Độc đáo vườn rau khí canh trên hồ nuôi cá
Vườn rau khí canh gồm những trụ ống dẫn khí đặt ngay trên mặt hồ nuôi cá không giống bất kỳ vườn rau nào, đang mang lại thu nhập cao và ổn định cho chàng trai 33 tuổi.
Từng đi và viết về các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhưng chúng tôi khá bất ngờ với vườn rau khí canh kết hợp nuôi cá của anh Phạm Thế Tuấn (ngụ thôn 7, xã Lộc Thành, H.Bảo Lâm, Lâm Đồng).
Vườn xà lách khí canh mỗi vụ thu hoạch từ 500 – 800 kg – LÂM VIÊN
Vườn rau trồng trên trụ
Sau khi xuất ngũ vào năm 2009, thay vì bám trụ rẫy cà phê của gia đình, Tuấn tự mày mò nghiên cứu mô hình trồng rau khí canh. Sau 2 năm trải qua không ít thất bại, Tuấn hoàn thiện và nắm giữ bản quyền vườn rau khí canh độc đáo. Vườn rau này được Tuấn thiết kế và thi công trên hệ thống sàn gỗ, bắc ngang dọc qua mặt hồ nước nuôi cá. Hàng chục ống trụ bằng nhựa được khoan lỗ sẵn đặt trên sàn gỗ ngay hàng thẳng lối. Rau được trồng vào các lỗ nhỏ này, rễ nằm kín trong lòng ống, thân cây hướng ra ngoài để nhận ánh sáng quang hợp.
Bắp sú trồng bằng phương pháp khí canh – LÂM VIÊN
Video đang HOT
Tuấn cho biết cây rau hút chất dinh dưỡng và nước qua hệ thống phun sương được lập trình sẵn cho từng loại rau và thời điểm sinh trưởng của cây, cùng yếu tố thời tiết. Để vận hành hệ thống phun khí sương thông minh tự động này, Tuấn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà để chủ động nguồn điện ổn định nhất, vì ở vùng sâu nguồn điện thường mất đột ngột, nhất là trong những tháng nắng nóng, mùa cao điểm tưới cà phê. Nếu không có điện, lỡ chu kỳ phun sương rau sẽ bị hư hại, giảm năng suất.
Theo Tuấn, vốn đầu tư trồng rau theo phương pháp khí canh khá cao. Với 120 m2, chi phí đầu tư khoảng 280 triệu đồng, nhưng bù lại thời gian canh tác và thu hoạch nhanh hơn trồng trên đất, chất lượng rau rất cao. Vườn khí canh rộng 120 m 2 , Tuấn đặt được 120 máy bơm khí, mỗi máy gồm 1 ống hình trụ dài và hệ thống phun sương. Trên thân mỗi ống có 52 lỗ khoan (tương đương 52 cây rau). Với xà lách, trung bình mỗi vụ 25 ngày, thu hoạch được từ 500 – 800 kg, với giá bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí cho thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/vụ.
Tuấn giới thiệu việc vận hành vườn rau khí canh
Hiện nay vườn rau khí canh của Tuấn đang trồng hơn 20 giống rau như các loại rau ăn lá, rau gia vị, bắp sú, bí ngòi, cà tím, dưa leo, khổ qua… “Trồng rau khí canh không cần diện tích lớn nhưng vẫn cho năng suất cao. Rau khí canh chất lượng an toàn, không dính đất cát, cây rau to, đẹp, sạch nên được người tiêu dùng ưa thích”, Tuấn chia sẻ.
Ước mong của Tuấn là có đơn vị hợp tác về vốn và có đầu ra ổn định cho sản phẩm rau khí canh; về công nghệ và chất lượng rau, Tuấn cam kết đảm bảo.
Không chỉ trồng rau, bên dưới vườn khí canh là hồ nuôi cá. Tuấn giải thích: “Hồ cá có rất nhiều tác dụng. Nước hồ làm mát không khí trong nhà kính, giúp điều hòa nhiệt độ. Mặt nước có tác dụng phản xạ ánh sáng, giúp cây trồng tăng trưởng nhanh hơn. Hồ nước là cái bẫy côn trùng, hạn chế ốc sên phá hại cây trồng, sâu bọ rơi xuống làm mồi cho cá, không quay ngược lại lên cây”. Chưa kể khi tỉa rau, những lá già trở thành thức ăn cho cá. Cá góp thêm nguồn thực phẩm hằng ngày cho gia đình, nguồn thu từ cá tính vào thu nhập tăng thêm.
Cung cấp cho thị trường hơn 100 trụ rau khí canh
Tuấn cho biết hệ thống phun tưới thông minh vườn khí canh anh đã đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu trí tuệ. Không chỉ trực tiếp sản xuất rau khí canh, Tuấn còn thiết kế các trụ rời kèm máy móc gọn nhẹ, bán cho nhiều hộ gia đình ở TP.Bảo Lộc, H.Bảo Lâm, TP.HCM, Nghệ An, Thanh Hóa… và chia sẻ kinh nghiệm để họ tự sản xuất rau phục vụ nhu cầu của gia đình, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 phải hạn chế ra khỏi nhà.
Cá nuôi dưới vườn khí canh
Giá bán mỗi trụ canh tác rau khí canh từ 1,8 – 2,2 triệu đồng, tùy số lượng nhiều hay ít. Mỗi trụ trồng rau khí canh gồm 1 máy điều khiển, 1 máy bơm khí cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khánh đặt hàng ở gần thì Tuấn trực tiếp đến lắp ráp, hướng dẫn cách vận hành hệ thống. Với khách ở các tỉnh, Tuấn gửi xe khách đến tận nhà, kèm video hướng dẫn cách lắp ráp, gieo trồng rau khí canh.
