Độc đáo thả bóng bắt mực, cá
Không sử dụng lưới, câu… như thường thấy, nhiều ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi có cách bắt mực, cá khá độc đáo, đó là dùng bóng (một dụng cụ làm bằng tre) để nhử bắt khá hiệu quả.
Nhiều ngư dân khi được hỏi đều lắc đầu bày tỏ: “Không biết chính xác vì sao dụng cụ này có tên gọi là bóng”. Tuy nhiên theo họ có thể do một bên được che kín bằng lá đã tạo thành bóng râm nên mực, cá thấy có thể trú ngụ được và tìm cách chui vào nên mới được gọi như vậy.
Bóng – dụng cụ đánh bắt được thiết kế khá đặc biệt, lạ mắt
Qua quan sát thì bóng được làm bằng nan tre chẻ thành sợi nhỏ như thân que nhang và đan lại, với mắt chừa to cỡ 3 ngón tay. Bóng có chiều dài khoảng 80 cm, chiều rộng nơi to nhất khoảng 80cm và bề ngang chừng 20cm.
Ngư dân Quảng Ngãi dùng dụng cụ này để bắt mực, cá
Phía trên một đầu (phần to) có chừa lỗ hom giống như miệng lờ, hay miệng đụt… để mực chui vào nhưng không thể ra được. Và một bên bóng được người dân dùng lá đùng đình buộc che lại để tạo bóng.
Video đang HOT
Một ngư dân đan bóng để thả
Lỗ hom chừa để mực, cá chui vào nhưng không thể chui ra được
Việc đánh bắt cá, mực bằng hình thức này của ngư dân Quảng Ngãi diễn ra từ tháng 3 đến tháng 9. Vị trí thả bóng nằm cách bờ khoảng 3-5 hải lý, có mực nước sâu từ 15-20m, với số lượng bóng thả tùy theo nhưng thường từ 40-60 cái/người.
Theo đó sau khi thả xong, cứ tầm 5-6 giờ sáng hàng ngày, ngư dân lại chèo ghe hay chạy xuồng máy ra kéo lên để trút mực cá chui vào bóng trước đó và đến hôm sau lại ra kiểm tra.
Dùng lá để che một bên để tạo bóng
Lão ngư Phan Lộc (67 tuổi, ở thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) bày tỏ: “Loại hải sản đánh bắt được bằng bóng chủ yếu là mực ống, cá hồng… tùy theo vị trí và “hên xui” mà số lượng mực, cá thu về mỗi ngày khác nhau”.
Với số bóng thả từ 40-60 cái/người, thì lượng mực, cá thu về mỗi ngày cũng được từ 3-7 kg/người; tương ứng với số tiền bán được khoảng 400.000 đồng.
Theo Danviet
Cận cảnh loại trái hoang có tên "no say"
Trái ngược hoàn toàn về cái tên được nhiều người ví von là "no say", trái cơm rượu ở vùng ven đồi, núi Quảng Ngãi khi chín to nhất chỉ nhỉnh hơn đầu ngón tay út một chút, thịt mỏng và chỉ... ăn cho vui mà thôi.
Cây cơm rượu còn được gọi là bưởi bung, chùm rượu... có tên khoa học là Glycosmis pentaphylla. Ở Quảng Ngãi, cây cơm rượu mọc khá nhiều tại các lùm, bụi vùng ven suối, đồi, núi của đồng bằng.
Cây cơm rượu thường mọc trong bụi rậm
Qua quan sát, cành cây cơm rượu có màu hơi đỏ, lá kép dài từ 20-30cm, với chiều cao của cây trưởng thành từ 1m-2,5m. Cơm rượu có hình tròn, ra quả thành từng chùm từ 10-50 quả/chùm. Khi còn non có màu xanh, khi chín thì vỏ có màu hồng nhạt, nhìn bóng và trong.
Quả thường mọc thành từng chùm
Có thể tìm hái được trái cây cơm rượu gần như quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
Quả cơm rượu khi còn non có màu xanh...
...Và khi chín có màu hồng nhạt, bóng và trong.
Trái cơm rượu thường được người lớn hái về cho con em của mình ở nhà ăn
Khi chín, trái "no say" có kích cỡ lớn nhất chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một chút và lớp thịt khá mỏng, với vị ngọt nhẹ nên thường được lũ trẻ quê hái ăn như món quà vặt. Trong khi đó, các bộ phận khác của cây cơm rượu được sử dụng chế biến chữa khá nhiều bệnh.
Theo một số tài liệu y học thì thân và rễ cây cơm rượu có vị ngọt, tính bình nên tác dụng hành huyết, hoạt huyết, còn lá có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, đau gan và trừ giun.
Theo Danviet
Ốc lông nhìn "hơi ghê" nhưng thịt khỏi chê Khác với bề mặt ngoài vỏ phủ lớp lông tua tủa trông hơi gớm, thịt ốc lông có vị ngon không kém gì so với các loại ốc biển nổi tiếng và đắt tiền khác. Những ngày này cũng là thời gian cao điểm vụ thu hoạch ốc lông của người dân ở nhiều vùng ven biển Quảng Ngãi, thuộc các huyện Mộ...