Độc, lạ món nhộng sâu muồng – “tôm rừng” của Tây Nguyên
Đặc sản chế biến từ những con sâu muồng béo mẩy được xem như món “ tôm rừng”, là lộc trời ban ở Tây Nguyên mỗi năm chỉ có một mùa trong khoảng cuối tháng 3 – đầu tháng 4 hàng năm.
Món nhộng sâu muồng được ví như “tôm rừng” – đặc sản của Tây Nguyên
Nói đến Tây Nguyên, người ta không chỉ nghĩ tới với vùng đất đỏ bazan hùng vĩ, cây cối bạt ngàn. Nơi đây còn là “cái nôi” của những món ăn ngon, độc đáo và lạ mắt. Trong số các món ăn ấy, phải kể đến món nhộng sâu muồng, được ví như “tôm rừng” của vùng đất cao nguyên.
Nhộng sâu muồng là dạng tiến hóa của loài sâu trên cây muồng, có vẻ ngoài dễ nhận dạng bằng màu xanh lá cây. Cây muồng là loại cây thường được trồng để lấy bóng mát , vừa là trụ cho tiêu bám vào, cây muồng được trồng đan xen giữa rẫy cà phê.
Cuối tháng 3 – đầu tháng 4, thời điểm mà Tây Nguyên nóng nhất, là lúc hàng ngàn con bướm vàng bay rợp những cánh rừng muồng để đẻ trứng. Chỉ vài ngày sau, chúng nở thành những con sâu bám vào dưới các lá cây để sống.
Những chú sâu nằm dưới tán lá cây muồng, cây tiêu sau khi ăn no, chúng đã sẵn sàng nhả tơ hóa kén chuẩn bị biến thành nhộng chỉ sau một đêm.
Loài sâu muồng nhỏ, có lưng màu vàng, hai bên mình có sọc đen, mình trơn. Chúng di chuyển bằng cách cong thân mình lại và bắn về phía trước. Loài này rất háu ăn nên con nào con nấy thường mập mạp. Với những người Ê Đê bản địa, loài sâu muồng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Chỉ cần rảo bước quanh những gốc muồng là có thể thu về những bao sâu to đầy sụ.
Nhộng sâu muồng sau khi tiếp hóa, đặc điểm nhận dạng của chúng là màu xanh ngọc.
Video đang HOT
Để làm món nhộng sâu muồng rất đơn giản. Sâu sau khi được bắt về, bỏ thêm một ít lá cho sâu ăn, tiếp tục để chừng nửa ngày cho sâu tiến hóa thành nhộng sâu muồng. Rửa thật sạch, để chảo nóng già, phi tép hành tỏi cho thơm rồi bỏ tất cả nhộng vào xào đảo đều để tránh bị nhộng dập nát. Nêm thêm một ít muối, đường, mắm vào để vừa ăn. Để tăng thêm phần gia vị, một số nơi còn bỏ thêm một ít ớt và lá chanh thái nhỏ cho vào cùng. Người Ê Đê thường xào không để giữ lại hương vị ngọt béo đặc trưng của loài nhộng này.
Sau khi rang xong, màu của nhộng có màu vàng ươm, vỏ ngoài giòn tan, béo ngậy và vị bùi, nếu để ý kỹ bạn có thể cảm nhận được hương vị của lá cây muồng trong từng thớ thịt của nhộng. Nhộng muồng thơm và ngon hơn nhộng tằm ở chỗ ăn nhiều được mà không bị ngấy.
Nhộng sâu muồng sau khi đã được chế biến rất bắt mắt và thơm ngon.
Bà con đồng bào dân tộc Ê Đê thường truyền tai nhau món ăn ngon độc lạ này, không chỉ cải thiện bữa ăn vào những ngày trời nắng nóng mà còn là phương thuốc để ngăn ngừa bệnh sốt rét hiệu quả. Còn đối với những quý ông, đây là một dịp để có thể tăng cường sức khỏe, không cần phải đi xa để ra ngoài vào những ngày dịch này mà còn bổ thận tráng dương hiệu quả.
Món ăn nhộng sâu muồng không chỉ là món ăn dân dã của đồng bào Ê – Đê nữa mà đã trở thành niềm tự hào của Tây Nguyên, được nhiều người săn đón, ưa thích.
