Độc lạ nhà thờ gỗ Gia Ray
Hơn 1 năm qua, Nhà thờ giáo xứ Gia Ray (xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc) thu hút sự chú ý của người dân bởi có lối kiến trúc độc đáo khi được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Từ đó, tên gọi Nhà thờ gỗ Gia Ray ra đời và được sử dụng thường xuyên để gọi nhà thờ này.
Nhà thờ giáo xứ Gia Ray. Ảnh: Giáo xứ Gia Ray
Hiện nơi đây trở thành một trong những điểm tham quan của người dân các nơi khi đến H.Xuân Lộc.
* Ấn tượng nhà thờ gỗ
Thời gian qua, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được giáo xứ Gia Ray thực hiện để cùng chính quyền hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, định kỳ 2 lần trong năm (Giáng sinh và Tết) giáo xứ đều tổ chức tặng quà cho bà con nghèo, gia đình khó khăn không kể tôn giáo.
Năm 2018, Nhà thờ giáo xứ Gia Ray được khởi công xây dựng. Sau hơn 3 năm thực hiện, đến năm 2022, công trình chính thức hoàn thành phục vụ sinh hoạt tôn giáo của khoảng 2 ngàn giáo dân. Người có công hình thành nên nhà thờ gỗ này là linh mục Nguyễn Quốc Bảo Huân, nguyên Chánh xứ giáo xứ Gia Ray. Hiện nay, người đảm nhận vai trò Chánh xứ giáo xứ là linh mục Trần Văn Lợi.
Theo ông Lê Quang Sơn, Trưởng ban Hành giáo giáo xứ Gia Ray, nhà thờ có chiều ngang 26m, dài 55m. Còn chiều cao từ nền nhà đến mái nhà thờ cao hơn 20m. Nếu tính từ nền nhà đến đỉnh tháp chuông là gần 40m. Điểm nổi bật và tạo nên sự khác lạ của nhà thờ này là từ cột đến mái nhà hoàn toàn bằng gỗ. Tổng quan nhà thờ gồm: gian cung thánh với 2 hàng cột gỗ mỗi cột cao 12m chưa kể phần đế. Mặt trước thánh đường mở 3 cửa (1 chính và 2 phụ), mỗi bên hông mở 6 cửa phụ, mặt sau có 2 cửa phụ. Sức chứa 750 người dự lễ.
Video đang HOT
Bên trong gian cung thánh Nhà thờ giáo xứ Gia Ray. Ảnh: S.Thao
Hai bên gian cung thánh là 2 hành lang có chiều rộng mỗi bên 5m với 2 hàng cột phụ được chạm khắc hoa văn. Nội thất bên trong lẫn bên ngoài nhà thờ đều bằng gỗ. Phía trước và sau nhà thờ đều có khoảnh sân rộng để tổ chức các hoạt động ngoài trời.
Để tạo điểm nhấn về đường nét trong kiến trúc, một số vị trí của nhà thờ được ốp đá tổ ong và nhôm. Trong quá trình thi công, người thợ không sử dụng bất kỳ đinh vít kim loại nào mà dùng khớp nối, chốt gỗ để gắn kết từng thành phần lại với nhau.
Anh NGUYỄN THANH PHONG, giáo dân xã Suối Cát (H.Xuân Lộc) cho hay: “Tôi rất ấn tượng và vui khi đồng bào Công giáo ở đây có được công trình đẹp và độc đáo. Tôi cùng những người bạn của mình thường xuyên đến đây tham quan”.
* Tạo điều kiện để người dân tham quan
Theo ông Phạm Đắc Sang, Phó trưởng ban Hành giáo Giáo xứ Gia Ray, sau khi nhà thờ giáo xứ được đưa vào sử dụng, nhiều người đã tìm đến thăm bởi nét kiến trúc độc đáo. Với lòng nhiệt thành của mọi người dành cho nhà thờ giáo xứ, Ban Hành giáo luôn tạo điều kiện để bà con đến tham quan.
Để việc tiếp đón bà con thêm thuận lợi, ngoài việc giới thiệu thông tin trên mạng xã hội, Ban Hành giáo còn in và dán số điện thoại người phụ trách tại nhà thờ để người dân đến có thể liên hệ để vào thăm.
Kích thước 1 cây cột gỗ tại Nhà thờ giáo xứ Gia Ray so với một người trưởng thành
Bên cạnh đó, việc giữ gìn cảnh quan giáo xứ, nhà thờ sạch đẹp được bà con giáo dân tại đây chú trọng thực hiện. Bà Thái Thị Đồng đã gần 80 tuổi cho hay, bà góp sức để giáo xứ luôn sạch đẹp, bà con đến tham quan cảm thấy thư thái với cảnh quan. Mỗi ngày, bà cùng các chị em trong giáo xứ đến quét dọn, lau chùi khắp một lượt.
