Độc lực của sâu bướm hình bộ tóc giả
Nếu vô tình chạm phải gai của sâu bướm Puss, nạn nhân sẽ bị sốt, phát ban, nổi hạch và rất đau đớn.
NBC DFW đưa tin bé Adrie Chambers (5 tuổi, ở Texas, Mỹ) đang chơi đùa tại sân của nhà trẻ thì bất ngờ bị một con vật lạ nhìn như búi tóc giả rơi xuống cánh tay. Ngay lập tức, cánh tay của cô bé bị tê liệt, bỏng rát và phải nhập viện cấp cứu, điều trị bằng steroid.
Theo Business Insider, năm 2018, một thiếu niên ở Florida cũng gặp tình trạng tương tự khi tình cờ giẫm phải loài vật trên.
Thủ phạm của những tai nạn trên là sâu bướm Puss – côn trùng có ngoại hình như một búi tóc giả dài nhưng ẩn chứa nọc độc nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Ghi nhận từ tạp chí Tropical Medicine and Hygiene, năm 1923 và 1951, sâu bướm Puss hoành hành khiến các trường công lập của bang Texas (Mỹ) phải đóng cửa vì mức độ nghiêm trọng của nó gây ra.
Sâu bướm Puss – loài côn trùng có nọc độc nguy hiểm tại Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Cảm giác đau đớn gấp nhiều lần ong bắp cày đốt
Sâu bướm Puss là loài côn trùng thường trú ngụ ở bờ biển Đông giữa Florida và New Jersey, Mỹ. Tuy nhiên, chúng có thể di trú và sống ở Arkansas, Texas. Gần đây, nhiều trường hợp báo cáo bị sâu bướm Puss đốt ở bang Virginia.
Theo hướng dẫn về loài côn trùng này của Đại học Florida (Mỹ), sâu bướm Puss khi còn là ấu trùng sẽ có màu vàng, chuyển dần sang xanh lục kèm các sợi gai thưa, mảnh. Sau mỗi lần thay lông, lớp gai của ấu trùng sâu bướm Puss ngày càng rậm rạp.
Video đang HOT
Vết tổn thương trên da của nạn nhân bị sâu bướm Puss đốt. Ảnh: The Sun.
Đến khi trưởng thành, tổ hợp gai này chứa nọc có độc lực mạnh. Tuyến nọc độc nối với thân, các gai bị che khuất bởi lớp lông mềm dài.
Khi trưởng thành hoàn toàn, cơ thể của sâu bướm Puss bị che phủ gần như 100% bằng lớp lông dày. Tuy nhiên, đầu và vòi trứng của chúng vẫn lộ ra khi di chuyển, ăn lá.
Do đó, không ít người tò mò sờ, chạm hoặc vuốt lớp lông sặc sỡ này và bị nọc độc tấn công. Đại học Florida xếp Puss vào loại sâu bướm có nọc độc nguy hiểm nhất tại Mỹ.
Thức ăn của sâu bướm Puss là lá sồi, cây du. Các loại cây này thường được trồng nhiều ở công viên, trường hợc, những khu vực công cộng vì chúng tạo bóng râm mát.
Sở hữu vẻ ngoài mềm mại nhưng ít ai biết sâu bướm Puss chứa nọc độc rất nguy hiểm. Bình thường, chúng sẽ không chủ động tấn công con người. Tuy nhiên, nếu ai đó chạm vào, chúng lập tức xù lông, phóng các gai chứa độc bám lên da.
Theo nhà côn trùng học Don Hall (Đại học Florida, Mỹ): “Vết đốt của sâu bướm gây cảm giác đau như bị ong bắp cày đốt. Tuy nhiên, cảm giác sẽ tồi tệ hơn nhiều. Cơn đau ập đến ngay lập tức, thậm chí khiến bạn tổn thương xương”.
Mức độ đau đớn của vết đốt phụ thuộc vị trí bị nọc độc tấn công và lượng gai cắm trên da. Thông thường, cơn đau khi bị ong bắp cày đốt kéo dài một giờ. Với sâu bướm Puss, nạn nhân có thể đau đớn lan sang khu vực lân cận và kéo dài tới 12 giờ.
Theo nhà côn trùng học David Wagner tại Đại học Connecticut, Mỹ, nạn nhân sẽ có dấu hiệu sốt, sưng hạch, ngứa, cảm giác bỏng rát sau đó chuyển thành phát ban. Gai của chúng bám trên da có thể gây ra cơn đau dữ dội, để lại vết tụ máu, sưng tấy.
Ông Wagner miêu tả cơn đau đớn của người bị nọc độc sâu bướm Puss tấn công tương tự viêm khớp nặng trong nhiều giờ.
Cách phát hiện và xử lý khi bị đốt
Ngoại hình của sâu bướm rất đặc trưng bởi lớp lông dày, màu sắc sặc sỡ và mượt như tóc giả. Do đó, chúng ta không nên tò mò chạm hay giẫm chân lên nó.
Nhà côn trùng học Ric Bessin (Đại học Nông nghiệp Kentucky, Mỹ) trả lời phỏng vấn của USA Today: “Nếu tình cờ bạn gặp loài sâu trên, hãy lấy que hoặc vật dụng nào đó để di dời nó ra xa. Chúng ta tuyệt đối không nên đến gần hay chạm vào”. Chuyên gia này cũng lý giải bộ lông mềm mại, màu sắc của sâu bướm Puss là do hiện tượng aposematic để ngăn cản những kẻ săn mồi.
Khi bị nọc độc của sâu bướm Puss tấn công, nguyên tắc đầu tiên đó là chúng ta không dùng tay phủi các gai. Hành động này có thể khiến nọc độc bám lên các vùng da khác, quần áo và gây tổn thương lan rộng.
Thay vào đó, bạn nên dùng que hoặc vật nào đó để loại bỏ sâu bướm. Tiếp đến, nạn nhân cần tắm càng sớm càng tốt để rửa sạch lông và hạ nhiệt cho vùng da bị tổn thương. Khi gai bám lên da, nó lập tức cắm vào lớp biểu bì và tiêm nọc độc, gây bỏng rát. Tắm với nước mát, sạch, giúp nạn nhân giảm bớt hiện tượng dị ứng.
