Độc đáo với những đảo… sân bay
Do điều kiện đất chật người đông, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đã phải ra đảo ở và xây dựng những hòn đảo nhân tạo, đặc biệt là đảo dành cho sân bay, nhằm phục vụ các hoạt động đi lại hàng không trong nước và quốc tế.
Phi trường quốc tế Velana ở đảo quốc Maldives.
Sở dĩ họ ưu ái sân bay như vậy là vì bản thân nó gồm một hệ thống rất cồng kềnh, phức tạp, với các đường băng, các tòa nhà kiểm soát không lưu, dịch vụ đón đưa khách cần rất nhiều diện tích, nếu như không nói là khổng lồ so với một đô thị. Thành phố nào có sân bay ắt hẳn phải rộng lớn, và nếu không thì phải vay mượn đất đai từ biển nhằm tận dụng đảo san hô bỏ hoang, đảo ít người sinh sống hay làm đảo nhân tạo thực hiện công vụ. Những hòn đảo sân bay vì thế có khá nhiều kích cỡ, hình dạng tùy theo địa lý.
Một trong những hòn đảo sân bay nổi tiếng nhất hiện nay có lẽ là Phi trường quốc tế Velana ở đảo quốc Maldives. Nó vốn mang tên là Phi trường Hulhule do nằm trên hòn đảo Hulhule gần thủ đô Male, song vì vai trò quan trọng trong việc không vận đã được đổi tên thành Phi trường quốc tế Males, rồi Ibrahim Nasir và nay là Velana.
Mọi sự bắt đầu vào năm 1960, khi tổng thống thứ hai của Maldives là Ibrahim Nasir nhận thấy vị trí chiến lược về kinh tế của hòn đảo Hulhule nên đã quyết định cho xây sân bay tại đây. Lúc bấy giờ, nó chỉ là một bãi đất hoang, và công nhân đã dựng một đường băng dài tới 914m, rộng 23m bằng những tấm sắt chạy dọc theo chiều dài dải đất. Sau khi có đường bay, một phi cơ của Hoàng gia New Zealand, rồi sau đó là phi cơ của Sri Lanka và phi cơ của chính Maldive cũng đã hoạt động trên đảo…
Sau nhiều lần đổi tên, cải tiến kỹ thuật nhằm mở rộng phi trường, đến nay sân bay đã có hai đường băng trải nhựa diện tích 45 x 3.200m và 60 x 3.400m, 3 nhà khách, trong đó nhà khách quốc tế chứa được 7,3 triệu người. Nó cũng có lộ trình ra khắp thế giới, chủ yếu là để lôi cuốn du khách đến với Maldives, và năm 2019 hãng hàng không Sri Lanka là hãng hàng không đã có nhiều chuyến bay tới quốc gia này nhất: tới 21 chuyến/tuần.
Ấn tượng không kém là đảo sân bay Phi trường quốc tế Chubu Centrair của Nhật Bản. Tọa lạc trên vịnh Ise, thành phố Tokoname, huyện Aichi, phía Nam Nagoya miền Trung nước Nhật nên sân bay của nó được gọi là sân bay trung tâm – Chubu và là huyết mạch của cả khu vực lẫn đất nước. Khánh thành từ năm 2005, nó cũng là sân bay hạng nhất và là một trong 3 sân bay xa bờ sau Phi trường Nagasaki và Phi trường quốc tế Kansai, đồng thời là sân bay thứ hai được xây trên đảo nhân tạo của Nhật Bản.
Trong quá trình hoạt động, nó cũng đạt nhiều danh hiệu quốc tế, mà gần đây nhất năm 2018, 4 năm liền giành danh hiệu “Sân bay khu vực tốt nhất thế giới” và “Sân bay tốt thứ 7 toàn cầu”. Sở dĩ như vậy vì cơ sở hạ tầng của nơi này rất tốt, với một đường băng bằng bê tông rải nhựa dài tới 3.500 m. Sân bay cũng có một nhà khách hình chữ T kiểm soát được việc ra vào một cách dễ dàng, đặc biệt trong phạm vi 300 m. Phía Bắc, nhà khách sẽ quản lý những chuyến bay nội địa, còn phía Nam thực hiện các chuyến bay ra hải ngoại.
