Độc lạ vaccine phiên bản… vàng mã: Hóa ra dưới âm phủ cũng cần phòng chống “Cô Vy”
Thị trường vàng mã “bắt trend” số hai thì quả thực không ai dám tự nhận là số một!
Rằm tháng 7 cận kề, thị trường sản phẩm cõi âm lại được dịp trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bên cạnh những mặt hàng vàng mã truyền thống như tiền vàng, quần áo hay xe cộ, thị trường này còn thường xuyên cập nhật những mặt hàng “hot” trong mùa dịch Covid-19 như khẩu trang vàng mã, mặt nạ chống giọt bắn vàng mã, thậm chí giờ có cả… vaccine phiên bản vàng mã.
Mới đây, một cư dân mạng bất ngờ phát hiện ra vaccine “version” vàng mã được bán ngay tại Việt Nam. Hiện chưa có thông tin về giá và nơi bán của sản phẩm độc đáo này.
Có thể thấy, bộ kit này có đầy đủ những vật dụng cần thiết như kim tiêm, lọ chứa vaccine và khay đựng. Trên khay có ký hiệu chữ thập “đúng chuẩn” sản phẩm y tế, nhà sản xuất thậm chí còn chu đáo chú thích dòng chữ “Vắc xin phai dzơ” trên bao bì, nhìn “xịn xò” không thua kém hàng thật. Thế nhưng hầu như người tiêu dùng nào cũng thắc mắc một điều: Liệu dưới âm phủ có cần thiết phải phòng chống “Cô Vy” không nhỉ?
Trước đó vào năm ngoái, thị trường vàng mã cũng từng nhiều lần “gây sốt” với loạt sản phẩm phòng dịch độc lạ.
Video đang HOT
Các mẫu khẩu trang vàng mã có rất nhiều thiết kế, hoa văn đa dạng, trong đó nổi bật nhất là khẩu trang “mạ vàng”.
Kính chống giọt bắn dành cho “cõi âm” có giá bán khoảng 100.000 đồng/chiếc, nhìn từ xa rất khó để phân biệt với hàng thật (Ảnh: Kenh14)
Ở Trung Quốc, người tiêu dùng thậm chí có thể mua được set gel rửa tay khử khuẩn, nước súc miệng khử khuẩn cho người thân đã khuất. Mỗi set có giá khoảng 64 – 141.000 đồng.
Liệu Ấn Độ có thể tiêm vaccine cho tỷ người?
Ấn Độ hứa hẹn tiêm chủng cho toàn bộ dân số trưởng thành trong năm 2021, nhưng các nhà sản xuất vaccine lớn của họ khó hoàn thành mục tiêu.
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng cường sản xuất vaccine, với cam kết sản xuất ít nhất hai tỷ liều từ tháng 8 đến tháng 12. Họ đã cấp phép hai loại vaccine sản xuất nội địa là Covishield và Covaxin. Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đang sản xuất Covishield theo giấy phép của AstraZeneca, trong khi nhà sản xuất lớn thứ hai, Bharat Biotech, sản xuất Covaxin được phát triển trong nước.
Nhân viên sản xuất vaccine Covishield tại SII Ấn Độ tháng 11/2020. Ảnh: Reuters .
Hồi tháng 5, Ấn Độ cho biết vào đầu năm họ đã đặt hàng tổng cộng 356 triệu liều hai loại vaccine nói trên và sẽ có hàng để sử dụng cho đến tháng 7, nhưng các nhà sản xuất chưa bàn giao hết số lượng này.
Ấn Độ cũng phê duyệt vaccine Sputnik V vào tháng 4 và Nga đã cung cấp cho họ ba triệu liều. Ấn Độ sẽ tự sản xuất Sputnik V và dự kiến có hàng để sử dụng từ tháng 7 hoặc tháng 8.
Dựa trên dữ liệu điều tra dân số năm 2011, Ấn Độ có khoảng 900-950 triệu người từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, hai tỷ liều sẽ là số lượng đủ để thực hiện tham vọng tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số trưởng thành của quốc gia này.
Nhưng trong số 8 loại vaccine đang được sản xuất ở Ấn Độ, chỉ ba loại đã được cấp phép, hai loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu và ba loại đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối. "Chúng ta không thể trông chờ vào những vaccine chưa được phê duyệt. Nên tập trung mở rộng năng lực sản xuất các loại vaccine hiện có", tiến sĩ Chandrakant Lahariya, nhà dịch tễ học, chuyên gia y tế công cộng, nhận xét.
