Độc đáo: Nuôi nhung nhúc lươn giống, bán 1 con bé tý với giá 5 ngàn đồng
Mô hình ươm nuôi lươn giống bằng trùn quế đang phát triển mạnh trên địa bàn Thị xã Long Mỹ và Huyện Long Mỹ ( tỉnh Hậu Giang) giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Do trong thời gian gần đây nhiều hộ đang chuyển sang nuôi lươn không bùn để bán lươn thịt thương phẩm, vì vậy nguồn lươn giống đang khan hiếm.
Nắm bắt được nhu cầu mua lươn giống để nuôi lươn không bùn trong bể xi măng đang tăng cao, một số hộ có kỹ thuật ươm nuôi lươn đã mạnh dạn đầu tư để nuôi lươn giống và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Nguyễn Thanh Sang ấp 2 xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra bể ươm nuôi lươn giống cho ăn bằng thức ăn là trùn quế xay nhuyễn trộn với cám.
Như hộ anh Nguyễn Thanh Sang ấp 2 xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) là người tiên phong áp dụng mô hình ươm nuôi lươn giống, cho lươn giống ăn bằng thức ăn là trùn quế.
Video đang HOT
Khoảng tháng 1 năm 2020 anh Sang xây bể xi măng với qui mô khoảng 6m2. Anh Sang ươm 10.000 con lươn bột. Kết quả qua hơn 2 tháng ươm nuôi, lươn giống đạt tỷ lệ sống khoảng 95%, trọng lượng mẫu cứ 400-450 con nặng 1 ki lô gam.
Hiện anh Sang bán lươn giống với giá 5.000 đồng mỗi con, thu được hơn 47.500.000 đồng, trừ các khoản chi phí khoảng 30 triệu đồng, anh còn lãi 17.500.000 đồng.
Không dừng lại ở đó, với tính cần cù và đam mê, anh Sang tiếp tục mở rộng diện tích ươm nuôi lươn giống và đầu tư mua 30.000 con lươn bột giống từ nguồn giống chất lượng đem về ươm. Lươn giống của anh Sang được các hộ nuôi lươn không bùn mua về nuôi thành lươn thịt.
Qua trao đổi, anh Sang cho biết: “Ươm nuôi lươn giống bằng trùn quế cũng rất đơn giản chỉ cần xay nhuyễn trùn quế trộn với một ít thức ăn và cho lươn ăn thì lươn sẽ lớn rất nhanh. Trong quá trình nuôi lươn giống thì cần chú ý khâu thay nước. Sau khi cho lươn ăn cần làm sạch nguồn nước thì lươn ít bị bệnh…”.
Theo anh Sang, khi thay nước phải thực hiện nhẹ nhàng tránh làm cho lươn bị sóc, sây sát sẽ giảm được tỷ lệ lươn bị hao hụt
Mô hình ươm nuôi lươn giống bằng trùn quế của anh Sang không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cho người nuôi lươn thịt thương phẩm trên địa bàn huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) có được nguồn lươn giống chất lượng.
Ươm nuôi lươn giống bằng trùn quế là một mô hình hiệu quả kinh tế cao, có cơ sở để địa phương vận động nhân rộng trong thời gian tới.
Những "ATM gạo" nghĩa tình giúp dân nghèo ở ĐBSCL vượt qua khốn khó
Những máy ATM gạo với dòng gạo tuôn chảy hàng ngày đã được nhiều bà con ví là máy của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Việt Nam, chứa chan nghĩa tình.
Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL với tinh thần "tương thân, tương ái" đã chung sức, chung lòng giúp đỡ những người nghèo khó, neo đơn, bệnh tật...vượt qua cơn khốn khó do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Một trong những hoạt động nổi bật tại các địa phương trong khu vực đó là việc hình thành các máy ATM gạo để cấp phát gạo miễn phí cho bà con.
