, tôi bất ngờ tỉnh dậy lúc nửa đêm, đi ra ngoài tìm nước uống rồi. Sau khi quay lại giường, tôi thấy Tuấn đang nói mớ, trên trán đầy mồ hôi.

Ly hôn 4 năm trời, vừa gặp mẹ chồng đã kêu 'Hôm nào đưa con tới chơi, tôi cho phép đấy', tôi chỉ cười rồi nói một câu nhưng mặt bà tái nhợt mặt mũi

17:52:00 30/06/2024
Cảm thấy chẳng còn chuyện gì để nói nên tôi tạm biệt mẹ chồng cũ ra về. Câu nói kia, tôi chỉ nói ra hiện thực chứ chẳng có ý mỉa mai, mát mẻ gì bà.

Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận

17:46:13 30/06/2024
Cả đêm hôm ấy, tôi ở nhà bạn và tắt máy. Cho đến sáng hôm sau, khi mở điện thoại, tôi thấy 23 cuộc gọi nhỡ của chồng. Chạy về đến nhà thì thấy phông rạp đã được dựng lên.

Đẩy cánh cửa phòng của bố chồng, tôi nhìn thấy cảnh tượng không tưởng, hoá ra bấy lâu nay mùi hôi nồng nặc là từ đây mà ra

17:38:07 30/06/2024
Chú út hiền lành thì tôi chẳng nói làm gì, nhưng vợ của chú ấy thì đúng là khiến tôi đau đầu. Em dâu út thường thở than vòi vĩnh anh chị để xin thêm t.iền nhưng lại chẳng chịu ra ngoài làm việc.

Chồng lén rút 300 triệu, tối còn thậm thụt ra ngoài nghe điện thoại, điên người tôi theo rình để bắt ghen nhưng khi thấy mặt người phụ nữ này thì c.hết trân tại chỗ

17:29:34 30/06/2024
Chưa hết ngỡ ngàng về việc chồng lén mình mang t.iền cho người phụ nữ khác, cúi xuống nhìn mặt người phụ nữ này tôi còn sốc hơn.

Đêm về, chồng lại đem 1 quả mướp đặt ở đầu giường rồi mới chịu tắt đèn đi ngủ, tôi hoang mang hỏi anh thì nhận được câu trả lời khó ngờ

17:24:40 30/06/2024
Vài ngày trước, tôi thấy chồng đêm nào cũng để một trái mướp ở đầu giường. Cứ hết mướp nhỏ lại đến mướp to xuất hiện, tôi chẳng hiểu nỗi nên hỏi chồng định làm gì?

Đêm tân hôn đang định 'bùng cháy' thì chồng xô vội tôi ra rồi nói một câu khiến tôi tái mặt

17:18:54 30/06/2024
Đêm tân hôn tôi đành nuốt nước mắt vào trong rồi âm thầm lên giường ngủ, mặc chồng lao như bay ra ngoài. Tôi 34 t.uổi quá lứa lỡ thì, còn chồng tôi từng ly hôn, có một con gái riêng.

Đi hưởng tuần trăng mật, sau màn động phòng ngọt ngào, chồng ngủ say, có người bất ngờ gõ cửa tôi run rẩy khi thấy mặt anh ta

17:13:23 30/06/2024
Sau khi tổ chức đám cưới, tôi và chồng đi hưởng tuần trăng mật cùng nhau. Đêm đầu tiên sau khi chính thức trở thành vợ chồng, tôi và chồng quấn quýt bên nhau tới khi mệt nhoài.

Hiếm muộn 4 năm mới có con, vậy mà ngày cầm kết quả xét nghiệm ADN trên tay tim tôi đau nhói từng cơn

17:05:04 30/06/2024
Bác sĩ muốn tôi và chồng đi xét nghiệm m.áu, biết đâu lại trùng nhóm m.áu với con. Lúc đó chồng tôi giật mình nghẹn giọng nói một câu khiến mẹ chồng tôi suýt ngất, còn tôi thì choáng váng.

