Độc đáo những lễ hội tôn vinh chó và khỉ
Nếu như ở Nepal có lễ hội Kukur Tihar để tôn vinh những chú chó thì ở Thái Lan có lễ hội “buffet” cho khỉ. Tất cả chỉ là sự tri ân của con người đối với những con vật gần gũi với mình.
Chúng ta đã từng biết đến lễ hội thịt chó tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc là “cái gai” trong mắt người yêu động vật. Vào lễ hội này, có khoảng 10.000 con chó được mang về đây, làm thịt để phục vụ cho lễ hội. Lễ hội diễn ra vào mỗi năm, tạo nên một làn sóng phản đối trên khắp thế giới vì tính vô nhân đạo, tàn nhẫn, nhất là với những người yêu động vật.
Thê nhưng, tại Nepal, người dân nơi đây lại có một lễ hội Kukur Tihar để tri ân những chú chó. Đây là lễ hội Hindu diễn ra năm ngày vào cuối mùa thu ở Nepal nhằm cảm tạ động vật. Quạ – điểm gở báo hiệu chết chóc, được người dân tôn sùng vào ngày đầu tiên. Bò cái được tôn sùng vào ngày thứ ba, và bò đực vào ngày thứ tư. Còn ngày thứ hai người ta sẽ sùng bái người bạn thân nhất – chó.
Người Nepal tin rằng loài chó là sứ giả của Chúa tể Yamaraj, vị thần cai quản cái chết trong Hindu giáo. Vì vậy mỗi năm vị sứ giả này cần được cầu cúng một lần thật linh đình. Trong ngày này, những người bạn 4 chân sẽ được trao tặng vòng hoa, được đánh những dấu đỏ lên trán gọi là Tika. Dấu này tượng trưng cho sự linh thiêng của thánh thần và là vinh dự rất lớn cho kẻ được đánh dấu. Cùng với đó là hàng loạt thức ăn ngon lành để cảm ơn sự trung thành của chúng đối với loài người.
Trong khi đó, tại Thái Lan, vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 ở tỉnh Lopburi, người ta có lễ hội buffet cho khỉ. Trong ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 13 này, người ta làm 1 tháp đồ ăn cho khỉ.
Video đang HOT
Đây là cách mà người dân Thái Lan thể hiện lòng tôn kính với loài khỉ từ 2000 năm trước, từ thời xuất hiện những huyền thoại xung quanh vua khỉ Hanuman và chiến công oanh liệt của ngài. Ngày nay, những chú khỉ được coi là dấu hiệu may mắn trong văn hóa Thái Lan.
Minh An (Tổng hợp)
Theo motthegioi.vn
Hoàng hôn kỳ ảo trên những chiếc đầu đá khổng lồ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Khu khảo cổ núi Nemrut, Adiyaman ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ là một địa điểm ngắm bình minh nổi tiếng. Khu khảo cổ đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.
Từ năm 1987, khu khảo cổ ở núi Nemrut, Adiyaman, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành Di sản Thế giới của UNESCO. Nằm ở độ cao 2.150 m so với mực nước biển, địa điểm này có những bức tượng khổng lồ cao 10 mét.
Khách du lịch chụp ảnh tại khu khảo cổ Núi Nemrut. Các bức tượng ở đây là một phần của một ngôi đền và lăng mộ mà vua Antiochus I của vương quốc Commagene cổ đại xây dựng cho chính mình.
Khu vực này được phát hiện vào năm 1881 bởi một kỹ sư người Đức và các di tích là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Du khách thường đến khu khảo cổ vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn để ngắm những khoảnh khắc tuyệt đẹp của những bức tượng dưới ánh sáng kỳ ảo.
Ngày nay, di tích này là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh nơi đây thường xuất hiện trên bưu thiếp hoặc áp phích quảng cáo du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này bắt đầu được khai quật vào những năm 1950.
Nơi đây cũng là địa điểm ưa thích của những người thích ngắm sao để quan sát bầu trời đêm. Ảnh: AP.
Du khách đang đợi mặt trời mọc ở khu khảo cổ Nemrut ở Adiyaman. Ảnh: AP.
Một du khách đợi mặt trời lặn ở khu khảo cổ. Ảnh: AP.
Bức tượng cao 10 m của vua Antiochus nằm giữa tượng của những vị thần cổ đại như Zeus, Apollo.
Hai du khách Nesibe Irem Erdem và Faysal Macit xem mặt trời lặn sau một ngày tham quan xung quanh khu khảo cổ.
Theo news.zing.vn
Ảnh xưa hiếm có về ngôi đền Ấn giáo trứ danh Sài Gòn Đền thờ Bà Mariamman là ngôi đền lớn và nổi tiếng nhất trong ba ngôi đền Hindu tại Sài Gòn. Cùng xem những hình ảnh tư liệu quý về ngôi đền này giai đoạn trước 1975. Ảnh: Dave Teer. Bên ngoài đền thờ Bà Mariamman, còn gọi là chùa Ấn giáo ở đường Trương Công Định (nay là đường Trương Định), Sài Gòn...