Nhà côn trùng học David Wagner cho rằng chúng ta không nên hoảng sợ khi gặp sâu bướm Puss. Bởi đặc thù của nó là không chủ động tấn công con người. Ngoài ra, nó cũng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên mặc quần áo dài tay khi đi lại ở các khu vực có bụi cây rậm rạp, nhất là những tán sồi.
Nọc độc của Puss được đánh giá là nguy hiểm nhất trong các loài sâu bướm tại Mỹ. Tuy nhiên, chưa có ca tử vong nào được ghi nhận khi bị loài này đốt. Chủ yếu tổn thương xảy ra trên da và cảm giác đau đớn kéo dài.
Ong 'sát thủ' lần đầu tiên sa bẫy ở Mỹ sau 4 tháng tung hoành
Gần 4 tháng sau khi con ong bắp cày đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Sở Nông nghiệp bang Washington (WSDA) đánh bẫy thành công một con ong này.
Con ong bắp cày trên sa bẫy do WSDA đặt ở vịnh Birch hôm 14/7.
"Điều này rất đáng khích lệ vì nó có nghĩa là bẫy của những chiếc bẫy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa chúng ta còn nhiều việc phải làm", ông Sven Spichiger, nhà côn trùng học Tại WSDA cho hay.
Hiện chưa rõ con ong này là ong thợ hay ong chúa.
Con ong bắp cày sa bẫy. (Ảnh: WSDA)
Sau khi đánh bẫy thành công, WSDA đang lên kế hoạch tìm kiếm tổ ong bằng camera hồng ngoại để đặt bẫy bổ sung. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu cũng như cộng tác viên của cơ quan này đã đặt hơn 1.300 bẫy trên toàn bang Washington.
Những chiếc bẫy đặc biệt sẽ giữ cho lũ ong còn sống. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể gắn thẻ và theo dõi con ong trở về tổ của mình. Khi tìm thấy tổ ong, họ sẽ tìm cách phá hủy chúng.
"WSDA hy vọng sẽ tìm thấy và phá hủy các tổ ong vào giữa tháng 9 trước khi những con ong chúa và ong đực mới được sinh ra từ các tổ ong này. Phá hủy tổ trước khi những con ong chúa mới xuất hiện và giao phối sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của loài gây hại xâm lấn này", WSDA cho hay.
Cơ quan này nói thêm rằng các cư dân ở Washington rất có thể sẽ nhìn thấy những con ong bắp cày di chuyển với tốc độ lên tới 32 km/h vào tháng 8 và tháng 9.
Ong bắp cày châu Á hay còn được biết đến với tên gọi "ong sát thủ' có khả năng quét sạch các đàn ong thông thường trong vài giờ, đoạt mạng một con ong trong 14 giây.
Phần vòi chứa chất độc thần kinh của chúng đủ dài và khỏe để đâm thủng các bộ đồ bảo hộ chống ong đốt. Theo các nghiên cứu, nọc độc của loài ong này có thể dị ứng nghiêm trọng và suy đa tạng, dẫn tới thiệt mạng.
Tại Nhật Bản, lũ ong bắp cày đoạt mạng của 50 người mỗi năm.
Tại tiểu bang Washington, một số người nuôi ong phát hiện ra dấu vết của loài ong sát thủ này từ tháng 12/2019 ở gần Blaine và Bellingham.
Một người nuôi ong của Washington cho biết hàng nghìn con ong mật của mình bị đàn ong bắp cày xé toạc đầu.
Cuộc đời của một con bướm sinh ra bên ngoài ban công Con bướm đã trải qua một hành trình dài từ lúc còn là ấu trùng cho tới khi phá kén để lộ ra vẻ ngoài tuyệt đẹp. Đại dịch Covid-19 khiến công việc của Rizwan Mithawala, một nhiếp ảnh gia chuyên về thiên nhiên hoang dã, bị ảnh hưởng nặng nề. Anh phải ở nhà, không thể tìm kiếm những chủ đề mới...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về

9 triệu người theo dõi 1 sự kiện kéo dài 500 tiếng đồng hồ: Hơn 30 camera nhưng không quay một bóng người nào cả

Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm

Bé 2 tuổi đi lạc vào khu vực hoang dã, được giúp đỡ bởi một chú chó lạ

Gia đình chia sẻ đoạn video con vật bị thương ở bên đường, dân mạng băn khoăn không biết đây là con gì

Lão nông phát hiện "tảng đá mọc tóc trắng", chuyên gia lập tức phong tỏa cả ngôi làng: Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện

Phát hiện khối vàng nguyên chất trị giá 2,4 tỷ đồng dưới gốc cây

Cận cảnh ngôi nhà bị 'bổ đôi' bởi tảng đá 55 tấn từng hút khách du lịch

Hé lộ một loài người chưa từng biết tới từ 5 ngôi mộ cổ ở Israel

Giải mã máy tính hơn 2.000 năm tuổi

Nghề khóc thuê, "thợ" khóc dập đầu 500 lần/ngày, quỳ đến chai gối

Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng của con người
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump
Thế giới
21:17:51 24/04/2025