Dọc đường tác nghiệp: Trắng đêm chờ đón Chủ tịch Triều Tiên ở xứ Lạng
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ hai tại Việt Nam và đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un thăm cấp Nhà nước tại Việt Nam là sự kiện chính trị, đối ngoại có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong năm 2019. Ga Quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn) là điểm đầu tiên nhà lãnh đạo đặt chân khi đến Việt Nam.
Nhân dịp 36 năm ngày Báo NTNN ra số báo đầu tiên (7/5/1984 – 7/5/2020), PV Báo NTNN kể lại những kỷ niệm khó quên trên hành trình tác nghiệp của họ. Dưới đây là một câu chuyện như vậy.
“Trải nghiệm” nhớ đời
Là một phóng viên trẻ được tham gia tác nghiệp tại sự kiện chính trị quan trọng này, đó là sự may mắn và niềm vinh dự. Song song với niềm vinh dự và cơ hội được thể hiện sức trẻ, còn là cảm xúc hoang mang xen lẫn với nhiều lo lắng, bởi đây lần đâu tiên tôi “đơn thương độc mã” tác nghiệp ngoài hiện trường tại một sự kiện quan trọng như vậy, mà không có một ai đồng hành, hướng dẫn, góp ý. Chỉ có mình tôi ở đó và đây cũng là lần đầu tôi tác nghiệp tại một sự kiện như vậy. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức đối với riêng cá nhân tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác vừa hồi hộp, vừa lo lắng vì chưa biết phải bắt đầu tác nghiệp từ đâu và như thế nào. Tôi đã lên mạng tìm hiểu thông tin về những cuộc gặp tương tự, xem báo chí khai thác những vấn đề gì, rồi ghi chú lại để đảm bảo dù một mình nhưng tôi sẽ cố gắng không bỏ sót khía cạnh nào.
Rất đông phóng viên trong nước và các hãng thông tấn nước ngoài có mặt để đưa tin về sự kiện chính trị quan trọng này. (Ảnh: P.V)
Đoàn lãnh đạo cấp cao nhà nước Triều Tiên đến thăm và làm việc tại Việt Nam trong những ngày tiết trời xứ Lạng mưa và rét buốt. Điều này đồng nghĩa với việc những người làm công tác chuẩn bị, những phóng viên tác nghiệp tại sự kiện này gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Theo dự kiến, đoàn sẽ đặt chân đến Ga quốc tế Đồng Đăng vào sáng 26/2. Nhưng để đảm bảo an ninh, đoàn cũng có thể sẽ đến sớm, hoặc muộn hơn, hoặc đổi địa điểm lịch trình so với dự kiến, nên các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại đây như công an, cảnh sát…, cũng như đông đảo phóng viên trong nước và phóng viên các hãng thông tấn quốc tế cũng túc trực 24/24h từ một ngày trước đó.
Hồi đó, đoạn đường từ nhà tôi đến ga Đồng Đăng chừng hơn 10km, nhưng có đi qua đoạn cua “Dốc quan tài” – nơi tôi từng bị va quệt khá nghiêm trọng, tạo thành nỗi ám ảnh trong tôi cho đến tận bây giờ. Do đó, anh trai đã tình nguyện làm tài xế đưa tôi đến ga lúc 11h đêm 24/2 để trực và nắm tình hình đêm tại ga.
Vì đây là sự kiện chính trị quan trọng nên không một cơ quan báo chí nào muốn lỡ, hầu hết các phóng viên đều có mặt tại đây từ chiều tối 24 – 25/2 để cập nhật nhanh nhất công tác chuẩn bị và dự đoán rằng lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến bất ngờ bởi yếu tố an toàn, an ninh. Chúng tôi không ai dám rời bỏ vị trí bởi sợ bỏ lỡ những khoảnh khắc, những hình ảnh đặc biệt.
Dưới cái rét buốt, mưa gió của mùa đông, các lực lượng làm nhiệm vụ tại đây vẫn túc trực gấp rút chuẩn bị, phóng viên báo chí cũng trực chờ suốt đêm.
Sáng sớm 25/2, tôi lọ mọ chuẩn bị tất cả đồ nghề cho chuyến tác nghiệp di chuyển từ TP.Lạng Sơn lên ga Đồng Đăng. Trong cái rét căm căm của những ngày đông kèm theo những cơn mưa phùn, những phóng viên tác nghiệp tại đây phải thức xuyên đêm chờ đợi.
Ban ngày thời tiết tạnh ráo, nhiệt độ cũng ấm hơn, nhưng càng về đêm, nhiệt độ càng giảm khiến ai cũng bất ngờ. Sau khi được kiểm tra giấy tờ và qua các thiết bị máy móc, chúng tôi di chuyển ra khu vực được tỉnh Lạng Sơn căng mái che cho phóng viên tạm nghỉ và tránh mưa.
