Dọc miền Trung kỳ 3: Thanh Nghệ Tĩnh – dấu gạch nối văn hoá
Cùng với Bình Trị Thiên, vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh được xem là gạch nối văn hoá giữa 2 miền Bắc, Nam. Tuy tương đồng về địa lý, 3 địa phương này vẫn sở hữu những nét văn hoá riêng.
Miền Thanh – Nghệ – Tĩnh, một miền đất với khí hậu còn nhiều thử thách nhưng đồng thời cũng là cái nôi văn hoá tri thức, truyền thống hiếu học, nơi sản sinh ra những con người cần cù, chịu khó.
Cái nôi nuôi dưỡng văn hoá Việt
Nhắc đến vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh, nhiều người thường nghĩ đây là mảnh đất hiếu học, nhiều danh nhân văn hoá, nhiều thủ khoa của các kỳ thi. Nhưng không chỉ có thế, Thanh – Nghệ – Tĩnh được xem là “vùng trung gian” chuyển tiếp giữa văn hoá Bắc Bộ và Nam Bộ và đặc biệt hơn, là cái nôi của văn hoá Việt cổ. Nơi đây có rất nhiều dấu chỉ khảo cổ của những nền văn hoá xưa như di chỉ Núi Đọ, di chỉ văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hoá, di chỉ văn hoá Thẩm Ồm, đồi Dùng, đồi Rạng, núi Dầu, rú Ta, làng Vạc… ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay.
Mảnh đất này còn là nơi quy tụ hàng nghìn di tích lịch sử, văn hoá. Chỉ riêng Thanh Hoá đã có đến 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh…
Cầu Hàm Rồng. Ảnh: Cinet.
3 tỉnh bắt đầu dải đất miền Trung này cũng là nơi sinh ra điệu hò Sông Mã (thịnh hành ở Thanh Hoá) và hò Ví dặm (thịnh hành ở Nghệ An, Hà Tĩnh). Trong đó điệu hò Ví dặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại năm 2014.
Đa dạng điểm du lịch, check-in
Đi Thanh Hoá là thăm đền nhà Hồ hay tắm biển Sầm Sơn. Đi Nghệ An là đi thăm quê Bác. Ra Hà Tĩnh để đến dòng sông La như trong bài hát “Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”. Những thông tin ấy đúng nhưng chưa đủ khi nói về một thiên đường những điểm du lịch, check-in đa dạng nơi đây.
Trái: Bãi biển Cửa Lò. Phải: Một góc Pù Luông. Ảnh: Dulichchaovietnam.com
Nếu đến Thanh Hoá, đừng bỏ qua khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cách thành phố Thanh Hoá 130 km về hướng Tây Bắc. Ngoài là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất ở phía Bắc nước ta, Pù Luông còn rất nhiều trải nghiệm chờ bạn khám phá.
Nếu mê mẩn những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn ở Tây Bắc, Phù Luông tặng bạn cả một bức tranh thoai thoải xanh mơn mởn trên các sườn núi. Nếu yêu thích khám phá cuộc sống bản địa, ăn cơm núi, ngủ nhà sàn, Pù Luông có cả một bản làng dân tộc ẩn hiện trong núi. Không những thế, nơi đây còn có khu nghỉ dưỡng để bạn tha hồ khám phá hay “lười biếng” ngồi uống trà, đón bình minh, ngắm hoàng hôn ở một nơi được ví như vùng đất bị bỏ quên.
Đảo chè Thanh Chương, Nghệ An. Ảnh: pystravel.
Đến Nghệ An mà không đặt chân lên đảo chè Thanh Chương quả là đáng tiếc. Đây là vùng sản xuất đặc sản chè Nghệ An nức danh cả nước, cũng là nơi giới trẻ hào hứng check-in. Đảo chè Thanh Chương được xem là ốc đảo chè đầu tiên của Việt Nam, còn người dân xứ Nghệ trìu mến gọi là vịnh Hạ Long của Nghệ An.
Video đang HOT
Đi dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, ngang qua xã Thanh An – Thanh Chương rồi đi khoảng 200 m nữa là đến đảo chè Thanh Chương. Đến đây, bạn có thể thuê thuyền của người dân để dạo quanh các đảo chè.
Khu du lịch sinh thái Hồ Trại Tiểu. Ảnh: triphunter.