Để có thêm nhiều cảnh quan cho người dân, du khách chụp ảnh lưu niệm, mỗi dịp lễ Giáng sinh, Tết, giáo xứ trang trí đèn hoa, tiểu cảnh, bố trí các gian hàng ẩm thực…
Song song với việc tạo thuận lợi cho người dân đến tham quan, theo ông Phạm Đắc Sang, do là nơi tôn nghiêm nên Ban Hành giáo luôn nhắc nhở du khách thể hiện hình ảnh, ứng xử văn minh và lịch sử, tôn trọng các quy định của cơ sở tôn giáo. Ban Hành giáo rất mong trong quá trình đến tham quan, sinh hoạt tại đây mọi người cùng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
Check-in những nhà thờ có kiến trúc độc đáo ở Lâm Đồng
Nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của bà con giáo dân mà gần đây còn trở thành địa điểm check-in lý tưởng.
Đến Lâm Đồng, bên cạnh những địa điểm nổi tiếng, du khách còn dành thời gian tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc của nhà thờ.
Nhà thờ Con Gà có tên gọi khác là nhà thờ chính tòa Đà Lạt. Đây là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố sương mù.
Nhà thờ Cam Ly cổ kính ở Đà Lạt. Nhà thờ Cam Ly được xây dựng vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1967. Bao trùm lên cả nhà thờ là mái nhà cao 17m, được kết từ 80 nghìn viên ngói lá có trọng lượng lên đến 90 tấn. Thoạt trông từ xa, nhà thờ Cam Ly nhìn giống như lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời.
Nhà thờ Đạ Sar, Lạc Dương. Ảnh: Nguyễn Nghĩa/ Báo Lâm Đồng.
Nhà thờ đá Đạ Tông được khởi công xây dựng vào năm 2007 và khánh thành năm 2009, trở thành nơi hành lễ của hàng vạn giáo dân ở xã Đạ Tông cùng các xã lân cận như Đạ M'Rông, Đạ Long thuộc huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Đây là nhà thờ đá hiếm hoi ở Tây Nguyên, về kiểu dáng có sự kết hợp giữa nhà rông, nhà dài của người M'Nông và K'Ho, tạo nên nét đẹp tự nhiên, gần gũi. Trần nhà, cửa sổ và các bức tường được thiết kế và trang trí hoa văn, họa tiết... mang đậm bản sắc Tây Nguyên.
Nhà thờ Thánh Tâm (TP Đà Lạt) được xây dựng theo lối kiến trúc châu Âu cổ kính với màu sơn trắng tao nhã cực kì ấn tượng và đẹp mắt. Các mái vòm được thiết kế theo dạng hình tam giác cân được uốn cong và chạm khắc tinh xảo. Nhà thờ Thánh Tâm được xây dựng vào năm 1970 với khuôn viên vô cùng rộng lớn được bao phủ bởi những hàng cây và thảm cỏ xanh mát.
Nhà thờ Tin Lành (Đà Lạt) nằm trên một ngọn đồi với khung cảnh thanh bình đến lạ. Thiết kế nhà thờ mang đậm phong cách của các nhà thờ châu Âu. Mái đôi hình tam giác cân và 2 cây thập giá tượng trưng cho đức tin gắn ở nóc nhà thờ. Nhà thờ được bao bọc trong không gian xanh mát bởi hàng tùng, hàng thông. Mái nhà dốc để chịu áp lực từ mưa, vườn cây xung quanh tạo nên không khí trong lành, bình dị. Lối vào rộng mở mang ý nghĩa thiêng liêng chào đón tín đồ. Cửa kính rộng lớn, được lắp theo hình dọc mang không gian ánh sáng nghệ thuật của nền kính cổ điển nước Pháp đương đại.
Nhà thờ Ka Đơn thuộc xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương.Kiến trúc không cao và không có tháp nhọn như các công trình tôn giáo khác, nhà thờ Ka Đơn liên tưởng đến kết cấu không gian nhà truyền thống của các dân tộc sống trên dải đất phía Nam sông Đa Nhim. Kiến trúc nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thể hiện ý tưởng "đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; nhà thờ thì khiêm tốn, hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo nét riêng của vùng đất này".
Nhà thờ Giáo xứ Bảo Lộc (TP Bảo Lộc) sở hữu lối kiến trúc có một không hai với tông màu xanh làm chủ đạo và hình dạng bánh chưng, bánh dày duy nhất tại Việt Nam.
Nhà 2 tầng mộc mạc nhưng cuốn hút tại Quảng Nam Nằm trong một khu đô thị, cách xa trung tâm phố cổ Hội An, Quảng Nam, một căn nhà 2 tầng được cải tạo lạ mắt khi các kiến trúc sư chia không gian bằng khung gỗ và vải. Căn nhà 2 tầngtại khu đô thị mới Cẩm Hà, cách xa trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam được các kiến...