Hành khách khi tới đây sẽ được đón tiếp ở tầng hai và chia tay ở tầng ba. Còn tầng một phục vụ công tác bảo dưỡng, dịch vụ đưa đón đường bộ bằng xe buýt… Vào năm 2018, Chubu Centrair đã chuyên chở được hơn 12 triệu người và gần 200.000 tấn hàng, đứng thứ 8 thế giới về mức độ bận rộn.
Phi trường quốc tế Hong Kong , gọi tắt là HKIA, không những là một sân bay nhộn nhịp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với nhiều tuyến bay quốc tế, mà còn có quy mô đồ sộ, thoạt nhìn đã thấy choáng ngợp. Nó được xây dựng trên một đảo hoang trong quần đảo Chek Lap Kok và Lam Chau của Hồng Kông-Trung Quốc. Cả sân bay có diện tích tới 12,55km2 và thêm vào cho Hồng Kông 1% diện tích đất nữa từ biển.
Nhờ rộng, nó cũng có nhiều nhà khách, như nhà khách số 1 rộng tới 570.000m2 và là một nơi đón khách lớn nhất quả đất, chỉ sau hai nhà khách số 3 của Phi trường quốc tế thủ đô Bắc Kinh và Dubai. Nó cũng có tới 90 cửa ra sân bay và 77 cửa (cầu thang) nối máy bay với tòa nhà, trong đó có nhiều máy bay cực to như Airbus A380… Chúng đều chạy trên 3 đường băng bê tông rải nhựa dài 3.800m.
Ra đời từ năm 1998, chưa lúc nào HKIA thôi nhộn nhịp và làm việc suốt 24 giờ/ngày, đóng vai trò của một tụ điểm gặp gỡ của nhiều hãng bay uy tín. Đến nay, mỗi ngày nó thực hiện 100 chuyến bay đi hơn 180 nước, và vào năm 2015 đã vận chuyển 68,5 triệu hành khách, đứng thứ 3 thế giới về vận chuyển khách quốc tế.
Tuy rằng nằm trên một đảo nhỏ và chỉ có diện tích hơn 4,8 triệu m2 với một đường băng, song Phi trường Henderson Field từng là một bến đỗ và bay khẩn cấp của các hoạt động ETOPS và vẫn duy trì việc này mà mới nhất là năm 2011 và năm 2012. Tọa lạc trên đảo Cát trong khu vực đảo san hô vòng Midway Atoll – Mỹ, có bốn bề là cây cối xanh tươi, nhiều chim chóc bơi lội, nó còn được vinh danh bởi tên gọi của tướng Lofton R.Henderson, người đã tử chiến trong trận Midway trong Thế chiến thứ hai, và là một trong 3 hòn đảo mang tên ông.
Xuất hiện từ năm 1942 với vai trò của một phi trường cho máy bay oanh tạc, tới năm 1993, nó đã được chuyển cho Hải quân, rồi Cục Nội vụ và đến nay có sự quản lý của cả Cục hàng không. Do không có tháp kiểm soát và lại nằm trong vùng bảo tồn động vật hoang dã và cá nên từ tháng 10 đến tháng 6 hàng năm là mùa chim hải âu làm tổ, hoạt động bay đều diễn ra vào đêm và có chừng mực vì Midway Atoll là nơi chim hải âu làm tổ đông nhất thế giới.
Khác với Phi trường quốc tế Hồng Kông, Phi trường quốc tế Macau cũng của Trung Quốc, lại có đường bay một bên, nhà khách một bên, cách nhau một đoạn biển do diện tích đất hạn chế. Hoạt động từ năm 1995, cụ thể nó có một đường băng dài 3.360m và trên một mảnh đất hoang kế cận với đảo Taipa, nơi đặt nhà khách và các dịch vụ hàng không.