Điểm dừng chân tiếp theo trên hành trình khám phá Thanh – Nghệ – Tĩnh là hồ Trại Tiểu, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh gần 30 km về hướng huyện Can Lộc. Khu du lịch này có dãy núi Giăng Màn bao quanh, ở giữa là lòng hồ xanh ngát và lặng sóng. Xung quanh hồ lại bất ngờ có những rừng thông như ở Đà Lạt.
Đến đây, ngoài tận hưởng không khí trong lành, cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, du khách còn có thể trekking xuyên rừng thông, chèo thuyền quanh hồ hay đi cano ngược lên Khe Thờ ngắm toàn cảnh khu Trại Tiểu. Tối đến, hãy thử cảm giác ngủ trên nhà nổi, nghe nước vỗ dưới chân, gió lùa bên tai…
Ngoài những thắng cảnh ít được biết đến kể trên, Thanh – Nghệ – Tĩnh còn nhiều nơi tham quan hấp dẫn. Nói đến biển, vùng đất này có nhiều bãi biển hoang sơ và hấp dẫn, chờ dấu chân người trẻ khám phá như Bãi Lữ (Nghệ An) hội tụ cả núi, rừng và biển cùng cung đường ven biển đẹp không góc chết; biển Xuân Thành (Hà Tĩnh) với những hòn đảo nối liền nhau… Cũng có nhiều nơi độc đáo và “đạt chuẩn” check-in của giới trẻ như suối cá thần Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá); cánh đồng hoa hướng dương xã Nghĩa Đàn (Nghệ An), đồng cừu xã Bảo Thành (Nghệ An)…
Ẩm thực chân quê mà hấp dẫn
Nhiều người tưởng rằng xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh chỉ có nem Thanh Hoá, nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn của Nghệ An hay bánh cu đơ của Hà Tĩnh. Nhưng thực tế, ẩm thực ở đây đa dạng hơn nhiều.
Thanh Hoá nức tiếng với món chả tôm, mắm tép, gỏi cá nhệch, bánh khoái tép. Nghệ An lại nổi danh với các món chế biến từ lươn, Hà Tĩnh có gỏi cá đục, hến… Cả ba địa phương đều có một số món chung ngon nức tiếng như bánh bèo, bánh gai, bánh ướt, bánh canh. Có một nét thú vị của ẩm thực nơi đây, hay cũng như nhiều vùng khác của miền Trung, các món ăn đều đậm đà và mang một vị cay nóng, đặc biệt phù hợp để thưởng thức với bia.
Chả tôm Thanh Hoá.
Đến xứ này, 3 món đặc sản du khách nên thử là chả tôm Thanh Hoá, cháo lươn Nghệ An và gỏi cá đục ở Hà Tĩnh. Chả tôm Thanh Hoá ngon từ cái nhìn đầu tiên. Tôm tươi bóc vỏ giã nhuyễn, xào cùng thịt ba chỉ xay, tiêu, hành khô, sau đó cuộn tròn trong một lớp bánh phở. Tất cả được nướng trên than hồng cho vừa cháy xém, rồi đem ra ăn cùng rau sống, nước chấm với sung và đu đủ muối chua. Mỗi miếng chả mang trong mình vị ngọt tươi của tôm, béo thanh của ba chỉ hòa trong vị cay của tiêu, thơm của hành khô và vị chua ngọt của nước chấm, chát của sung, giòn của đu đủ… Ăn một miếng chả tôm thơm ngậy, uống một ngụm bia cay cay, thanh mát mà thấy lòng sảng khoái.
Cháo lươn Nghệ An. Ảnh: Vinanet.
Ít “cầu kỳ” hơn chả tôm Thanh Hoá, cháo lươn Nghệ An vẫn khiến thực khách ăn một lần sẽ nhớ mãi. Một tô cháo lươn nghe tả đơn giản nhưng khi nhìn thì ngon mắt vô cùng. Lươn óng vàng, gạo vẫn còn nguyên hạt nhưng dẻo mềm, cháo vừa đủ độ sánh, không quá đặc cũng không quá loãng. Khi ăn cùng với lươn, mọi thứ hoà quyện tạo thành vị ngọt thơm khó cưỡng.
Gỏi cá đục Hà Tĩnh. Ảnh: Vntrip.
