Độc đáo: Nơi biên viễn có loài chó cộc đuôi lạ ví như “thần giữ của”
Cùng với các giống chó khác như: Chó Bắc Hà (Lào Cai), chó Phú Quốc (Kiên Giang), thì chó cộc đuôi của đồng bào Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) là một trong những loại chó quý, có nguồn gốc từ giống chó săn đã được đồng bào thuần hóa và được chia làm 3 loại: Cộc đỏ, xù đỏ và vện.
Giống chó cộc đuôi trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang chủ yếu là loại cộc đỏ. Đối với đồng bào dân tộc Mông, chó cộc đuôi được coi như “thần giữ của” của mỗi gia đình, giúp trông nhà, giữ của cho gia chủ. Với đặc tính thông minh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt và cực kỳ trung thành với chủ nên chó cộc đuôi được bà con rất quý…
Cán bộ huyện thăm mô hình nuôi chó cộc đuôi của hộ anh Ly Súa Vàng, thôn Ha Pu Đa.
Giống chó cộc đuôi địa phương là giống chó quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước đây, người dân chỉ nuôi với hình thức nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ có 1 đến 2 con, việc nuôi và bảo tồn chó cộc đỏ tập trung với số lượng lớn hầu như không có.
Nhằm đưa giống chó cộc đỏ địa phương nuôi tập trung trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân, huyện Đồng Văn đã triển khai thực hiện bảo tồn và phát triển giống chó cộc đuôi tại xã Thài Phìn Tủng, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi của địa phương gắn với du lịch tại xã.
Với hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện”, Hội Nông dân huyện Đồng Văn đã hỗ trợ gia đình anh Giàng Mí Nô, thôn Thài Phìn Tủng 100 triệu đồng, gia đình bỏ ra 10 triệu đồng, tiến hành nuôi thí điểm với số lượng 10 con chó cộc đuôi.
Theo tính toán, mỗi năm, trung bình 1 chó cộc đuôi cái sinh 2 lứa, mỗi lứa khoảng 4 con. Như vậy, trừ chi phí giống, thức ăn,… mỗi mô hình nuôi chó cộc đỏ thu lãi khoảng 80 triệu đồng/năm. Đối với địa phương có khí hậu khắc nghiệt, quỹ đất trồng trọt khan hiếm như Thài Phìn Tủng, đây có thể coi là nguồn thu nhập ổn định hơn rất nhiều cho người nông dân.
Video đang HOT
Gia đình anh Ly Súa Vàng, thôn Ha Pu Đa có nhiều năm kinh nghiệm nuôi chó cộc đỏ, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Anh Ly Vả Say, thôn Ha Pu Đa, xã Thài Phìn Tủng, cho biết: Hiện tại, nhà tôi cũng chỉ nuôi một chú chó cộc cái để giữ nhà. Lứa vừa rồi sinh được 4 con. Đã có người đặt mua toàn bộ từ lúc con vừa sinh số tiền 20 triệu đồng.
Anh Say cũng cho biết thêm, nuôi chó cộc đỏ không khó khăn vì sức đề kháng của nó rất tốt, thức ăn đơn giản. Khi được biết huyện sẽ hỗ trợ các hộ nuôi chó cộc đỏ thuần chủng trong xã về kỹ thuật, thuốc,… anh sẽ nuôi thêm 2 – 3 con cái thuần chủng nhân giống để gia đình có thêm thu nhập.
Cũng như anh Ly Vả Say, gia đình an Ly Súa Vàng, thôn Ha Pu Đa cũng có kinh nghiệm nuôi chó cộc đỏ từ rất lâu. Hiện, gia đình anh có 3 chó cộc đỏ, 2 cái và 1 đực. Anh cho biết: Người nông dân như chúng tôi nuôi chó vừa để giữ nhà, vừa có thêm một khoản tiền để trang trải cuộc sống. Thu nhập từ bán chó giống hàng năm gia đình tôi đã mua sắm được nhiều đồ dùng trong gia đình và cho con đi học đúng tuổi.
Rất nhiều thương lái từ mọi miền tìm đến mua với giá cao nên số lượng chó thuẩn chủng trên địa bàn huyện còn rất ít. Lợi dụng điều đó, một số thương lái trà trộn chó lai tạp và bán với giá cao.
