Độc lạ: Loài rắn “thả bom” để phòng thủ thay vì dùng nọc độc
Rắn mũi móc phương Tây, một loài rắn nhỏ đặc hữu của các sa mạc của Hoa Kỳ và Mexico, nổi tiếng với cơ chế phòng thủ bằng cách đánh rắm thay vì sử dụng nọc độc.
Rắn hổ mang và rắn đuôi chuông có nọc độc chết người, các loài co thắt như trăn có cơ bắp khỏe mạnh, nhưng rắn mũi móc phương tây thì dựa vào một cơ chế tự vệ khác thường hơn đó là đánh rắm.
Khi bị đe dọa, nó phát ra các bọt khí ầm ầm từ lớp đệm – lỗ thông thường để bài tiết ở đuôi rắn. Được biết đến là hiện tượng đầy hơi trong cơ thể (cloacal popping) hoặc phòng thủ.
Phương tiện phòng thủ kỳ lạ này được thiết kế để gây bối rối cho những kẻ săn mồi đủ lâu để những con rắn có thể trốn thoát.
Bruce Young, một nhà hình thái học thực nghiệm tại Đại học Lafayette ở Easton, Pennsylvania nói với Tạp chí Discover rằng rắn mũi móc phương Tây tạo ra những chiếc rắm đặc trưng của chúng bằng cách sử dụng hai bộ cơ để cô lập một túi khí nén và sau đó co thắt cơ vòng cloacal để tống nó ra ngoài một cách mạnh mẽ.
Âm thanh xì hơi do những con rắn nhỏ này tạo ra có thể truyền xa tới 6′6 ft (khoảng hơn 2m), kéo dài chỉ khoảng 2/10 giây và thường lặp đi lặp lại.
Mặc dù không phải là loại rắm ồn ào nhất theo tiêu chuẩn của con người, nhưng chúng có xu hướng tạo ra âm vực cao hơn đối với các loài động vật khác, nên điều này có thể khá khó hiểu.
Bruce Young đã tiến hành một số thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng một số con rắn mũi móc phương tây mạnh mẽ đến mức chúng tự nâng mình lên khỏi mặt đất.
Young cho biết: “Về cơ bản, đó là chứng đầy hơi của rắn, nhưng rắn mũi móc đã dồn rất nhiều năng lượng vào khu vực này, đến mức trong một số trường hợp, chúng sẽ tự bay lên khỏi mặt đất”.
Trong những năm qua, chúng tôi đã giới thiệu về một số cơ chế phòng thủ độc đáo ở các loài động vật nhưng cơ chế này ở loài rắn mũi móc phương được xem là điều rất kỳ lạ.
Rắn mũi móc phương tây và rắn san hô Arizona là những loài rắn duy nhất được biết đến là sử dụng cơ chế phòng vệ tự nhiên.
Lang thang trên sa mạc, người đàn ông phát hiện hang ổ của sinh vật độc nhất nhì châu Phi
Đây là sinh vật gì mà nguy hiểm như vậy?
Một người đàn ông đang lang thang trên một hoang mạc thì bất ngờ phát hiện những dấu vết bất thường trên cát. Lần theo những dấu vết này thì người đàn ông đã tìm thấy chủ nhân của chúng đang ẩn mình trong các tảng đá.
Điều bất ngờ là không chỉ một mà có rất nhiều con rắn đang tránh cái nắng nóng thư thiêu như đốt ở bên trong các tảng đá. Tuy nhiên, đây đều là những sinh vật cực độc nên người đàn ông đã phải rất cẩn thận khi lấy chúng ra.
Người này còn bắt một con rắn và cậy miệng của con rắn để xem răng nanh cực kỳ nguy hiểm của chúng, vậy đây là loài rắn gì?
Loài rắn xuất hiện trong video trên chính là rắn phì Puff Adder (tên khoa học: Bitis arietans), một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Chúng sinh sống chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Ả Rập và toàn bộ châu Phi.
Đây cũng là thủ phạm gây ra phần lớn các vụ rắn cắn gây chết người ở châu Phi dù chiều dài chỉ khoảng 1m và cơ thể khá mập mạp. Đặc biệt, những con rắn sống ở hoang mạc của Ả Rập Xê Út thường chỉ dài không quá 80 cm.
Cách săn mồi của chúng là nằm phục kích, do đó nếu vô tình giẫm phải loài rắn này thì chúng sẽ cắn trả để tự vệ. Con mồi chủ yếu của rắn phì là các loài chim, bò sát nhỏ, lưỡng cư... với thời điểm săn mồi là vào ban đêm.
Ban ngày chúng ẩn mình trong các hang hay hốc đá để tránh cái nóng như thiêu như đốt của sa mạc. Dấu hiệu nhận biết loại rắn này là hoa văn màu trắng như mình mũi tên xếp đều đặn trên lưng và phần hoa văn màu trắng trên mắt nhìn tựa như lông mày đang cau có vì tức giận.
Khi gặp nguy hiểm, loài rắn này sẽ phát ra tiếng kêu phì phì và dựng đứng phần cơ thể phía trước lại như thể một chiếc lò xo sẵn sàng bung ra để tấn công kẻ thù. Nọc độc của chúng là chất độc tế bào với các chất độc hematotoxin ảnh hưởng mạnh đến hệ tim mạch của nạn nhân.
Chính vì thế Puff adders là một trong những loài rắn độc nhất ở châu Phi vì phân bố rộng khắp ở lục địa đen. Người dân bản địa gọi chúng là cỗ quan tài sống để nói về sự nguy hiểm của loài rắn này.
Rắn leo cây thì gặp phải 'rồng bay': Cuộc chiến nảy lửa sẽ có kết quả ra sao? Một trận chiến cực kỳ nảy lửa và khó đoán. Một con rắn leo cây (tên khoa học Dendrelaphis pictus) đang bò trên cành cây thì bất ngờ đụng độ với một con thằn lằn bay (Tên khoa học: Draco volans) - được mệnh danh là rồng bay vì sở hữu đôi màng mỏng có vai trò như đôi cánh giúp chúng lượn...