Độc đáo trực thăng không người lái MH-6M của Mỹ
Trực thăng không người lái MH-6M được thiết kế không làm nhiệm vụ chiến đấu mà khả năng cứu thương chiến trường đặc biệt.
Trực thăng không người lái MH-6M được thiết kế không làm nhiệm vụ chiến đấu mà khả năng cứu thương chiến trường đặc biệt.
Mới đây, các hình ảnh đầu tiên về biến thể trực thăng không người lái MH-6M của Hải quân Mỹ đã được công bố.
Xét về thiết kế, MH-6M tương tự phiên bản có người lái MH-6 trước đó do MD Helicopters phát triển. Tuy nhiên nó lại được Boeing nâng cấp với việc trang bị hệ thống lái tự động và hệ thống cán cứu thương hai bên máy bay có thể mang theo tối đa hai binh sĩ.
Trong ảnh là một chiếc MH-6M không người lái đang được Hải quân Mỹ thử nghiệm, tuy nhiên nó vẫn có một phi công phụ để đảm bảo an toàn khi bay.
Cận cảnh một trong những cán cứu thương trên MH-6M với thiết kế hình hộp được bọc thép giúp bảo vệ binh sĩ trước tác động từ bên ngoài.
Một chiếc MH-6M đang chuẩn bị cất cánh bay thử nghiệm.
Video đang HOT
MH-6 được trang bị động cơ T63-A-5A hoặc T63-A-700 với tốc độ di chuyển tối đa 282km/h và có tầm hoạt động 430km.
Biến thể MH-6 không người lái nó chỉ có thể chở theo tối đa 2 binh sĩ trên hai cáng cứu thương và thêm một phi công ở khoang lái.
Biến thể trực thăng không người lái MH-6M cũng được trang bị các hệ thống quan sát quang hồng ngoại tương tự như các biến thể vũ trang, mặt khác nó lại không hề được trang bị bất cứ loại vũ khí phòng vệ nào.
Cận cảnh cáng cứu thương của MH-6M với không gian đủ cho một binh sĩ.
Trong ảnh là các binh sĩ thuộc Hải quân Mỹ đang kiểm tra lại một chiếc MH-6M không người lái trước một giờ bay thử nghiệm.
Hiện tại, Hải quân Mỹ và lực lượng Lính thủy đánh bộ nước này đang vận hành một số lượng lớn những chiếc MH-6 với nhiều biến thể khác nhau, trong đó có nhiều biến thể đã lỗi thời và cần được hiện đại hóa.
Và hãng Boeing cũng sẽ là nhà thầu chính trong chương trình nâng cấp trực thăng MH-6 của Hải quân Mỹ.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Kinh ngạc sức mạnh "máy bay rải phân" S2R-660 của Mỹ
Dù tiền thân là phi cơ rải phân bón nhưng qua bàn tay nhào nặn của các kĩ sư quân sự đã biến AT-802 thành máy bay cường kích S2R-660 mạnh khủng.
Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông nghiệp AT-802 chuyên dùng rải phân bón. Mẫu máy bay đặc biệt này mới đây đã được IOMAX giới thiệu tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2015. Máy bay tuần tra biên giới S2R-660 Archangel (BPA) là máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm giám sát được thiết kế cho các thị trường muốn sở hữu vũ khí tiên tiến nhưng lại thiếu ngân sách. Hiện S2R-660 đã giành được sự quan tâm từ Angola, Niger, Ivory, Philippines. Cơ bản thì S2R-660 dựa trên khung thân cơ sở máy bay rải phân AT-802 nhưng được cải tiến ở một số phần để phù hợp cho hoạt động chiến đấu. Máy bay có chiều dài 11m, sải cánh 17,4m, có khả năng mang 2,1 tấn tải trọng ngoài, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ảnh: quan chức các nước đang thăm quan buồng lái "máy bay rải phân chiến đấu" S2R-660. Để làm nhiệm vụ giám sát, chiến đấu với vũ khí có điều khiển, máy bay cường kích S2R-660 có khả năng tích hợp nhiều hệ thống ngắm bắn - giám sát tiên tiến. Ví dụ như cảm biến hồng ngoại/quang điện L3 Wescam MX-15 hoặc Star SAFIRE 380 HLD; cảm biến hiển thị hồng ngoại/quang điện Avalex AVM-4177... Các cảm biến thường được lắp trên giá treo dưới thân hoặc dưới cánh làm nhiệm vụ giám sát khu vực hoặc dẫn đường vũ khí. Ấn tượng nhất trên máy bay cường kích S2R-660 là khả năng mang vác vũ khí "khủng" của nó. Tùy từng nhiệm vụ, S2R-660 có thể mang tổng cộng 12 tên lửa chống tăng AGM-114 Hallfire hoặc 10 bom GBU-58 Mk 81 hoặc 6 bom dẫn đường laser GBU-12 Mk-82 hoặc 24 rocket dẫn đường Cirit hoặc 12 tên lửa chống tăng UMTAS hoặc kết hợp các vũ khí này (mỗi loại một ít) trên 6 điểm treo dưới cánh. Dù chỉ là máy bay cường kích cải tiến trên cơ sở máy bay nông nghiệp nhưng sức mạnh của S2R-660 thực sự là rất khủng khiếp. Ảnh: giá phóng kết hợp lắp đạn tên lửa chống tăng Hellfire và UMTAS (giá giữa). Ngay bên cạnh (giá thứ ba tính từ trái qua phải) là giá phóng mang hai bom dẫn đường GBU-58 Mk 81. Ở phía cánh còn lại, hai giá số ba và hai (từ trái qua phải) mang bom dẫn đường GBU-12 Mk-82 và GBU-58 Mk 81. Giá số một mang hai cụm ống phóng (mỗi cụm 4 đạn) rocket có điều khiển Cirit. Máy bay cường kích S2R-660 được trang bị động cơ PT6A-67F công suất 1.700 mã lực với cánh quạt 5 lá MTV-27 MT cho tốc độ tối đa 388km/h, tầm hoạt động 2.500km nếu bay tốc độ kinh tế 310km/h.
Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông nghiệp AT-802 chuyên dùng rải phân bón. Mẫu máy bay đặc biệt này mới đây đã được IOMAX giới thiệu tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2015.
Máy bay tuần tra biên giới S2R-660 Archangel (BPA) là máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm giám sát được thiết kế cho các thị trường muốn sở hữu vũ khí tiên tiến nhưng lại thiếu ngân sách. Hiện S2R-660 đã giành được sự quan tâm từ Angola, Niger, Ivory, Philippines.
Cơ bản thì S2R-660 dựa trên khung thân cơ sở máy bay rải phân AT-802 nhưng được cải tiến ở một số phần để phù hợp cho hoạt động chiến đấu. Máy bay có chiều dài 11m, sải cánh 17,4m, có khả năng mang 2,1 tấn tải trọng ngoài, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ảnh: quan chức các nước đang thăm quan buồng lái "máy bay rải phân chiến đấu" S2R-660.
Để làm nhiệm vụ giám sát, chiến đấu với vũ khí có điều khiển, máy bay cường kích S2R-660 có khả năng tích hợp nhiều hệ thống ngắm bắn - giám sát tiên tiến. Ví dụ như cảm biến hồng ngoại/quang điện L3 Wescam MX-15 hoặc Star SAFIRE 380 HLD; cảm biến hiển thị hồng ngoại/quang điện Avalex AVM-4177...
Các cảm biến thường được lắp trên giá treo dưới thân hoặc dưới cánh làm nhiệm vụ giám sát khu vực hoặc dẫn đường vũ khí.
Ấn tượng nhất trên máy bay cường kích S2R-660 là khả năng mang vác vũ khí "khủng" của nó. Tùy từng nhiệm vụ, S2R-660 có thể mang tổng cộng 12 tên lửa chống tăng AGM-114 Hallfire hoặc 10 bom GBU-58 Mk 81 hoặc 6 bom dẫn đường laser GBU-12 Mk-82 hoặc 24 rocket dẫn đường Cirit hoặc 12 tên lửa chống tăng UMTAS hoặc kết hợp các vũ khí này (mỗi loại một ít) trên 6 điểm treo dưới cánh.
Dù chỉ là máy bay cường kích cải tiến trên cơ sở máy bay nông nghiệp nhưng sức mạnh của S2R-660 thực sự là rất khủng khiếp. Ảnh: giá phóng kết hợp lắp đạn tên lửa chống tăng Hellfire và UMTAS (giá giữa).
Ngay bên cạnh (giá thứ ba tính từ trái qua phải) là giá phóng mang hai bom dẫn đường GBU-58 Mk 81.
Ở phía cánh còn lại, hai giá số ba và hai (từ trái qua phải) mang bom dẫn đường GBU-12 Mk-82 và GBU-58 Mk 81.
Giá số một mang hai cụm ống phóng (mỗi cụm 4 đạn) rocket có điều khiển Cirit.
Máy bay cường kích S2R-660 được trang bị động cơ PT6A-67F công suất 1.700 mã lực với cánh quạt 5 lá MTV-27 MT cho tốc độ tối đa 388km/h, tầm hoạt động 2.500km nếu bay tốc độ kinh tế 310km/h.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc đưa máy bay không người lái ra Biển Đông Nhiều trang mạng của Trung Quốc cuối tuần qua đã đăng một số bức ảnh cho thấy tàu Hải giám 2168 của nước này lần đầu tiên chở theo máy bay không người lái làm nhiệm vụ tuần tra. Theo nhận định của trang mạng Sina, hoạt động tuần tra của máy bay này có thể diễn ra tại vùng biển Trường Sa,...