Việc triển khai mô hình chăn nuôi chó cộc địa phương là biện pháp kịp thời để bảo tồn giống chó quý hiếm từ lâu đời của đồng bào Mông. Đồng thời nâng cao chất lượng giống chó cộc, tạo việc làm cho người nông dân tại chỗ vào lúc nông nhàn; giảm tình trạng đi lao động làm thuê Trung Quốc tự do, tạo việc làm phù hợp với trình độ cho nhiều lao động trong nông thôn và nâng cao đời sống, thu nhập cho kinh tế gia đình.
Xây dựng mô hình bảo tồn chó cộc đuôi địa phương nhằm đảm bảo được giá trị kinh tế sản phẩm của địa phương sẵn có, từ đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng và hiệu quả; chú trọng đưa chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng và khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.
Anh Lương Đức Hiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đồng Văn, cho biết: Giống chó cộc đỏ có sức đề kháng tốt, dễ nuôi thích ứng với các phương thức nuôi. Đề án nuôi chó cộc nhằm tăng chất lượng giống chó, giữ được tính di truyền giống chó cộc đỏ của đồng bào Mông, thúc đẩy người dân chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế thu nhập, khuyến khích phát triển đàn chó của địa phương góp phần đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trên thị trường.
“Từ khi huyện có chủ trương phát triển số lượng và chất lượng đàn chó cộc đỏ địa phương tại xã Thài Phìn Tủng, đã có rất nhiều hộ đăng ký tham gia. Tuy nhiên, chúng tôi đang tiến hành thí điểm tại một hộ để đánh giá kết quả. Những gia đình nuôi chó cộc khác, Hội Nông dân cùng với chính quyền xã vẫn có những chính sách hỗ trợ riêng để người dân tích cực chăn nuôi đạt kết quả tốt nhất. Cuối năm 2019, Hội sẽ tiến hành đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình và nhân rộng mô hình ra các xã khác trên địa bàn huyện…”, anh Lương Đức Hiên.
Theo Danviet
Phát huy vai trò người có uy tín ở Hà Giang
Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm phát hiện, bồi dưỡng người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS).
Ông Hầu Phái Sính (ngoài cùng bên phải), là người có uy tín ở thôn Lùng Thàng, xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, đến từng gia đình vận động đưa con em đến trường.
Qua đó, đội ngũ NCUT trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, vận động người dân phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương.
Cả thôn Lùng Thàng, xã Sảng Tủng, huyện ồng Văn có 40 hộ là dân tộc Mông và đều mang họ Hầu. Ông Hầu Phái Sính là người cao tuổi, lại là trưởng họ cho nên tiếng nói của ông được người dân trong thôn coi trọng và bầu ông là NCUT của thôn. Sắp vào năm học mới, ông Sính đến từng nhà để tuyên truyền, vận động các gia đình nhớ đưa con em đến trường sau những tháng nghỉ hè. Nhiều năm trở lại đây, thôn luôn đạt tỷ lệ 100% số trẻ trong độ tuổi đến trường, không xảy ra tình trạng học sinh bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy hay đi lao động ngoài tỉnh. Anh Hầu Sía Chứ, thôn Lùng Thàng, xã Sảng Tủng chia sẻ: "Gia đình tôi có hai con đang trong độ tuổi đến trường, một cháu học lớp 8, một cháu học lớp 3. Khi bác Sính đến nhà giải thích việc cho con em học cái chữ quan trọng như thế nào, tôi thấy hợp lý lắm, cho nên không cho con nghỉ học ở nhà giúp gia đình nữa mà động viên các con đến trường".
Cũng tại xã Sảng Tủng, trước kia, việc ma chay, cưới hỏi vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu. Năm 2016, ảng ủy xã Sảng Tủng xây dựng, thực hiện đề án xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang. ể thay đổi tập quán đã tồn tại nhiều đời trong cộng đồng dân tộc Mông, xã Sảng Tủng phải dựa vào tiếng nói, vai trò của đội ngũ NCUT. Chủ tịch UBND xã Sảng Tủng Vàng Mí Lía cho biết: "ối với đồng bào vùng cao, cán bộ tuyên truyền, vận động chưa chắc đã thông. Nhưng khi NCUT tuyên truyền, bà con sẽ nghe theo. Nhờ đó, các hủ tục lạc hậu dần không còn tồn tại trong đời sống người dân, bà con cùng nhau xây dựng nếp sống mới, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm hẳn".