Tình anh em đồng nghiệp
Càng về đêm, mưa càng nặng hạt và nhiệt độ giảm sâu. Tôi đoán nhiệt độ khi đó chỉ khoảng 8 – 10 độ C bởi cái rét làm ai nấy cũng run cầm cập. Nhiều phóng viên Hà Nội nhận lịch công tác bất ngờ nên không có sự chuẩn bị, chỉ mặc độc một bộ quần áo mỏng, đem theo đồ nghề là lên đường nên đã có chút choáng váng bởi thời tiết nơi đây. Hầu hết mọi người đều phải mua áo mưa mặc để chống rét.
Tại sự kiện này, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đều tăng cường nhân sự (khoảng 2 – 3 phóng viên) nên hầu hết mọi người phải thuê nhà nghỉ để nghỉ ngơi, thay nhau gác chờ trực. Do cơ quan không sắp xếp được phóng viên tăng cường hỗ trợ, nên đây là dịp để tôi được tự mình thể hiện năng lực bản thân.
Tâm trạng tôi khi đó lo lắng, sốt ruột và đôi chút hoang mang bởi kinh nghiệm còn quá non trẻ khiến tôi không dám ngồi dựa ghế để chợp mắt, cũng không dám rời đi đâu để nghỉ ngơi.
Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác không dám ngồi bởi cái lạnh và bởi sự lo lắng xen lẫn hồi hộp. Hai hàm răng gõ vào nhau, rùng mình liên tục khiến tôi phải đi lại liên hồi để giữ cơ thể ấm lên.
Trong cái khu chòi mái che ấy, chúng tôi có ghế ngồi, có bàn để đặt máy móc, thiết bị tác nghiệp và có cả tình đồng nghiệp. Hầu hết những phóng viên tác nghiệp tại đây đều là phóng viên nam trẻ tuổi. Vì vậy, dù thời tiết có lạnh đến mấy thì cũng không làm khó được các anh.
Số ít những phóng viên nữ đều được ưu tiên về nhà nghỉ nghỉ ngơi trước. Trước khi đi về nghỉ ngơi, ai nấy đều dặn dò đồng nghiệp: “Nếu có “biến” thì báo động ngay nhé”.
Một anh phóng viên nào đó tôi chưa quen liên tục giục tôi về nghỉ cùng các chị em bởi còn mình tôi giữa đám đông ấy. Nhưng sự lo lắng xen lẫn hồi hộp khiến tôi không thể rời vị trí mà đi đánh một giấc ngon lành được vì tôi sợ tôi sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng, cái khoảnh khắc nhà lãnh đạo Triều Tiên đặt chân xuống nhà ga.
Đêm buông xuống, trong cái tiết trời lạnh lẽo ấy, phóng viên chúng tôi phải ngồi sát lại gần nhau, thậm chí mở những chiếc ô được tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ quây lại quanh người để chắn những cơn gió rít mạnh. Dù chưa có cơ hội được làm việc, giao lưu với nhau, họ là những con người xa lạ, thậm chí khác nhau về cả màu da, ngôn ngữ, nhưng họ vẫn chia nhau từng gói bánh, cái kẹo để làm ấm bụng vượt cái rét cắt da cắt thịt nơi biên giới này.
Thang là công cụ hữu hiệu nhất để hỗ trợ anh em phóng viên báo chí có những bức hình xuất sắc nhất.
Sáng sớm 26/2, tại khu vực dành cho báo chí tác nghiệp, hàng loạt những chiếc thang gấp được các phóng viên “cả Tây, cả ta” thuê, mượn, mua của nhà dân quanh khu vực để mong có thể thuận lợi hơn trong quá trình tác nghiệp. Do chân yếu tay mềm, không thể bên vác nổi cái thang gập mượn được ở nhà một người bạn cách đó chừng 700m, tôi đành bất lực.
Với chiều cao có đôi phần khiêm tốn nên từ sáng sớm, tôi đã thỏa thuận được với một anh đồng nghiệp cho dùng ké chiếc thang mà anh mượn được. Quá trình đứng trên thang chờ đợi thực sự khá mệt mỏi bởi phải xếp thang trong mưa gió lạnh, nhưng vẫn luôn phải có người túc trực trên chiếc thang để tránh trường hợp mất chỗ đứng.
Tôi vẫn còn nhớ như in quá trình tác nghiệp lúc nhà lãnh đạo Triều Tiên chuẩn bị bước ra cổng chính nhà ga và lên xe di chuyển về Hà Nội, trong cái khoảnh khắc chớp nhoáng ấy, khi đang lúi húi cúi xuống nhặt điện thoại vừa vô ý đánh rơi dưới đất, bất ngờ một bàn chân lớn “dẫm nhẹ” lên vai của tôi.
