Độc lạ món bánh tổ Hội An hấp dẫn du khách
Bánh tổ Hội An nằm trong những loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người dân phố cổ. Bánh được làm công phu, trưng bày trang trọng trên bàn thờ gia tiên, là phong tục từ ngàn xưa ở phố cổ Hội An.
Độc lạ món bánh tổ Hội An hấp dẫn du khách
Nguồn gốc bánh tổ Hội An
Bánh tổ Hội An được cho xuất hiện cùng lúc với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16 – 17. Bánh tổ và cao lầu là hai món ăn rất truyền thống, đặc trưng cho ẩm thực phố cổ từ hàng trăm năm.
Bánh tổ với màu vàng đẹp mắt. Ảnh:
Có giả thuyết cho rằng bánh tổ ban đầu có tên gọi là “lùng kú” do những người Hoa Minh Hương sáng tạo. Cũng có giả thuyết khác cho rằng từ thời Quang Trung đã làm bánh này mang theo khi hành quân. Lại có người nói món bánh này thực chất có nguồn gốc từ miền Bắc, là một phiên bản của bánh Uôi Hải Phòng, người ta cho rừng do mẹ Âu Cơ truyền dạy. Trong dân gian, người ta hay truyền tụng nhau nhiều câu vè về các món đặc sản của từng vùng miền, trong đó có câu vè nhắc đến đặc sản bánh tổ Hội An:
Làm bánh tổ thủ công. Ảnh:
Bánh tổ Hội An
Thơm rượu Tam Kỳ.”
Cách làm bánh tổ Hội An
Bánh tổ Hội An được làm từ nếp, gạo, đường, mè, gừng. Nếp làm bánh phải là loại nếp dẻo thơm, phơi khô đem xay thành bột. Lấy đường đem sên, rồi thêm nước gừng tươi. Đường được sử dụng là đường bát Quảng Nam cho bánh màu nâu đẹp mắt. Nếu khách đặt bánh trắng thì làm bằng đường cát.
Chuẩn bị hấp bánh tổ. Ảnh:
Bột, đường sau đó được trộn với nhau và được nhồi thật kỹ. Điểm quan trọng ở khâu này là tính toán làm sao để tỷ lệ bột đường khi đã trở thành bánh thì không bị đặc, không bị nhão.
Sau đó múc bột đổ vào đài (đài là 3 miếng lá chuối xếp xéo lên nhau, bẻ góc, dùng lạt tre ghim 2 đầu) rồi kê trong thùng hấp. Chiếc đài bằng lá chuối bây giờ lại được đặt vào một rọ (khuôn) đan bằng tre để giữ cho bánh không bị biến dạng.
Video đang HOT
Sên đường bát Quảng Nam. Ảnh:
Các khuôn bánh sau đó được đặt lên vỉ tre, cứ 12 bánh xếp một vỉ. Cứ 6 vỉ/nồi, cách nhau bởi hai thanh gỗ đan chéo. Bánh tổ hấp liên tục trong 3 giờ thì chín, vớt ra để nguội. Để bánh thơm ngon, người ta nhanh tay rải mè rang vàng lên trên mặt bánh.
Nhào bột với nước đường. Ảnh:
Cuối cùng, đem bánh ra phơi nắng cho bốc hơi hết nước bên trong rồi mới mang bán. Bánh tổ Hội An vừa dai vừa dẻo, hương vị đậm đà và để được lâu. Có người thích lấy bánh tổ cắt ra từng miếng và ăn ngay. Có người lại thích nướng trên than hồng rồi mới ăn. Nhưng nhiều người thích nhất là chiên trong dầu đậu phộng.
Rắc mè cho bánh tổ. Ảnh:
Miếng bánh tổ béo ngậy, thơm lừng mùi đường, mùi gừng, nhai đến đâu vị ngọt thanh lan toả đến đó. Bánh tổ hình giống tổ chim, nhưng người Hoa không dùng lá chuối mà dùng giấy dầu lót trong tô đất để hấp và bọc giấy đỏ bên ngoài để cầu may mắn.