Chồng đi công tác thì tôi phải nhập viện vì sinh sớm, vừa toát mồ hôi trên bàn mổ, tôi lại nhận được tin nhắn chuyển t.iền với lời ghi chú g.ây s.ốc

16:59:01 30/06/2024
Dù không có chồng bên cạnh khi sinh con nhưng tôi vẫn có bố mẹ hai bên túc trực chăm sóc. Sau hơn nửa ngày đau bụng quằn quại thì con trai của tôi cũng cất tiếng khóc chào đời.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động

Sao việt

20:00:13 30/06/2024
Chồng sắp cưới của Hoa hậu Khánh Vân là một nhiếp ảnh gia đã từng ly hôn. Anh đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Nữ rapper xuất sắc nhất Kpop: Lisa (Black Pink) mất vị trí quán quân

Nhạc quốc tế

19:55:00 30/06/2024
Theo Koreaboo, trang web nổi tiếng KingChoice gần đây đã tổ chức một cuộc thăm dò kéo dài một tháng với hơn 200.000 phiếu bầu, để bình chọn rapper nữ xuất sắc nhất của K-Pop vào năm 2024.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

Thế giới

19:53:00 30/06/2024
Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT JrMarcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở...

Mẹo phong thủy mang lại cảm xúc thăng hoa chốn phòng the

Trắc nghiệm

19:39:25 30/06/2024
Những điều tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng quá đỗi ngọt ngào sau sẽ góp phần mang lại cảm xúc hưng phấn, thăng hoa chốn phòng the cho chàng và nàng.

Bộ phim bị chê là rác phẩm dở nhất hiện tại, nữ chính diễn đơ như tượng sáp chỉ giỏi nhăn nhó mặt mày

Sao châu á

19:28:13 30/06/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) hiện đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem.

"Anh tài" được gọi inh ỏi khắp MXH sau tập 1: Hát nhảy xuất thần, visual "dễ chịu vô cùng"!

Tv show

19:22:21 30/06/2024
Sự thể hiện của anh tài SOOBIN trong tập mở màn Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai nhận được nhiều lời khen từ công chúng.

Ảnh vui 30-6: Muốn 'nghỉ hưu' mà cũng không được!

Lạ vui

18:47:10 30/06/2024
Người thành công luôn có lối đi riêng , một người trêu.Những hìnhảnh hài hước sau giúp bạnđọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

FVPL Summer 2024: Hủy diệt SevenTV, SOLO giành vé đi FC Pro Champions Cup 2024

Mọt game

18:08:38 30/06/2024
Trong trận chung kết nhánh thắng giải FC Online vô địch quốc gia Việt Nam - FVPL Summer 2024, đội tuyển SOLO đã không gặp nhiều khó khan để đ.ánh bại STV với tỷ số 3-0, qua đó giành vé vào chung kết tổng và suất dự FC Pro Champions Cup 2...

Diện đầm không n.ội y, Hoa hậu Mai Phương Thúy hút mọi ánh nhìn tại đám cưới Midu

Phong cách sao

18:00:48 30/06/2024
Sự xuất hiện cùng chiều cao khủng Hoa hậu Mai Phương Thúy tại đám cưới Midu đã thu hút sự chú ý rất lớn của cư dân mạng.Sau nhiều ngày trông mong, ngóng chờ, đám cưới của cặp đôi tân lang tân nương Midu và Minh Đạt đã diễn ra vô cùng ấn...

"Chiến thần" Hà Linh review mẫu áo hot TikTok: Chê tả tơi, mặc phát ngượng!

Thời trang

17:55:32 30/06/2024
Ý nghĩa đặc biệt đằng sau mẫu áo Jisoo diện, còn có 1 chi tiết liên quan đến concert Born Pink Hà Nội 4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu 5 chiêu phối đồ giúp phụ nữ Paris sành điệu hóa áo p...

Vụ Phanh nè: Luật sư vào cuộc, phê phán "bé đường", kênh Chưa biết "xin lỗi"

Netizen

17:51:22 30/06/2024
Những ngày qua, ồn ào của Hùng Didu - Phanh nè và tài khoản Chưa biết nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hiện tại, sau hơn 2 ngày mất tích, nữ tiktoker đã lộ diện với vẻ ngoài tiều tụy.