Ẩm thực xứ Thanh – Nghệ – Tĩnh tuy chế biến đơn giản nhưng hương vị không hề xuề xoà mà rất độc đáo. Món gỏi cá đục ở Hà Tĩnh là ví dụ điển hình. Gỏi đơn giản gồm thân cá đục, trộn cùng các loại rau thơm, lá đinh lăng, lá xoài non, xoài xanh thái sợi, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng. Gỏi cá đục cuốn với bánh tráng và chấm nước mắm chua ngọt, mang đến vị béo thơm, bùi của cá, quyện trong vị chua thanh, chát dịu của các loại lá, rau quả.
Bia Huda như chất men để bữa ăn của người Thanh – Nghệ – Tĩnh thêm thân tình.
Điểm chung trong phong cách thưởng thức, người Thanh – Nghệ – Tĩnh là hướng tới sự giao hảo, thâm tình trong các bữa ăn. Và dù là cơm gia đình hay tiệc thiết khách, người xứ này luôn chuộng chút rượu nồng hay bia mát lạnh để bữa thêm rôm rả, cởi mở, thân tình.
Theo zing.vn
Dọc miền Trung kỳ 2: Qua Hải Vân Quan thăm miền di sản Bình-Trị-Thiên
Từ Đà Nẵng qua đèo Hải Vân - thiên hạ đệ nhất hùng quan, du khách sẽ đặt chân đến địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế và bắt đầu hành trình khám phá dải đất Bình-Trị-Thiên.
Miền di sản Bình Trị Thiên, nay là 3 tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử và văn hóa thú vị chờ du khách khám phá.
Những thắng cảnh kể chuyện lịch sử
Trước đây, ai muốn ra Bình Trị Thiên chỉ có thể đi xe lửa hoặc đường bộ men theo con đèo Hải Vân quanh co hiểm trở dài 20 km, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Tuy nhiên, con đường này vẫn mang trong mình một nét đẹp hoang sơ rất riêng của non nước, trời mây. Ngày nay, dù giao thông đã thuận lợi hơn nhờ hầm đường bộ khánh thành năm 2003, nhiều du khách vẫn lựa chọn cung đường đèo Hải Vân để trải nghiệm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.
Ở đỉnh đèo, du khách có thể ghé thăm cụm di tích Hải Vân Quan. Cửa nhìn về phủ Thừa Thiên đề ba chữ Hải Vân Quan, cửa nhìn về Quảng Nam đề Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Theo sử sách, đây là những dòng chữ đề tặng của vua Lê Thánh Tông khi dừng chân ngắm cảnh nơi đây. Từ Hải Vân Quan phóng tầm mắt về hướng Bắc, biển trời Thừa Thiên-Huế hòa thành một dải xanh biếc, lẫn trong từng làn mây.
Đèo Hải Vân uốn lượn mềm mại nhìn từ Hải Vân Quan. Ảnh: Đoàn Nguyên - Ngọc Minh.
Đến với Huế mộng mơ, hãy để mình thả trôi thư thái bên dòng sông Hương tĩnh lặng, ngắm nhìn những công trình cổ kính và lạc vào chốn kinh kỳ xưa của quần thể di tích Cố đô Huế. Nằm giữa lòng xứ Huế, bên bờ Bắc sông Hương, quần thể di tích này gây ấn tượng bởi sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong khung cảnh thiên nhiên kỳ thú đến mức người ta mặc nhiên xem đó là một phần của kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Huế ngày nay vẫn lưu giữ trong mình những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam như nhã nhạc cung đình Huế, mộc bản và châu bản triều Nguyễn.
Bình Trị Thiên mang trong mình nhiều di sản, nổi bật là quần thể di tích cố đô Huế. Ảnh: Vietnam Awesome Travel.
Tiến về hướng Bắc, du khách tiếp tục đặt chân đến Quảng Bình, Quảng Trị để thăm nhiều chứng tích lịch sử như thành cổ Quảng Trị - không gian lưu giữ ký ức bi tráng của cuộc chiến Thành cổ hè 1972. Từ tháng 10/2013, Vũng Chùa-Đảo Yến (Quảng Bình) trở thành điểm đến tâm linh mới của khách thập phương khi là nơi yên nghỉ của "vị đại tướng của lòng dân" Võ Nguyên Giáp. Từng bước đi trên mảnh đất này là từng bước tiến sâu hơn vào một thời quá khứ của đất nước.
Ẩm thực phong phú đánh thức vị giác
Về ẩm thực, người miền Trung coi trọng những nguyên liệu dân gian như hạt gạo, ngũ cốc. Bởi vậy bột gạo được dùng để chế biến nhiều món quà vặt như bánh xèo giòn thơm, cháo canh nóng hổi, bắp hầm thơm bùi hay các loại bánh bèo, bánh nậm mềm mịn. Các món ăn khác làm từ sợi gạo cũng trở thành đặc sản nức tiếng của xứ này là bún bò Huế, mì Quảng, bánh canh...