Những chiếc máy ATM gạo với dòng gạo tuôn chảy hàng ngày đã được nhiều bà con ví là máy của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Việt Nam, ở đó chứa chan biết bao tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Bà con nghèo đến nhận gạo từ máy ATM gạo ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Những ngày qua, khi chiếc máy ATM gạo được lắp đặt tại xã vùng sâu Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, cứ đúng thời gian quy định bà con nghèo ở các xã trong huyện lại tìm về nhận gạo
Bà Mã Thị Sáu, 80 tuổi ở xã Lương Tâm cho biết, chồng bà bị bệnh tai biến mạch máu não, còn bà bị bệnh thấp khớp. Tuổi cao, sức yếu nên hàng ngày cuộc sống của vợ chồng bà đều nhờ vào những đồng tiền do người cháu ngoại ở chung đi làm thuê, làm mướn. Dịch bệnh Covid-19 xảy ra, người cháu không có việc làm nên cả gia đình đều lo ngay ngáy. Khi hay tin có máy ATM gạo cấp phát miễn phí cho người nghèo, bà mừng quá, suốt đêm không ngủ được, mong trời sáng để đi nhận gạo.
Bà con nghèo nhận gạo từ máy ATM gạo ở Thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Ông Đặng Văn Te, 65 tuổi ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ cho biết, gia đình ông không có ruộng đất nên quanh năm, suốt tháng đi làm thuê, làm mướn sống qua ngày. Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giãn cách xã hội, cả gia đình ông ở nhà hạn chế ra ngoài. Tuy nhiên, nỗi bận tâm lớn nhất của gia đình ông là không biết lấy gì để sinh sống cho đến khi dịch bệnh được dập tắt. Chính vì vậy, khi nhận được gạo từ máy ATM cùng một số nhu yếu phẩm do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thêm, ông vô cùng xúc động.
"Dịch dã thế này, nhà tôi không làm gì hết. Nhà nước cho gạo với quà như thế này chúng tôi mừng và phấn khởi lắm", ông Te chia sẻ.
Niềm vui của người nghèo khi nhận được gạo miễn phí từ máy ATM gạo.
Bà Nguyễn Thị Kim Hân - Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Long Mỹ, cho biết: Là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hậu Giang, hiện Long Mỹ vẫn còn hơn 1.700 hộ nghèo, tập trung ở hai xã Xà Phiên và Lương Nghĩa. Phần lớn những hộ này là người già yếu, neo đơn, ít ruộng đất phải đi làm thuê, làm mướn hoặc bán vé số dạo. Chính vì vậy, khi dịch bệnh xảy ra nhiều người lâm vào cảnh khó khăn khi không có công ăn việc làm. Những chiếc máy ATM gạo ra đời đã thật sự giúp cho mọi người vượt qua cơn khốn khó.
"Đối với một huyện khó khăn mà có cây ATM gạo này thì bà con rất phấn khởi, rất vui mừng đến rất đông. Khi nhận được túi gạo, bà con cũng trang trải được một phần nào cho bữa ăn gia đình, đỡ khó khăn trong giai đoạn này. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì cây ATM gạo này trong thời gian tới", bà Hân cho hay.
Theo bà Thái Thu Xương - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang: Những ngày qua có đến 5 chiếc máy ATM gạo được đưa vào hoạt động tại các địa phương trong tỉnh. Đến thời điểm này đã có hơn 1.300 hộ nghèo được nhận gạo miễn phí. Với số lượng gạo được các tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 40 tấn, các cây ATM gạo trong tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bà con trong thời gian tới.
Bà Thái Thu Xương- Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Hậu Giang giúp bà con chuyển gạo và các nhu yếu phẩm vừa nhận được xuống võ lãi.
Không chỉ ở tỉnh Hậu Giang, những ngày qua, hàng loạt máy ATM gạo lần lượt ra đời tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, giúp bà con nghèo vượt qua cơn khốn khó. Người nghèo ở nơi đây ví những máy ATM gạo này như nồi cơm Thạch Sanh trong truyện cổ tích, bởi dòng gạo tuôn chảy hoài không dứt. Nhưng những chiếc máy gạo Thạch Sanh này có được không phải từ phép mầu mà từ những tấm lòng thơm thảo, chan chứa tình dân tộc, nghĩa đồng bào, thắm đượm tinh thần " lá lành đùm lá rách!" của dân tộc Việt Nam./.
Tấn Phong
Hậu Giang cách ly 38 người về từ Hàn Quốc Đã có 38 người từ Hàn Quốc, trong đó có 14 người về từ thành phố Daegu, Hàn Quốc buộc phải cách ly, theo dõi phòng ngừa dịch Covid-19. Thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang cho biết địa phương này cách ly 38 người trở về từ Hàn Quốc, trong đó có 14 người về từ vùng...