Độc đáo những phiên chợ vùng cao Tây Bắc
Các tỉnh Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, những món đặc sản hấp dẫn khách tham quan mà nơi đây còn được biết đến với những phiên chợ độc đáo.
Bản sắc dân tộc, nét đẹp truyền thống, sự đa dạng, phong phú của các loại mặt hàng… chính là lý do khiến chợ phiên hấp dẫn không chỉ du khách trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài.
Nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, chợ phiên Đồng Văn là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn – Mèo Vạc, trở thành nơi hội tụ sắc màu văn hoá của những dân tộc nơi cao nguyên địa đầu phía Bắc và là điểm đến không thể thiếu của du khách thập phương
Ngày diễn ra chợ phiên, cả khu phố cổ trở nên náo nhiệt và đông vui hơn bao giờ hết. Những người dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô… đã vượt qua chặng đường gian nan để mang theo rau, củi, các đồ nông sản, sản vật trong vùng do chính tay họ làm ra xuống chợ
Người dân ở đây thường dẫn theo cả nhà xuống chợ. Những bà mẹ, những người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rưụ, ăn thắng cố, thổi khèn. Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi sắc màu
Chợ phiên Mèo Vạc nằm ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân thường có mặt từ đêm hôm trước và vui chơi cả ngày
Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của các dân tộc thiểu số vùng cao nguyên đá của Hà Giang ẩn chứa trong đó những nét độc đáo khó trộn lẫn với bất cứ phiên chợ nào
Video đang HOT
Không chỉ là nơi giao thương và trao đổi, chợ phiên Mèo Vạc còn là nơi hội ngộ bạn bè, tình hữu. Đặc biệt, phiên chợ này nổi tiếng là đầu mối cung cấp thịt và bò nuôi cho khắp nơi
Cốc Pài là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Xín Mần, nằm trên vùng núi Tây Bắc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên nơi đây đậm nét truyền thống vùng cao, mang tới du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn, mới lạ
Bên cạnh những gian hàng rau củ quả tươi bày bên vệ đường, gian hàng thổ cẩm thu hút được sự quan tâm của người dân và du khách bởi màu sắc sặc sỡ của những trang phục dân tộc
Chợ không chỉ là nơi trao đổi buôn bán mà còn là điểm gặp gỡ giao lưu của dân bản. Bạn sẽ thấy những nụ cười tươi rói, ánh mắt và tiếng cười nói râm ran
Đến với Lào Cai, du khách đừng quên ghé thăm chợ phiên Bắc Hà – phiên chợ được tạp chí du lịch Serendib đánh giá là một trong 10 chợ phiên nổi tiếng nhất Đông Nam Á
Phiên chợ bắt đầu từ 2 giờ sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, là nơi lý tưởng để tìm hiểu về đời sống sinh hoạt và khám phá vẻ nguyên sơ, mang đậm bản sắc các dân tộc Tây Bắc
Chợ Bắc Hà được chia thành những khu chợ nhỏ như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa… Mỗi khu chợ đều phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc địa phương. Du khách có thể tìm thấy mọi vật dụng cần thiết hàng ngày hay đồ trang sức, quần áo dệt thổ cẩm với màu sắc sặc sỡ được làm thủ công. Chợ Bắc Hà vô cùng sôi nổi và sầm uất với cảnh mua bán, trao đổi nhiều loại gia súc, gia cầm khác nhau
Bên cạnh đó, du khách đừng quên thưởng thức thắng cố Bắc Hà. Đây là đặc sản vô cùng nổi tiếng, nằm trong khu ẩm thực rất rộng, thu hút không chỉ người bản địa mà cả những du khách trong và ngoài nước bởi mang đậm phong vị nguyên bản không đâu sánh bằng
Chợ phiên Cán Cấu được coi là “chợ trâu” lớn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Chợ phiên này nằm ở Si Ma Cai, diễn ra vào thứ 7 hàng tuần, chợ tập trung những người dân tộc Mông Hoa, người Giáy
Các sản phẩm được bày bán rất đa dạng và phong phú, từ đồ nông sản, thổ cẩm đến các loại gia súc. Trong đó, mặt hàng nổi bật nhất là trâu, chủ yếu là trâu đực nên rất hung hăng, du khách phải hết sức dè chừng
Cách chợ phiên Bắc Hà không xa nhưng chợ Cán Cẩu vẫn đông đúc, sôi nổi và giữ được nét đặc trưng vốn có của người dân tộc
Được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối tháng 3 âm lịch, chợ tình Khâu Vai luôn hấp dẫn khách du lịch. Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao nguyên đá Hà Giang, họp trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng thuộc xã Khâu Vai, cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc hơn 20 km
Chợ tình Khâu Vai ban đầu chỉ là nơi hò hẹn của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông, sau đó được nhiều sự hưởng ứng của nhiều dân tộc khác
Ngày nay, Khâu Vai đã trở thành một phiên chợ hẹn hò, nơi tìm kiếm tình yêu đôi lứa của các thanh niên hay cả những người đã có gia đình. Ở đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng đủ mọi màu sắc trang phục của các dân tộc Mông, Dao, Giáy, Tày…
Chợ Tả Sìn Thàng họp ở thung lũng trung tâm của 5 xã: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sả Phình, Trung Thu, Sính Phình. Cứ 6 ngày một lần, chẳng ai hẹn ai, chợ lại tự động họp từ khi mặt trời chưa qua đỉnh núi
Chợ phiên Tả Sìn Thàng thuộc huyện Tủa Chùa (Điện Biên) – nơi có đặc sản chè shan tuyết nức tiếng
Theo anninhthudo.vn
Gần 2,8 triệu người dân tộc thiểu số chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt
Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vừa được Uỷ ban Dân tộc gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều thách thức
Theo đánh giá của Uỷ ban Dân tộc, các chương trình, chính sách, dự án về giáo dục và đào tạo của Nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố, mở rộng. Tuy nhiên, chất lượng phòng học còn kém. Đến nay, vẫn còn 72.634 phòng học bán kiên cố và phòng học tạm. Đây là nguyên nhân khiến số lượng trường đạt chuẩn ở vùng DTTS và miền núi chỉ bằng khu vực đồng bằng phát triển.
Giai đoạn 2016 - 2018, Chình phủ đã xây dựng và ban hành 2 chính sách giàu tính nhân văn và thiết thực, đó là Quyết định số 2086/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025" và Nghị định số 57/2017/NĐ-CP quy định Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người. Các chính sách đã phát huy tác dụng hiệu quả tích cực.
Mặc dù vậy, thống kê của Uỷ ban Dân tộc cho thấy, tỷ lệ người DTTS đi học đúng độ tuổi còn thấp; hiện vẫn còn khoảng 30% học sinh chưa đi học đúng độ tuổi. Đáng chú ý, tỷ lệ người DTTS chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt còn cao. Hiện, vẫn còn 20,8% người DTTS và miền núi (tương đương khoảng 2,8 triệu người) chưa biết đọc, biết viết tiếng Việt. Một số nhóm DTTS như: Hà Nhì, Cơ Lao, Brâu, Mông, Mảng, Lự, La Hủ vẫn còn trên 50% dân số không biết chữ.
Theo kinhtedothi
Chuyện người "gieo chữ" ở Hang Kia - Hòa Bình Với lòng yêu nghề, cô giáo Hà Thị Hằng đã gieo cái chữ làm thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, ở Hang Kia, tỉnh Hòa Bình. Hang Kia - tỉnh Hòa Bình là một xã đặc biệt khó khăn, với trên 95% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Vì vậy, công tác phổ cập giáo dục, xóa...