Bánh tổ Hội An còn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tổ tiên ông bà trong ba ngày Tết, như để nhắc nhở nhau về nguồn cội:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”.
Cách làm bún gạo lứt trộn chay thơm ngon, thanh đạm
Nếu bạn đang tìm một công thức làm món bún trộn chay hay đơn giản chỉ là muốn tìm một món ăn thanh đạm thì bạn không thể bỏ qua cách làm bún gạo lứt trộn chay,
Cùng vào bếp thực hiện món chay này ngay bạn nhé!
Nguyên liệu làm Bún gạo lứt trộn chay
Bún gạo lứt 50 gr
Tai nấm đông cô 3 cái
Hành lá 1 ít
Gừng 1 ít
Dầu olive 2 muỗng canh
Nước tương 2 muỗng canh
Đường 1 muỗng cà phê
Giấm hoa quả lên men 2 muỗng cà phê
Dầu hào chay 1 muỗng canh
Tương ớt 1 muỗng canh
Nước lọc 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bún gạo lứt trộn chay 1 Sơ chế nguyên liệu
Nấm đông cô khô bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 20 - 30 phút cho nhanh mềm, sau đó đem đi cắt nhuyễn.
Bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi để luộc bún. Khi nước sôi, cho bún gạo lứt vào nồi luộc cùng 1 muỗng canh dầu olive để bún không bị dính.
Bạn luộc bún trong khoảng 5 - 10 phút rồi vớt bún ra, rửa nhanh với nước sạch cho cọng bún giữ được độ dai ngon, sau đó để ráo.
Gừng thì bào vỏ, cắt nhỏ rồi băm nhuyễn. Hành lá thì bạn cũng rửa sạch, cắt gốc rồi cắt nhỏ là được.
2 Pha nước sốt trộn bún
Dùng một cái chén pha hỗn hợp nước sốt gia vị trộn bún theo công thức sau: 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê giấm hoa quả lên men,1 muỗng canh dầu hào chay, 1 muỗng canh tương ớt, 2 muỗng canh nước lọc. Bạn dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp cho tan gia vị.
3 Nấu nước sốt
Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu olive rồi cho hành, gừng băm nhuyễn vào phi thơm.
Tiếp đến, bạn cho nấm cắt nhuyễn vào xào khoảng 2 - 3 phút rồi cho hết phần hỗn hợp nước sốt vào xào với lửa nhỏ cho đến khi nước sốt hơi sệt thì tắt bếp.
4 Làm bún gạo lứt trộn chay
Bạn cho phần bún gạo lứt vào tô, cho thêm một ít dưa leo bào sợi lên trên rồi rưới sốt nấm lên. Khi ăn, bạn trộn đều bún gạo lứt cho thấm đều nước sốt nấm là được.
5 Thành phẩm
Tô bún gạo lứt trộn chay có màu sắc bắt mắt, hài hòa bởi sự kết hợp giữ màu tím nhạt của bún gạo lức, màu xanh nhạt của dưa leo bào sợi cùng màu nâu óng ánh của nước sốt.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon ngay đầu lưỡi. Sợi bún dai mềm quyện cùng nước sốt mặn ngọt, cay cay, đậm vị, nấm đông cô giòn ngọt vô cùng hấp dẫn.
Súp ngô thịt gà ngọt ngon hấp dẫn cả nhà Súp ngô thịt gà ngọt thơm sẽ làm món điểm tâm hấp dẫn cho cả nhà để bắt đầu một ngày mới. Cùng theo dõi và lưu lại công thức nhé. Nguyên liệu súp ngô thịt gà 1 phần ức gà lớn (hoặc 2 phần nhỏ) 1 hộp ngô ngọt 1,2 lít nước luộc gà 1 củ hành tây 3 nhánh tỏi 2...