Mùa sâu chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Nhưng khi mà những chú nhộng đã hóa kén thành bướm bay đi, nhưng ai đã nếm qua thử một lần thì dư vị vẫn còn ấy không sao quên được món ăn dân dã mà đậm chất Tây Nguyên này.
Văn Tuấn
Rợn người món 'tôm rừng' Tây Nguyên
Nhắc đến sâu muồng, nhiều người rợn tóc gáy nhưng khi chúng hóa thành nhộng lại là món ăn hấp dẫn được ví như "tôm rừng" Tây Nguyên.
Sâu muồng ken đặc trên từng nhánh cây
Tháng tư về cũng là mùa sinh sôi nảy nở của loài sâu muồng Tây Nguyên. Hàng nghìn con sâu có màu vàng đen óng ánh bám dày đặc trên thân cây muồng, ăn trụi lá từ gốc đến ngọn. Chúng ăn với tốc độ "thần tốc", nhả chất thải đen xuống đất đến nỗi bất cứ ai đứng gần gốc cây đều nghe rõ âm thanh này.
Những cây muồng trụi lá vì sâu
Thời gian này đi dọc các con đường trên quốc lộ hay trên các rẫy cà phê, tiêu, dễ thấy những cây muồng bị ăn trụi lá và trên đó chi chít hàng nghìn con sâu với nhiều màu sắc.
Những chú sâu dần hóa thành nhộng muồng
Ăn xong, "đội quân" sâu nấp vào lá tiêu bám trên thân cây muồng tạo kén hóa nhộng. Amí Đăng (buôn Cuôr Đăng, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) cho biết, mùa này đang thu hoạch tiêu. Vừa hái tiêu, người dân không quên mang theo chiếc giỏ hoặc gùi bên mình để thu những con nhộng muồng bám trên lá tiêu.
Nhộng muồng bám trên lá tiêu
Thời điểm bắt nhiều nhộng nhất là ban trưa, do lúc này trời nắng gắt, nhộng di chuyển từ các cành cây xuống lá tiêu hoặc bất kỳ loại lá nào bám được như lá cà phê, lá chuối... Bắt xong nhộng, người dân nấu ăn ngay tại rẫy.
Nhộng muồng bám đầy trên lá chuối
Chỉ cần cho ít dầu, gia vị vào đảo đều trên bếp lửa chừng 15-20 phút là món nhộng rang hấp dẫn. Những con nhộng vàng ươm béo núc ngọn thơm, bổ dưỡng không kém nhộng tằm, đặc biệt chúng có mùi thơm đặc trưng của lá muồng.
Người dân nấu món nhộng muồng ngay tại rẫy
Nhộng sâu muồng là món ăn đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên, chỉ có từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5. Với những người yếu bóng vía, sợ sâu bọ sẽ thấy rợn người; còn người thích món côn trùng sẽ vô cùng phấn khích khi được nhâm nhi món "tôm rừng" Tây Nguyên.
Sâu nhộng muồng không gây hại đến cây trồng
Loài "tôm rừng" này không hề gây hại đến cây trồng, thậm chí còn đem ra nguồn thu nhập kha khá cho nhiều hộ gia đình bằng việc bắt nhộng sâu bán. Món ăn nghe rợn người nhưng độc lạ này trở thành "đặc sản" trong thực đơn sang trọng tại các nhà hàng thành thị.
"Tôm rừng" là món ăn đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên
Sau vòng đời chuyển hóa trong thời gian ngắn ngủi từ bướm-ấu trùng-sâu-nhộng, chúng lại hóa thành những cánh bướm xinh đẹp bay rợp cả vùng trời Tây Nguyên.
HUỲNH THỦY
Đặc sản từ côn trùng ở Tây Nguyên Không chỉ nổi danh bởi các món cơm lam, gà nướng Bản Đôn... Tây Nguyên còn có nhiều đặc sản độc đáo khác như sâu muồng, nhộng hay ve sầu chiên. Trong tâm trí của nhiều phượt thủ, Tây Nguyên nổi tiếng với hồ Lăk mộng mơ, cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn hay những đồi hoa cà phê rực trắng. Không chỉ...