Độc đáo: Trồng dưa lưới giàn, trái treo dây, 450m2 đất lời 17 triệu
Anh Lê Văn Đẳng, ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại ( Bến Tre) thực hiện thí điểm thành công mô hình làm giàn trồng dưa lưới. Hiện mô hình đang được nhân rộng và có hướng thành lập tổ hợp tác trồng dưa lưới ngay tại địa phương.
Sau khi tìm hiểu nhiều thông tin trên báo, đài cũng như hướng khuyến khích từ Hội Nông dân xã, anh Đẳng thực hiện mô hình trồng dưa lưới làm giàn năm 2017. Tuy nhiên, do mô hình này khá mới, anh chưa có kinh nghiệm trồng trọt, kết quả không như mong đợi. Không nản lòng, năm 2018 anh quyết định thử sức với mô hình này thêm một lần nữa.
Mô hình trồng dưa lưới làm giàn, treo trái bằng dây của hộ gia đình anh Lê Văn Đẳng.
Theo đó, anh liên hệ với Hội Nông dân xã hỗ trợ kỹ thuật, hạt giống chất lượng. Thêm đó, anh tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lưới giàn trên các phương tiện truyền thông cộng thêm kinh nghiệm từ lần trước. Lần thứ 2, anh đầu tư trồng dưa lưới trên diện tích 450m2 đất. Với khoảng cách cây cách cây 80cm. Khi cây có 2 – 3 lá, anh cắt tỉa lá và bấm ngọn. Cây ra 8 – 10 lá thì để nhánh đó lại. Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo.
Khi cây dưa lưới mới cho hoa, rồi đậu trái, anh dùng bao chuyên dụng bao trái để tránh sâu, bọ… và cho trái sạch, an toàn.
Theo anh Đẳng, thông thường, dưa lưới trồng vào khoảng tháng 9 dương lịch, đến gần cuối năm cho thu hoạch. Dưa lưới phù hợp với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo, đầy đủ ánh nắng, nên rất dễ trồng trong mùa ít mưa và thích hợp với đất giồng cát địa phương, có thể nhân rộng cho bà con xã nhà”.
Từ mô hình thí điểm, vụ dưa lưới năm 2018, anh Đẳng thu hoạch 2 tấn trái. Thương lái đến mua tại ruộng, giá từ 15 – 17 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí, anh thu về 17 triệu đồng. Anh dự định, năm 2019 sẽ mở rộng diện tích trồng dưa lưới 2.000m2.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Nông dân xã Thừa Đức Võ Văn Hóa cho biết: “Năm trước, nhận thấy địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng dưa lưới, Hội Nông dân xã đã giới thiệu, khuyến khích bà con địa phương trồng thí điểm dưa lưới. Sau đó, có 9 hộ tham gia với diện tích ban đầu 29.000m2, giá bán 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu lợi nhuận trung bình khoảng 10 triệu đồng…”.
Theo ông Võ Văn Hóa, mô hình trồng dưa lưới giàn, trái treo dây của anh Đẳng có hiệu quả nhất. Hiện nay, Hội Nông dân xã đã khảo sát, gửi danh sách đăng ký thành lập tổ hợp tác trồng dưa lưới về cấp trên. Dự định tháng 9-2019 sẽ thành lập. Theo đó, có 6 hộ tham gia, với diện tích 7.200m2. Sau khi thành lập tổ hợp tác, các hộ tham gia sẽ được hỗ trợ 30% chi phí và bao tiêu sản phẩm.
Theo Tuyết Mai (Báo Bến Tre)
Nghệ An: Trai 9X biến vùng đất cằn thành vườn dưa lưới trĩu quả
Sau khi tốt nghiệp trung học, với niềm đam mê làm nông nghiệp, Võ Mạnh Hậu, xóm 3, xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã vào Nam tìm kiếm việc làm và học hỏi cách trồng dưa lưới.
Sau khi trồng thử nghiệm thành công mô hình dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP, với hơn 500m2 ban đầu, đến nay gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng hơn 2.500m2 diện tích theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...
