Độc đáo: Trồng dâu, nuôi tằm trên vùng “nghĩa trang” hồ tiêu
Nhằm cứu nông dân “thủ phủ” hồ tiêu, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê ( Gia Lai) đã triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm bằng kỹ thuật và giống mới.
Ông Lê Sỹ Quý – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê cho biết, nhiều năm nay, nông dân trồng tiêu trên địa bàn đang đối mặt với tình trạng tiêu chết hàng loạt, việc tìm cây trồng thay thế hết sức khó khăn.
Tháng 8/2018, trung tâm phối hợp với UBND xã Al Bá chọn 6 hộ để triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm trên đất hồ tiêu chết. Khi đưa tằm vào nuôi thí điểm, chỉ sau 15 ngày, tằm cho lứa kén đầu tiên, đạt chất lượng rất tốt, đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân. Bà con đang hi vọng đây là mô hình mở ra hướng đi mới trong điều kiện giá cà phê xuống thấp, do hồ tiêu chết vì dịch bệnh.
Người dân kiểm tra chất lượng kén tằm. Ảnh: K.N
Một trong những hộ tham gia thí điểm thành công là chị Nguyễn Thị Hường (thôn Tứ Kỳ Bắc, xã Al Bá, huyện Chư Sê). Trước đây, gia đình chị trồng hồ tiêu, cà phê, về sau vườn cây bị chết hết do dịch bệnh và mất giá, kinh tế gia đình rất khó khăn. Cuối năm 2018, trong lúc đang bế tắc, chị được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đầu tư giống, tập huấn kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.
“Cứ hơn nửa tháng, gia đình tôi thu được 39kg kén, với giá bán 125.000 đồng/kg, thu được gần 5 triệu đồng. Tôi thấy trồng dâu nuôi tằm có vốn đầu tư thấp, nhưng lại cho thu nhập khá ổn định, thời gian mỗi chu kỳ rất ngắn, nên sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất” – chị Hường nói.
Cũng như chị Hường, sau khi hồ tiêu bị chết, nhiều nông dân loay hoay tìm cây trồng thay thế, nhưng do tự mày mò, chạy theo phong trào, nên “tránh vỏ dưa, đạp vỏ dừa”. Khi tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm, ai cũng phấn khởi vì kết quả rõ ràng.
Video đang HOT
Cũng theo ông Quý, từ thực tế thí điểm, nghề nuôi tằm có độ rủi ro thấp do chỉ đầu tư khoảng 1 triệu đồng/hộp giống, thời gian nuôi đến thu hoạch chỉ khoảng 15 ngày. Ước tính mỗi sào (1.000m2) dâu tốt có thể đảm bảo lượng thức ăn nuôi 1 hộp tằm, 1 hộp tằm sẽ cho 50kg kén, lợi nhuận thu được cao gấp 4 lần so với trồng các loại cây trồng truyền thống.
Do vậy, sắp tới, trung tâm sẽ đề nghị UBND huyện đầu tư mở rộng vùng quy hoạch trồng dâu, nhân rộng ra các xã khác để có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vườn tiêu chết, vườn cà phê già cỗi nhằm giúp người dân có nguồn thu nhập khá hơn.
Đối với người dân “thủ phủ” hồ tiêu, nghề trồng dâu nuôi tằm tuy mới mẻ, nhưng mạnh dạn chuyển đổi cây trồng là yêu cầu cấp thiết để khôi phục kinh tế. Theo Phòng NNPTNT huyện Chư Sê, trước tình trạng hồ tiêu bị dịch bệnh và mất giá, huyện đã nỗ lực tìm kiếm các loại cây trồng thay thế. Kết quả có một số cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, đặc biệt là có giá trị cao và đầu ra ổn định, trong đó có mô hình trồng dâu nuôi tằm.
Theo Danviet
Máy bay phun thuốc trừ sâu: Khỏe người, hiệu quả thấy rõ
Thạc sĩ Lâm Trọng Nghĩa - cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên dám thành lập tổ dịch vụ bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa ở ĐBSCL. Dù mới hình thành nhưng mô hình đã chứng minh hiệu quả rõ rệt.
Phun thuốc bằng máy bay
Lâm Trọng Nghĩa (SN 1987), ngụ ở khóm 3, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản năm 2009, Lâm Trọng Nghĩa được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Hoàng Long, xã Phú Cường, huyện Tam Nông (phụ trách kỹ thuật vùng nuôi cá tra). Làm việc không bao lâu, Nghĩa được tín nhiệm giao giữ chức Phó Trưởng Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ của công ty.
Từ năm 2012 đến nay, Trọng Nghĩa về nhận nhiệm vụ tại Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông).
Lâm Trọng Nghĩa và chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu. Ảnh: T.T
Tháng 10/2017, Lâm Trọng Nghĩa được cử đi học thạc sĩ tại Trường Chính sách công và quản lý Fulbright - Đại học Fulbright. Đến tháng 6/2019, Nghĩa hoàn thành khóa học...