“Có đối tác ở TP.HCM ký kết hợp tác sản xuất rau khí canh tại xã Lộc Thành với hàng trăm trụ, nhưng do dịch Covid-19 nên họ chưa lên được, hy vọng khi dịch được khống chế dự án này sẽ được triển khai”, Tuấn thổ lộ.
Chị Hoàng Thị Mỹ Hằng, Bí thư Huyện đoàn Bảo Lâm, chia sẻ: Tuấn là bộ đội xuất ngũ rất năng động, dám nghĩ dám làm, dám đột phá và chịu khó nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình sản xuất rau khí canh đang đem lại hiệu quả cao, là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương.
Cao Bằng và bài toán thiếu giáo viên
Năm học mới 2021-2022, ngoài việc thiếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) vẫn phải đối mặt và tìm cách khắc phục tình trạng thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là 2 cấp học mầm non và tiểu học.
Tỉnh Cao Bằng đang khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện về tình hình thiếu giáo viên, đồng thời tham mưu, đề xuất phương án chủ động bố trí giáo viên, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở giáo dục.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm Ma Thế Trung cho biết, thiếu giáo viên là nỗi lo chung của các trường học trong huyện. Năm học này, huyện có 44 trường, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trong đó, có 14 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 2 trường Trung học cơ sở, 5 trường Phổ thông cơ sở, 6 trường phổ thông dân tộc bán trú; với quy mô 830 lớp, 17.943 học sinh.
Về cơ sở vật chất, có 961 phòng học, trong đó có 870 phòng học kiên cố, bán kiên cố, 77 phòng học tạm, 14 phòng học nhờ. Hiện bậc Trung học cơ sở có 9/13 trường có phòng môn Tin học, 1/13 trường có phòng học môn Ngoại ngữ, 3/13 phòng học bộ môn thực hành. Nếu tính theo thực tế thì huyện còn thiếu 238 biên chế so với định mức quy định, trong đó bậc mầm non còn thiếu 172 giáo viên; tiểu học thiếu 110 giáo viên; Trung học cơ sở thiếu 61 giáo viên.
Đáng chú ý, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện còn thiếu 33 giáo viên môn Tiếng Anh, 36 giáo viên môn Tin học. Ngoài ra, các trường còn thiếu 23 biên chế là nhân viên văn thư, kế toán, thiết bị - thư viện, y tế trường học.
Từ năm 2019 đến nay, huyện chưa bổ sung đủ biên chế giáo viên theo tổng số biên chế được giao. Trong khi đó, năm 2020 có 90 giáo viên trong huyện chuyển vùng công tác ra khỏi huyện; năm nay dự kiến lại có 95 giáo viên xin chuyển vùng, trong khi chỉ có chưa tới 10 giáo viên đến công tác tại huyện.
Về khó khăn của trường học huyện Bảo Lâm, có thể nêu một ví dụ, đó là Trường Phổ thông cơ sở xã Thái Sơn, nằm cách trung tâm huyện gần 30 km. Ban Giám hiệu nhà trường cho biết: Trường có 1 điểm trường chính, 3 điểm trường lẻ đặt tại các xóm Nặm Trà, Lũng Chang, Lũng Vài. Năm học 2021-2022, nhà trường có 22 giáo viên biên chế, với 23 lớp học, 550 học sinh. Theo định mức, trường còn thiếu 14 giáo viên biên chế, gồm 9 giáo viên bậc THCS, 5 giáo viên bậc tiểu học. Riêng môn ngoại ngữ (Tiếng Anh) thì giáo viên phải "dạy tràn" từ bậc Tiểu học lên Trung học cơ sở. Môn Tin học thì triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới có nguy cơ "bị treo" do thiếu giáo viên.
Tương tự như ở xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm còn có nhiều điểm trường cách xa trung tâm, gặp rất nhiều khó khăn, trong dó có thể kể các điểm trường Lũng Kim (xã Quảng Lâm), Lũng Mần (xã Đức Hạnh), Sáng Xoáy (xã Thái Sơn), Khau Noong (xã Thạch Lâm), Phja Cò 1, Phja Cò 2, Phiêng Hang (xã Nam Cao)...
Được biết, nhiều trường ở huyện Bảo Lâm đã phải thực hiện giải pháp ký hợp đồng ngắn hạn với giáo viên trong khi chờ được bổ sung biên chế mới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã có Thông báo số 2328 về nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm 2021 với nhu cầu cần tuyển 290 chỉ tiêu. Trong đó, giáo viên mầm non 33 chỉ tiêu; giáo viên tiểu học 98 chỉ tiêu; giáo viên Trung học cơ sở 101 chỉ tiêu; giáo viên Trung học phổ thông 50 chỉ tiêu; giảng viên 1 chỉ tiêu; viên chức thiết bị, thư viện 7 chỉ tiêu. Thời gian tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển cho tới hết ngày 6/10/2021.
Khống chế chủ nợ để cưỡng dâm, cướp tài sản Sau khi dùng hung khí tấn công, khống chế nạn nhân, đối tượng dùng áo quấn vào cổ chị P. để cầm máu rồi thực hiện hành vi cưỡng dâm. Chiều 12/9, Công an TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn đang lấy lời khai Lê Văn Phương (SN 2001, ngụ tại thôn 5, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) để...