SII dự kiến sản xuất 750 triệu liều Covishield và 200 triệu liều Covovax, phiên bản sản xuất tại Ấn Độ của vaccine Mỹ Novavax (vaccine này chưa được phê duyệt ở Ấn Độ). Bharat Biotech dự kiến sản xuất 550 triệu liều Covaxin và 100 triệu liều vaccine đường mũi (xịt vaccine vào mũi) đang trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Hồi tháng 4, SII và Bharat Biotech đã được chính phủ Ấn Độ hứa hẹn cấp lần lượt 400 triệu và 210 triệu USD để thúc đẩy sản xuất vaccine. SII gần đây báo cáo với chính phủ rằng họ sẽ sản xuất 100 triệu liều mỗi tháng kể từ tháng 6. Bharat Biotech trước đó đã nói rằng công suất của họ sẽ được nâng lên 80 triệu liều mỗi tháng kể từ tháng 8.
Nhưng những con số dự kiến đó vẫn thấp hơn rất nhiều so với tham vọng hai tỷ liều vaccine của Ấn Độ. Chính phủ cho biết họ đang đàm phán với các hãng Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson để tăng nguồn cung. Tuy nhiên, các nhà sản xuất quốc tế cho biết họ chỉ có thể có hàng từ tháng 10, do phải giải quyết các đơn đặt hàng của nhiều bên.
Một phụ nữ được tiêm vaccine tại Mumbai ngày 19/1. Ảnh: Reuters .
Quá trình sản xuất vaccine của Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạngthiếu nguyên liệu thô, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng Mỹ (DPA) vào đầu năm nay, ưu tiên nguồn nguyên liệu cho các nhà sản xuất vaccine Mỹ.
Chính quyền Mỹ sau đó đã đồng ý cung cấp "những nguyên liệu thô cụ thể" để sản xuất vaccine Covishield ở Ấn Độ, vì quốc gia này đang hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ hai tồi tệ. Tuy nhiên, SII phàn nàn rằng họ vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung mà họ cần từ Mỹ.
Tiến sĩ Sarah Schiffling, chuyên gia về chuỗi cung ứng vaccine tại Đại học John Moores ở Liverpool, cho biết chuỗi cung ứng dược phẩm rất phức tạp và đòi hỏi chuyên môn hóa cao. "Ngay cả khi nhu cầu toàn cầu đang rất cao, các nhà cung cấp mới không thể mọc lên nhanh chóng như một số ngành công nghiệp khác, hoặc ít nhất, những nhà cung cấp mới đó sẽ không được tin cậy".
Một vấn đề khác là tốc độ triển khai tiêm chủng. Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng vào giữa tháng một và đã tiêm hơn 210 triệu liều. Vào đầu tháng 4, nước này tiêm được 3,6 triệu mũi một ngày, nhưng tốc độ giảm xuống trước khi tăng trở lại trong tuần qua.
"Nguồn cung chỉ là một phần của chiến dịch vaccine, nó cũng cần đến tay người dân thật kịp thời", Chandrakant Lahariya nói.
Với tốc độ hiện tại, Ấn Độ có thể mất tới 1,6 năm để tiêm cho toàn bộ dân số trưởng thành. Không chỉ vậy, một số bang bao gồm Delhi và Maharashtra cho biết họ sẽ đình chỉ tiêm chủng cho nhóm dân số 18-44 tuổi do thiếu nguồn cung.
Nhu cầu tiêm chủng trong nước cấp bách đã khiến Ấn Độ ngừng xuất khẩu vaccine vào tháng ba. Mặc dù chính phủ vẫn cho phép ủng hộ một lượng nhỏ vaccine cho nước ngoài và cung cấp số lượng hạn chế cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax, không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ sớm tiếp tục xuất khẩu số lượng lớn. SII đã nói rõ rằng họ sẽ không bắt đầu xuất khẩu vaccine cho đến sớm nhất là cuối năm nay.
"Tôi thấy buồn vì chúng tôi không thể tiếp tục giúp đỡ các nước khác, nhưng đừng quên ưu tiên đầu tiên của chúng tôi là tổ quốc", lãnh đạo SII Adar Poonawalla nói. "Chúng tôi cần lo cho chính mình, như cách Mỹ hay châu Âu đã làm".
Biến chủng mới SARS-CoV-2 vừa phát hiện ở Việt Nam nguy hiểm như thế nào? Về lý thuyết, đột biến Y144 được cho là có thể giúp virus lẩn tránh một số siêu kháng thể, nhưng sự thực virus có lẩn tránh được hay không và ảnh hưởng đến vaccine như thế nào, thì còn phải chờ đợi những dữ liệu quan sát dịch tễ trong thời gian tới. Hiện nay trên toàn thế giới, SARS-CoV-2 có khoảng...