Đọc mà ko hỉu gì hít
Cu Trung lại gửi thư về. Thằng này chỉ được cái… có hiếu, từ ngày ra thành phố học Đại học đến nay không tháng nào nó không gửi thư về hỏi thăm tình hình bố mẹ, anh em, hàng xóm. Thư trước nó còn nhắc sẽ không quên mua búp bê cho cái Hĩm con chị Cả nữa.
Sau bữa cơm chiều, cả nhà ngồi quanh tích trà xanh nóng để nghe con bé Hĩm đọc thư của cậu Trung. Nó mới học lớp 3 nhưng đọc cứ gọi là rành mạch, rõ ràng chả kém mấy cô phát thanh viên trên cái ti vi “Vờ Tờ Vờ” trung ương, bà Tuất hàng xóm có lần khen như vậy.
Ấy vậy mà lần này ngay từ đầu thư chị Cả đã phải nhắc nó:
- Cậu viết “con nhận được thư bố gửi rồi” sao con lại đọc là “rùi”?
- Nhưng cậu viết là “rùi” mà – cái Hĩm đưa thư cho mẹ nó xem.
Ừ nhỉ, chị Cả nhìn nét chữ rất rành rọt của em trai, nó là đứa viết đẹp và tính cẩn thận nổi tiếng ở thôn Thượng này, không thể có chuyện viết sai lỗi chính tả được, nhưng tại sao nó lại viết như vậy? Chị thoáng phân vân rồi đưa thư cho con gái:
Video đang HOT
- Thôi, con đọc tiếp đi…
Trong thư còn thêm rất nhiều từ mà cả nhà cứ ngỡ con bé Hĩm đọc sai, dù lần nào nó chìa thư cho cả nhà xem thì đều đúng là cậu nó viết như vậy. Ông Mậu, bố Trung ngồi im không có ý kiến gì, nhưng cả nhà rất phân vân khi nghe những từ rất xa lạ trong thư, như: “cô giảng mà không hỉu gì hít”; “thầy dạy môn mới rất đẹp chai”…
Đến đoạn cậu ta kể có lần xem ti vi thấy quay cảnh lễ hội rước thần của thôn Thượng thì thích quá hét ầm lên, nhưng vì trong thư viết “thích wá” nên con bé Hĩm cứ ậm ừ mãi không đọc được bèn hỏi ông, cả nhà luận một lúc cũng đoán ra là chữ “quá”!
Cả nhà, mỗi người một ý kiến, người nói thương thằng Trung học nhiều lú lẫn! Người bảo nó vào Đại học không được học môn chính tả nên thui chột khả năng viết… Cuối cùng, chị Cả nói:
- Chắc thằng Trung trọ học ở ngoại thành thành phố nên nhiễm một số từ địa phương ở đó!
Ông Mậu trầm ngâm một lúc rồi nói với vẻ mặt đăm chiêu:
- Không thể nhiễm từ địa phương nhanh như vậy được, vả lại thường chỉ nhiễm trong khi nói chứ ít khi nhiễm trong cách viết. Nhưng đài báo đã nói có một nơi đang làm cho học trò khi viết bị nhiễm “từ địa phương” của nó rất nghiêm trọng. Nhất là những đứa vừa ra khỏi lũy tre làng rất dễ nhầm lẫn, tưởng đó là mốt của dân thành phố nên vô tình bắt chước. Không hiểu sao người ta chưa thực sự xem việc đó là một thảm họa để đưa ra cách đối phó.
- Đó là địa phương nào vậy ông? – Bà Mậu hỏi.
- Nó là thôn… Chát, xã… On-lai, huyện… In-tơ-nét!
Ông Mậu đọc rất rành mạch từng từ, rồi ông lẩm bẩm: “Tết con Rồng này phải nhắc nhở thằng Trung…”!
Theo VNE
Học đại học "khó mà dễ"
Nhiều bạn cứ tưởng rằng đỗ vào đại học sẽ bớt gánh nặng, không gò bó và không bị thầy cô quản thúc. Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai, thậm chí là vô cùng nguy hiểm đấy các bạn nhé!