Trong lúc vội vã, người đồng nghiệp nước ngoài vội bước xuống chiếc thang vàng nói “Sorry” rất nhiều lần. Dù nhăn mặt vì đau nhưng trong thời điểm chớp nhoáng đó, tôi vẫn ngượng ngùng mỉm cười và chạy vội ra một điểm khác có vị trí tác nghiệp ổn hơn chụp vội những tấm hình để cập nhập về tòa soạn.
Sau khi đoàn lên xe rời đi, không khí lúc này tán loạn bởi sóng điện thoại kém, mạng 3G yếu, các phóng viên phải tản vào khu vực nhà dân để nhờ vừa cắm sạc, vừa xin dùng mạng để gửi tin bài về tòa soạn. Sau 20 phút vật lộn với ảnh, clip, tôi mới chợt thấy vai mình nhói đau bởi vết giày mà người đồng nghiệp nước ngoài để lại. Mãi về sau, cái dấu tích sưng vù màu thẫm đó mới mờ dần.
Nói về lần tác nghiệp tại đây, tôi có vô vàn những điều đáng nhớ và ấn tượng. Trong lúc hoang mang nhất, lo lắng nhất, vẫn luôn có những người anh, người chị đồng nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ cùng tôi. Đó thực sự là một chuyến tác nghiệp mang nhiều bài học ý nghĩa đối với riêng tôi.
Tân Sơn Nhất tái diễn cảnh trong 'nghẹt thở', ngoài ùn tắc ngày cận Tết
Đầu cao điểm Tết Canh Tý 2020, sân bay Tân Sơn Nhất tái diễn cảnh bên trong nêm chặt người, bên ngoài giao thông ùn tắc, kẹt không lối thoát.
Theo Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất dự kiến tần suất tăng chuyến dịp cao điểm Tết các hãng hàng không trong nước tăng khoảng 5%-7% so với cao Tết 2019. Trong đó có cao điểm tần suất đạt kỷ lục gần 1000 chuyến với tổng lượng khách 150.000 lượt hành khách.
Cảng cũng dự báo, trước thời điểm Tết, sản lượng khách đạt trên 1,8 triệu hành khách, tăng 6,24% so với Tết 2019; từ Mùng 1 Tết đến 15 âm lịch, sản lượng hành khách đạt trên 1,9 triệu hành khách, tăng 5.68% so với Tết 2019.
Do lượng khách tăng cao những ngày qua khiến các tuyến đường cửa ngõ sân bay luôn rơi vào tình trạng kẹt cứng. Ngoài ra, dịp Tết, Việt Kiều đổ về sân bay lớn, với tình trạng '10 người ra đón 1 người' khiến khu vực ga quốc tế luôn quá tải, các tuyến đường dẫn từ sân bay ra bên ngoài đường Trường Sơn ùn tắc.
Những ngày qua, khu vực sảnh chờ ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất luôn chật cứng người đến đón Việt Kiều về quê đón Tết
Tình trạng, 1 người về 10 người ra đón khiến khu vực sảnh chờ ga quốc tế luôn quá tải
Người dân bắt đầu về quê đón Tết sớm đã khiến giao thông các tuyến đường cửa ngõ ra/vào sân bay luôn trong tình trạng quá tải
Kẹt cứng trên đường Hoàng Văn Thụ
Mật độ phương tiện di chuyển trên tuyến đường cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất ngày cận Tết là rất lớn
Các tuyến đường Cộng Hòa, Nguyễn Văn Trỗi, Trường Sơn... theo hướng vào sân bay luôn trong tình trạng quá tải
'Nóng' nhất là khu vực trước cổng sân bay Tấn Sơn Nhất
Phương tiện dồn ứ phía dưới cầu vượt thép trước cổng sân bay. "Đoạn này kẹt cứng rồi lại ùn ứ xuyên suốt những ngày qua"- anh Hùng (lái xe ôm công nghệ trước cổng sân bay) cho hay
Đường dẫn nội bộ sân bay từ ga quốc tế ra đường Trường Sơn cũng ùn tắc. Trong ảnh, ô tô nối hàng dài qua trạm thu phí sân bay
Đường Bạch Đằng hướng vào sân bay, ô tô, xe máy chen chúc trên đường
Nam thanh niên chạy xe máy lạc giữa dòng ô tô nối dài
Lo ngại kẹt xe, các hãng hàng không khuyến cáo người dân nên đi sớm trước 2h (đối với ga quốc nội) và 3h (đối với gia quốc tế) để làm thủ tục bay, hạn chế bị chậm trễ chuyến
Tuấn Kiệt
Theo vietnamnet.vn
"Biển người" đang dồn về sân bay Tân Sơn Nhất Hàng ngàn người dồn đến ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đón người thân về nước ăn Tết khiến khu vực này luôn nghẹt người, bất kể ngày hay đêm. Ghi nhận những ngày gần đây, tại ga quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP HCM), luôn trong cảnh ngột ngạt bởi hàng ngàn người liên...