Đến thăm gia đình anh Hậu vào những ngày cận kề của vụ thu hoạch dưa lưới thứ 2, mặc dù thời tiết nắng nóng, nhưng niềm vui vẫn hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt của anh. Vì nông sản làm ra đều được tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vườn dưa lưới được áp dụng đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo. Vì vậy, vườn dưa cho năng suất cao, đảm bảo an toàn về chất lượng và không lo đầu ra. Chỉ sau 75 ngày sau khi xuống giống cứ 1.200 gốc/500m2, anh Hậu thu hoạch được trên 1,6 - 1,8 tấn dưa.
Anh Hậu chăm sóc tỉ mỉ và để ý tới từng quả dưa, dồn hết tâm huyết để mang lại một sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt tới tay người dùng. Ảnh: Mỹ Hà.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, anh Hậu cho biết: "Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là ở trong huyện và thành phố Vinh.Số lượng sản phẩm làm ra chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Dưa lưới trồng không khó, không tốn nhiều công chăm sóc như dưa hấu, mỗi dây cho một quả, từ 1,2- 2,2kg, với giá bán hiện nay 45 nghìn đồng/kg...."
Theo anh Hậu, với khí hậu như ở Nghệ An, mỗi năm có thể sản xuất được 2- 3 vụ dưa lưới, đến mùa lạnh có thể chuyển sang trồng cà chua và hoa ly bán vào dịp tết, trung bình 1000m2 cho lợi nhuận trên 50 - 60 triệu đồng.
"Mặc dù chi phí đầu tư nhà lưới, màng, giống, hệ thống tưới,...ban đầu tốn khoảng hơn 200 triệu đồng/500 m2, nhưng tuổi thọ của nhà lưới có thể sử dụng từ 8 đến 10 năm. Việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại)...", anh Hậu cho hay.
Theo anh Hậu, dù vốn đầu tư ban đầu theo mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tương đối cao nhưng bù lại dưa cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, bán được giá, lợi nhuận thu tốt nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh.
Tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP, đúng quy trình theo công nghệ sạch, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học tự tạo nên vườn dưa cho năng suất cao. Ảnh: Mỹ Hà
Anh Hậu áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Đây là hệ thống tưới nước tự động với phân bón được hòa sẵn vào trong nước giúp giảm thiểu chi phí nhân công, đặc biệt quản lý được dư lượng phân bón. Cách tưới này cũng giúp cho chất dinh dưỡng từ phân bón và lượng nước cung cấp cho cây đến tận gốc, đáp ứng tốt cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Đam mê với nông nghiệp, anh Hậu đã tự tìm tòi học hỏi, biến mảnh đất khô cằn sỏi đá thành một vườn dưa lưới trĩu quả. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Đặng Thế Sinh - Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: "Những năm qua ở Nghĩa An đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, nhưng mô hình trồng dưa lưới của anh Hậu là một trong những mô hình điển hình. Mô hình này tiết kiệm được nguồn nước, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm sạch được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, chúng tôi cũng đã tuyên truyền cho các hộ dân có điều kiện nên học tập mô hình này."
Từ mảnh đất cằn cỗi, anh Hậu đã biến thành một vườn dưa lưới trĩu quả, xanh mướt và cho năng suất cao. Ảnh: Mỹ Hà
Ông Phan Thế Phương- Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Đàn ( Nghệ An) cho biết: "Tuy chi phí ban đầu để xây dựng nhà màng tương đối lớn, nhưng đây là hướng đi bền vững đang được Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân huyện cũng như UBND huyện Nghĩa Đàn khuyến khích, góp phần tạo mọi điều kiện cho người nông dân tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng."
Dù vốn đầu tư ban đầu cho mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tương đối cao nhưng bù lại dưa cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, bán được giá, lợi nhuận thu được tốt nên khả năng thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhanh. Ảnh: Mỹ Hà
Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn ( Nghệ An) là xã thuần nông, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Thành công của mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng theo công nghệ cao này đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ KHKT, từ đó nâng cao nhận thức hơn trong việc sản xuất sản phẩm an toàn, cam kết chịu trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP...
Theo Danviet
Đắk Lắk: Trai trẻ trồng dưa lưới, trái bự quá trời, cứ 80 ngày lời 45 triệu Sau khi tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông và tham quan học tập tại những mô hình ở Bình Dương, Đồng Nai, chàng trai trẻ Lê Minh Đông (ở tổ dân phố 10, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) quyết định khởi nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: trồng dưa...