Người dân Bình Trị Thiên còn coi trọng sự hài hòa âm dương, ngũ hành khi chế biến món ăn. Trong mỗi món ăn xứ này, thực khách dễ dàng cảm nhận thấy sự hòa quyện giữa vị thơm bùi của gạo, chút mặn của ruốc, đậm đà nồng cay của ớt và màu sắc hài hòa, bắt mắt.
Những món ăn miền Trung làm nức lòng những người yêu ẩm thực. Ảnh: @kul_jp, thao_trang_nguyen.
Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng của lối sống cung đình, ẩm thực Bình Trị Thiên, đặc biệt là Huế, còn chứa đựng nét tinh tế trong chế biến và phục vụ. Trên thực tế, ẩm thực cung đình là ẩm thực dân gian được nâng tầm, sau đó tác động qua lại và làm thay đổi chất lượng của cả 2 phong cách ẩm thực này. Ngày nay, các món ăn cung đình như nem công, chả phượng, da tây ngưu, yến sào... tuy được thay đổi, biến tấu bằng nguyên liệu dân dã hơn nhưng vẫn giữ nguyên kỹ thuật chế biến và trang trí cầu kỳ của món ăn tiến vua xưa.
Những người con đậm tình
Trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, con người ở đây luôn gần gũi và nương tựa nhau trong cuộc sống. Cảm tác về mảnh đất này, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Bình Trị Thiên, trong đó có đoạn:
Dải đất hẹp nối hai đầu đất nước
Như đôi vai quen gánh nặng bao đời
Bông lúa nhỏ, củ khoai gầy
Mà điệu hát như lòng người thăm thẳm.
Miền Trung được thiên nhiên ban tặng non nước nên thơ, con người đậm tình nghĩa Ảnh: Hải An.
Cho đến năm 1989, khi địa phận hành chính chia dải đất này thành 3 tỉnh khác nhau song tinh thần đoàn kết keo sơn vẫn gắn kết người dân 3 địa phương từ "đèo Ngang đến Hải Vân" thành một dải son sắt thủy chung. Vốn được khắc họa với hình ảnh "chiếc đòn gánh trĩu oằn" nhưng ngày nay, những người con Bình Trị Thiên vẫn ngày đêm chịu thương, chịu khó, cùng nhau vươn lên và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong hành trình đó, người dân Bình Trị Thiên luôn có sự sát cánh của một thương hiệu gần 30 năm tuổi - Huda. Ra đời từ những năm 1990 trên mảnh đất miền Trung nghĩa tình, kế thừa tinh hoa ủ bia 170 năm của Tập đoàn Carlsberg Đan Mạch, Huda không chỉ chinh phục người dân nơi đây bằng vị đắng thơm hoàn hảo, mà trên hết là sự thấu hiểu sâu sắc đời sống của người dân bản xứ thông qua nhiều hoạt động gắn kết, hỗ trợ cộng đồng ý nghĩa. Điều này khiến thương hiệu Huda được nhớ đến như một người con luôn hướng về cội nguồn, trân trọng và phát huy những giá trị cốt lõi trong đời sống.
Huda đã có 28 năm cùng người miền Trung vun đắp văn hóa đậm nghĩa tình.
Miền Trung có Đà Nẵng hiện đại trong sự bình yên, có mảnh đất Bình-Trị-Thiên kiên cường, tình nghĩa đi lên từ gian khó. Dải đất hẹp này cũng còn nhiều điều thú vị từ Thanh-Nghệ-Tĩnh - quê hương của những tấm gương hiếu học. Độc giả cùng chờ đợi và khám phá trong kỳ 3 - Dọc miền Trung: Thanh Nghệ Tĩnh - dấu gạch nối văn hoá.
Theo zing.vn
Sau mưa lũ, bãi biển Sầm Sơn ngập ngụa củi gỗ Nước lũ từ thượng nguồn đổ về kèm theo nhiều rác thải, củi, gỗ khiến bãi biển Sầm Sơn nhếch nhác. Hơn 6km bờ biển Sầm Sơn ngập đầy rác thải. Mưa lũ suốt nhiều ngày qua khiến mực nước trên các sông dâng cao. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thiệt hại nặng nề, tại các huyện miền núi suốt...