Mỗi khi đi tới máy bay, hành khách sẽ phải qua một trong hai cầu đường nối đảo Taipa với đường bay. Tuy vậy, mỗi năm vẫn có tới 6 triệu người, và năm 2017 là 7,16 triệu người đến đây. Mỗi giờ, sân bay đón tiếp khoảng 2.000 người và mỗi ngày cung cấp 10.000 suất ăn. Dọc sân bay cũng có 24 bãi đậu, trong đó có những bến đỗ cho các loại phi cơ lớn như Boeing 747 và Antonoy 124s…
Nhìn từ trên cao, Phi trường quốc tế Kansai – Nhật Bản trông giống hệt một chữ H bồng bềnh giữa biển và nối với bờ bằng một cây cầu mỏng mảnh tựa sợi chỉ. Tất cả là vì nó nằm trên một hòn đảo nhân tạo vĩ đại, cũng là một sân bay luôn do người ta không để chừa đất làm cái gì khác. Bắt đầu từ năm 1987, Nhật Bản đã cho dựng trên vịnh Osaka, giữa 3 thành phố Izumisano ở phía Bắc, Sennan ở phía Nam và Tajiri ở trung tâm của huyện Osaka một vành đai bằng đá và 48.000 khối bê tông hình tứ diện để làm chỗ dựng sân bay.
Trong 3 năm, họ đã lật tung 3 quả núi, lấy 21 triệu m3 đất và dùng 10.000 công nhân, 10 triệu giờ công cùng 80 con thuyền chở vật liệu để tạo ra một tầng dày 30m trên biển, với dự tính nếu sức nặng như vậy đảo sẽ chìm xuống biển khoảng 5,7m, song kỳ thực nó chìm tới 8,2m. Nhưng dù chìm tới đâu, nó vẫn đảm bảo là một nơi an toàn cho mỗi chuyến bay. Để mọi người dễ dàng ra đảo, một cây cầu dài 3 km từ đây cũng được nối với đất liền tại thị trấn Rinku, mà chỉ tính riêng cầu đã tốn một tỷ USD.
Chưa hết, nó còn có hai nhà khách cực rộng, trong đó nhà khách số 1 dài 1,7 km và là nhà khách sân bay dài nhất thế giới. Hai đường băng ở đây cũng vô địch, gồm một đường 3.500m và một đường 4.000m. Vào năm 2016, đã có 25,2 triệu người sử dụng phi trường này, đưa Phi trường quốc tế Kansai trở thành sân bay bận rộn thứ 3 Nhật Bản và 30 châu Á.
Gần giống Phi trường Henderson Field về độ đa dạng sinh học, song Phi trường quốc tế quần đảo Marshall (MAJ) ở Cộng hòa Marshall còn hấp dẫn hơn vì hai đầu là những dải đất tha thướt, cho người ta cảm tưởng về một nhành lá rong biển. Tọa lạc ở phía Tây Rajrok bên bờ Nam Majuro Atoll thủ đô đảo quốc, bản thân nó cũng là một hòn đảo nhân tạo như sân bay Kansai vì phải xây kè đá, đổ đất song đặc biệt hơn là dùng khá nhiều san hô.
Sau Thế chiến thứ hai, người ta bắt đầu kiến thiết đảo, nhưng mọi thứ đều khá nhẹ nhàng, mộc mạc và ngay cả tới nay vẫn dùng những nhà chứa máy bay nhỏ – hangar để làm nhà khách. Nằm trong danh sách sáu phi trường tiêu biểu của đất nước, với một đường băng dài 2.407m, MAJ là sân bay lớn nhất hiện nay tại đảo quốc và hàng ngày có những máy bay Airbus A320, Boeing 737, Boeing 757 và Boeing 767 bay tới 7 thành phố trong khu vực. Khi đi máy bay của MAJ, bạn sẽ được ngắm vô số cảnh đẹp xanh tươi, bát ngát từ cửa sổ phi cơ.
Ngoài ra, những hòn đảo sân bay dưới đây cũng rất xinh đẹp, ấn tượng như đảo Phi trường Maamigili (Maldives), Phi trường Juancho E. Yrausquin (Saba), Phi trường Dalian Jinzhouwan, Phi trường Sanya Hongtangwan (Trung Quốc), Phi trường Ordu-Giresen, Phi trường Rize-Artvin (Thổ Nhĩ Kỳ), Phi trường Kobe, Phi trường Kitakyushu, Phi trường Nagasaki (Nhật Bản)…
Phi trường Ordu-Giresen.