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới có 19 dân tộc, trong đó có hơn 87% số dân là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, tập quán riêng, sống quần tụ thành từng xóm, bản cho nên việc vận động, tuyên truyền người dân thực hiện phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nhất là nhiệm vụ chính trị, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương phải dựa vào NCUT trong cộng đồng. Xác định rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng, động viên NCUT, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có đông đồng bào DTTS sinh sống. Hiện nay, tỉnh có gần hai nghìn NCUT, chủ yếu là các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, nghệ nhân dân gian, trí thức về hưu, người sản xuất giỏi... Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang Hoàng ức Tiến cho biết: "Hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng, các địa phương tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho NCUT để họ nắm bắt, triển khai đến cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, Ban Dân tộc còn tổ chức cho NCUT đi tham quan, học tập các mô hình về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tổ chức gặp mặt, biểu dương, khen thưởng, động viên NCUT phát huy vai trò, tiếng nói dân tộc của mình trong cộng đồng". Từ sự quan tâm, bồi dưỡng của các ngành, các cấp, NCUT trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát huy vai trò là "cầu nối" giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân; là hạt nhân tiêu biểu, gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, triển khai, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong đó, vai trò nổi bật nhất là bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội; đấu tranh chống truyền đạo trái pháp luật; giữ gìn được nhiều giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ đó, trong mấy năm trở lại đây, tỉnh Hà Giang đã khôi phục và phát huy nhiều lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; Lễ cấp sắc của người Dao; Lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô; Lễ cúng thần rừng của người Nùng.
NCUT ở tỉnh Hà Giang còn có vai trò trong việc giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào. ến nay đã xuất hiện nhiều gương điển hình NCUT làm kinh tế giỏi để bà con học tập, làm theo. Tiêu biểu như ông Làn ình Dưỡng, dân tộc Pà Thẻn, xã Hữu Sản, huyện Bắc Quang tích cực phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại với hơn 300 con gia súc, gia cầm, thu nhập hằng năm gần 200 triệu đồng. Ông Dưỡng đã giúp đỡ hàng chục hộ nghèo trong thôn có con giống chăn nuôi. Hay ông Phàn Quầy Và, xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần với mô hình phát triển chăn nuôi kết hợp trồng chè, mỗi năm thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng. Ông Và còn chủ động thu mua hàng trăm tấn chè búp tươi cho bà con để mang đi tiêu thụ ở các tỉnh khác...
Là tỉnh có đường biên giới dài, tiếp giáp với Trung Quốc, việc phát huy vai trò của NCUT trong việc giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc luôn được coi trọng. ại tá Nông Thế Hanh, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết: "NCUT tại các xã biên giới đã tích cực vận động nhân dân và tham gia tuần tra biên giới cùng với lực lượng biên phòng. ội ngũ này còn cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị liên quan đến an ninh trật tự ở cơ sở, đấu tranh với các biểu hiện sai trái, phát hiện các vụ việc liên quan như mua bán phụ nữ, vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái phép... để thông báo cho các cơ quan chức năng tổ chức ngăn chặn". Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 đến 2018, NCUT tại tỉnh Hà Giang đã cung cấp cho các đơn vị biên phòng hơn 200 tin có giá trị liên quan đến an ninh, trật tự khu vực biên giới và truyền đạo trái phép.
Những đóng góp của NCUT trong đồng bào DTTS ở Hà Giang đã góp phần củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Nhờ chú trọng phát huy vai trò của NCUT, những năm qua, tỉnh Hà Giang được đánh giá là địa phương có tình hình an ninh, trật tự xã hội ổn định, bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, các hủ tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên.
BÀI VÀ ẢNH: KHÁNH TOÀN
Theo NDĐT
Tránh xe đầu kéo đi lấn đường, xe khách chở giáo viên Hải Phòng đi thiện nguyện gặp tai nạn Vào lúc 13 giờ 15 phút, ngày 23/7, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra tại Km 46 500 - Quốc lộ 2, đoạn qua địa phận thôn 5 Minh Phú, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, làm 8 người thương vong. Thông tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên, xe ô tô đầu...