Việc tự học ở đại học
Học đại học, khác hẳn với phổ thông. Bạn phải tự học nhiều hơn. Các môn học hoàn toàn xa lạ với chúng ta và những kiến thức chuyên ngành thật sự khó hiểu. Nếu là dân Báo chí, bạn có thể gặp các môn như: Chính luận Báo chí, Ngôn ngữ Báo chí, Cơ sở lý luận Báo chí,... còn nếu là dân Ngoại giao: Kinh tế đối ngoại, Lịch sử Quan hệ quốc tế,... đều là những môn thật sự khó nhằn. Bạn Nhật Đăng (sinh viên năm 3, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: "Bước sang năm thứ 3, mình càng được học nhiều môn chuyên sâu hơn. Mỗi môn có khối lượng lý thuyết và thực hành lớn, đòi hỏi sự chăm chỉ và tập trung rất nhiều".
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, việc tự học là điều đương nhiên. Lý thuyết trên lớp, về nhà tìm kiếm thêm ở Internet rồi sau đó làm bài tập. Đó là cả một quá trình. Kiến thức chuyên ngành rất khó, không dễ dàng nhớ được như các công thức Toán hay Lý cấp 3. Phải đọc nhiều, tiếp xúc và tìm hiểu thêm, bạn mới có thể tự tin với vốn kiến thức của mình. Nếu duy trì, bạn sẽ tự rèn cho bản thân những suy nghĩ linh hoạt, nhanh nhạy hơn! Thêm vào đó, trên Internet có rất nhiều website tham khảo, nhưng nhớ chọn lọc kĩ lưỡng bạn nhé! Phải đảm bảo trang đó có những giáo sư uy tín và đề được giải một cách chính xác.
Thầy cô - người giúp "mở khóa" kiến thức cho bạn
Đừng nghĩ các thầy cô không quan tâm tới mình như các thầy cô cấp 3. Bạn nhầm hoàn toàn luôn rồi! Ở đại học, bạn thật sự đã trưởng thành và các thầy cô chỉ muốn bạn phải chủ động hơn qua những câu hỏi bỏ lửng trên lớp, những bài thuyết trình và bài tập về nhà. Chưa kể, khi chưa hiểu vấn đề gì, bạn có thể lên sau giờ nghỉ, thậm chí nhiều thầy cô dễ tính sẽ cho phép bạn gọi điện hay lên tận văn phòng khoa của trường để giải bài. Huy Anh (năm thứ 1, trường Học viện Ngoại giao) kể rằng: "Cô giáo dạy tiếng Anh lớp mình nhiệt tình vô cùng. Lúc cá nhân hay nhóm lên thuyết trình, cô đều chỉnh lại từng chút một, từ sai sót ngữ pháp hay phát âm". Hãy bạo dạn lên bạn nhé, vừa gần gũi trò chuyện được với các thầy cô, vừa được giải đáp những phần bài bạn chưa hiểu.
Họa động ngoại khóa là thứ không thể thiếu
Học đại học có điều thú vị và thoải mái hơn thật, đó là được tham gia nhiều hoạt động cực kì! Nếu như cấp 3, nhiều phụ huynh lo học sinh vui chơi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập của con cái thì lên đại học lại hoàn toàn khác. Tham gia hoạt động, tự ứng cử làm cán bộ lớp sẽ giúp bạn năng nổ hơn. Bạn học được cách tổ chức, sắp xếp công việc và rất nhiều kinh nghiệm. Nên nhớ là trong học bạ của bạn sau này, còn có phần dành cho các hoạt động nữa đấy! Khi xin việc ở bất kỳ cơ quan nào, bên cạnh kiến thức, người ta cũng cực kì quan tâm đến bảng thành tích các hoạt động của bạn. Tích cực tham gia nhưng đừng quên học hành các bạn nhé!
Theo PLXH
'Điểm sàn không thể quá thấp' Trao đổi với VnExpress, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Đào Trọng Thi cho rằng, điểm sàn không thể hạ quá thấp để đảm bảo tuyển chọn thí sinh đủ năng lực theo học đại học và đã đến lúc bỏ ba chung. - Thưa ông, mới đây Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập kiến...