Phi trường Juancho E. Yrausquin (Saba).
Phi trường Dalian Jinzhouwan.
Nơi 'tôm đi bộ' trên cạn hút du khách
Hàng năm cứ tới mùa mưa (tháng 8 - 10) du khách lại đổ về khu thác Kaeng Lamduan để xem những cuộc "diễu hành" của tôm nước ngọt.
Trời cứ sẩm tối tôm bắt đầu lên khỏi mặt nước, bò dọc theo những hòn đá ven mép sông. Cuộc diễu hành kỳ lạ xuất hiện ở tỉnh Ubon Ratchathani, đông bắc Thái Lan này trở thành cảm hứng sáng tạo cho nhiều truyền thuyết, điệu nhảy và cả một bức tượng ở địa phương. Vào mùa mưa từ tháng 8 tới tháng 10, du khách khắp nơi kéo về chật kín hai bờ sông và bật đèn pin để theo dõi đàn tôm di chuyển.
Tôm đi bộ trên bờ đá vào mùa mưa. Video: Watcharapong Hongjamrassilp
Hiện tượng tôm "diễu hành" không chỉ có vào ban đêm mà diễn ra cả sau các trận mưa lớn hoặc khi nước chảy xiết, từ 15h - 16h tới tận rạng sáng hôm sau. Du khách có thể thấy tôm đi bộ nhiều nhất ở thác Kaeng Lamduan, trong Khu bảo tồn Yod Dom của Vườn quốc gia Phu Jong-Na Yoi. Số lượng các cuộc diễu hành phụ thuộc vào lượng mưa trong mùa đó, mưa càng nhiều thì tôm đi bộ cũng nhiều hơn. Mỗi đêm vào mùa mưa, cao điểm sẽ có tới hàng trăm nghìn con tôm cùng di chuyển.
Đây là loài tôm nước ngọt nhỏ có tên tiếng Thái Kung Foy và Kung Kam Kon. Chúng thường đi từ các sông, suối chảy qua đá nhấp nhô để hướng về đỉnh núi Phanom Dong Rak vì có nguồn nước sạch phù hợp để sinh sản.
Theo Watcharapong Hongjamrassilp, nghiên cứu sinh ngành sinh học tại Đại học California (Mỹ), khi hoạt động bơi trở nên khó khăn, việc bộ trên cạn có thể giúp tôm mở rộng môi trường sống. Ngày nay, số tôm diễu hành ở Thái Lan đang sụt giảm. Hongjamrassilp cho rằng nguyên nhân có thể là ảnh hưởng từ du lịch, việc nghiên cứu sâu hơn có thể giúp bảo vệ loài này.
Một công trình tạo hình tảng đá với những con tôm bằng kim loại đang bò ngược dòng nước ở cổng vào của khu thác Kaeng Lamduan. Ảnh: coconuts.co
Kaeng Lamduan có dòng nước chảy xuống các hòn đá lớn và kéo dài khoảng 200 m, là một phần của sông Lam Dom Yai. Bao quanh đó là những cây Lamduan rậm rạp xanh tốt. Nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, cùng hiện tượng tôm đi bộ trên đá mà nơi thu hút rất đông du khách. Đến Kaeng Lamduan, nhiều du khách thích đằm mình trong làn nước mát, tận hưởng không gian trong lành ban ngày và xem tôm diễu hành ban đêm.
Kaeng Lamduan cách sân bay tỉnh Ubon Ratchathani khoảng 116 km. Du khách nên thuê phương tiện để đi từ khách sạn, nhà nghỉ tới thác như ôtô, song thaew. Du khách vào thác không mất phí tuy nhiên cần chú ý các biện pháp phòng tránh Covid-19.
Khoảnh khắc hàng trăm máy bay cùng cất cánh... như "tắc đường hàng không" Cảnh tượng hàng trăm chiếc máy bay cất cánh cùng một lúc khiến bất cứ ai cũng đều phải kinh ngạc. Nhiếp ảnh gia Mike Kelley đã phải mất tới vài năm, ngồi đợi nhiều giờ đồng hồ ở hàng chục sân bay quốc tế khác nhau trên khắp thế giới để có được khoảnh khắc hàng trăm chiếc máy bay cùng cất...