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nên Nghĩa luôn trăn trở, trong thời đại công nghệ 4.0, làm sao ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đồng ruộng để xóa bỏ tập quán sản xuất lúa lạc hậu của người nông dân. Từ đó, Nghĩa luôn ra sức tìm tòi, học hỏi và sáng tạo để vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
"Tình cờ tôi gặp được lãnh đạo của Công ty Agras, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dòng máy bay phun thuốc trên cây trồng-đặc biệt hiệu quả với cây lúa (ký hiệu máy bay là DJI MG-1P). Nhận thấy đây là cơ hội "có một không hai" tôi lập tức xúc tiến nhanh các thủ tục và đầu tư vốn để thành lập Trạm phun dịch vụ bằng máy bay, với quyết tâm đưa công nghệ 4.0 về phục vụ nông dân" - Nghĩa chia sẻ.
Đây là trạm phun dịch vụ đầu tiên của Công ty Agras tại miền Tây, do Lâm Trọng Nghĩa làm trưởng trạm.
Sau khi thành lập trạm, anh Nghĩa cùng các cộng sự đầu tư khoảng nửa tỷ đồng mua máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và một số trang thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho nông dân sản xuất lúa. Đầu tháng 5/2019, anh đưa máy bay phun thuốc BVTV trình diễn miễn phí tại nhiều điểm canh tác lúa trong toàn huyện Tam Nông. Lúc đầu, nông dân chưa tin tưởng vào phương pháp phun thuốc bằng máy bay do lượng nước giảm đến 90%; chưa có những dòng thuốc BVTV chuyên dụng cho máy bay... Nhưng, Nghĩa không nản lòng và quyết tâm tháo gỡ.
"Để tạo niềm tin trong nông dân, tôi vừa đưa máy bay phun thuốc vào hoạt động miễn phí vừa kiên trì kết hợp giải trình, thuyết phục... nên đến nay đã có nhiều nông dân tin tưởng và ký hợp đồng phun thuốc BVTV trên lúa bằng máy bay toàn vụ. Bởi, máy bay này phun thuốc rất đều và hiệu quả; hiệu suất làm việc cao gấp 10 lần so với phun xịt thủ công.
Một máy bay có thể phun 30ha/ngày, hiệu quả trị bệnh tối ưu, giảm lượng thuốc sử dụng, tránh tồn dư hóa chất trên sản phẩm lúa sau thu hoạch, không thất thoát lúa do giẫm đạp trong quá trình phun và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động do không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất" - Nghĩa nói.
Mở rộng mô hình
Trước hiệu quả và lợi ích đạt được từ chiếc máy bay phun thuốc BVTV phòng trị bệnh cho lúa, đến nay, sau 2 tháng đưa vào hoạt động, trạm phun thuốc dịch vụ bằng máy bay của Lâm Trọng Nghĩa đã phục vụ trên 200ha lúa. Phun thuốc mỗi ha chỉ mất có 20 phút, giá thuê máy bay phun dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/ha.
Anh Lê Thanh Tiếng (ở ấp K8, xã Phú Đức, huyện Tam Nông) canh tác 5ha lúa rất hài lòng khi thuê dịch vụ của Nghĩa sử dụng chiếc máy bay phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên ruộng của mình. Anh Tân cho biết: "Từ ngày có máy bay phun thuốc của Nghĩa, bà con rất phấn khởi. Bởi, tính ra giá thành rẻ và phun nhanh hơn so với mình mướn phun thủ công".
Với những hiệu quả thiết thực ban đầu, Lâm Trọng Nghĩa vui vẻ chia sẻ: "Tôi đang chọn mô hình này làm hồ sơ để đi thi khởi nghiệp. Dự định sắp tới, tôi sẽ tăng thêm số lượng máy bay, vì hiện nay nhu cầu của nông dân rất lớn. Đồng thời kết hợp đào tạo lái máy bay để giúp thanh niên địa phương có việc làm ổn định và tăng thu nhập; kết hợp với các trung tâm dịch vụ nông nghiệp trong tỉnh thực hiện các mô hình khuyến nông, tạo điều kiện cho mọi nông dân có thể tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về phun thuốc BVTV bằng máy bay, tạo cơ sở cho việc ứng dụng thiết bị này trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn".
Theo Danviet
Ngày 20/6, 3 tấn xoài tượng da xanh Sơn La chính thức sang Anh 3 tấn xoài tượng da xanh ở Yên Châu (Sơn La) sẽ chính thức lên đường sang Vương quốc Anh vào ngày mai (20/6). Đây là lô xoài đầu tiên của Sơn La nói riêng và miền Bắc nói chung được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính là nước Anh. Có mặt tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện...