Độc đáo những lễ hội “ném nhau” trên thế giới
Ném hoa quả, ném bột màu, ném rẻ rách, thậm chí ném chuột chết vào nhau… Đó đều là những cách đặc biệt để thể hiện ý nghĩa của mỗi lễ hội độc đáo trên thế giới.
Lễ hội ném bột màu ở Ấn Độ
“Gulal” là một từ được sử dụng trong ngôn ngữ của Ấn Độ để chỉ bột màu với những gam màu rực rỡ. Lễ hội sắc màu – Holi Festival của những người theo đạo Hindu được tổ chức hàng năm vào cuối tháng ba, đầu tháng tư. Trong lễ hội này, người dân đổ ra đường, tung bột màu vào nhau để bày tỏ sự thân thiện, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các giai cấp trong xã hội và xóa bỏ đi mọi thù hằn, buồn đau trong năm cũ. Đây được coi là lễ hội đầy màu sắc nhất thế giới và cũng là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa được tổ chức để ăn mừng chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Dù nhiều người dẫu vẫn vui vẻ nhưng đôi lúc cũng không chịu nổi khi bị các bột màu, nước màu hắt vào mình.
Holi Festival – Lễ hội sắc màu được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại Ấn Độ
Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha
Lễ hội cà chua – La Tomatina là lễ hội ném hoa quả lớn nhất Châu Âu, được tổ chức vào ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng 8 ở thị trấn Bunol, Valencia, Tây Ban Nha. Một thị trấn chỉ với 9000 dân nhưng sẽ thu hút khoảng 30000 khách du lịch vào mùa lễ hội. Tại lễ hội này, người dân và khách du lịch sẽ tham gia vào một cuộc “đại chiến” cà chua với hàng nghìn tấn cà chua chín mọng. Trận chiến ồn ào, hỗn loạn với cà chua sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 2 giờ, người ta ném cà chua vào nhau, và vào những chiếc xe tải đang ùn ùn đổ về mang theo những đống cà chua lớn. Và khi một tiếng nổ rền vang lên từ khẩu súng thần công chính là lúc cuộc chơi kết thúc.
Đại chiến cà chua thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm
Lễ hội ném nho tại Tây Ban Nha
Tây Ban Nha có lẽ là quốc gia có nhiều lễ hội ném hoa quả kỳ lạ nhất thế giới. Không chỉ có những trận chiến cà chua vào tháng 8 hàng năm, xứ sở bò tót còn có lễ hội ném nho vào thứ sáu cuối cùng của tháng 8. Lễ hội ném nho của người dân một thị trấn nhỏ tại Pobla del Duc, Tây Ban Nha ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước. Lễ hội này được tổ chức vào cuối tháng 8 mỗi năm để mừng cuối vụ thu hoạch nho. Phần lớn người đi trẩy hội là những người trẻ tuổi. Họ dùng nho chín để ném nhau, ai ướt nhiều người đó gặp nhiều may mắn, cả trong tình yêu lẫn cuộc sống hàng ngày. Vào thời điểm này, mỗi năm sẽ có khoảng 90 tấn nho hảo hạng Garnacha Tintorera được bán phá giá để phục vụ người dân địa phương và khách du lịch cho lễ hội ném nho này.
Video đang HOT
Có lẽ ai cũng muốn tham gia 1 lễ hội ném nho hấp dẫn thế này
Lễ hội ném cá ngừ tại Úc
Với một quốc gia bốn bên là biển cả thì không có gì ngạc nhiên khi lễ hội lớn nhất của nước Úc là lễ hội … ném cá, đặc biệt là cá ngừ. Lễ hội này được bắt đầu vào năm 1962 với mục đích là thúc đẩy ngành công nghiệp cá ngừ đang hình thành ở Port Lincoln. Tại lễ hội, tất cả những gì bạn phải làm là ném con cá ngừ đi, người nào ném cá ngừ được xa nhất sẽ được trao tặng vương miện người ném cá ngừ vô địch nhất thế giới – một “chứng nhận” khá hoành tráng để viết vào CV xin việc.
Lễ hội ném cá ngừ tại Úc
Lễ hội ném cam tại Ý
Lễ hội này được tổ chức hàng năm tại thành phố miền Bắc Ivrea, Italia. Nguồn gốc của lễ hội này khá bí ẩn và kỳ quặc, đó là để kỷ niệm việc một tên phạm tội hiếp dâm bị chém đầu. Hàng năm, lễ hội này thu hút được hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch tham gia. Những người tham gia lễ hội ném cam này sẽ phải chuẩn bị nhiều dụng cụ bảo hộ để tránh thương tích do những “viên đạn” cam gây ra.
Lễ hội ném cam “kỳ quặc” tại Ý
Lễ hội ném giẻ rách lẫn bùn và kiến tại Tây Ban Nha
Lễ hội Farrapada ở vùng Galicia, Tây Ban Nha đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Cuộc chiến bắt đầu khi một người nào đó bị trúng một miếng giẻ bùn ướt, và sau đó sẽ ném lại những người xung quanh. Những miếng giẻ rách bẩn lẫn bùn và kiến sẽ được ném vào người nhau. Để đảm bảo những con kiến sẽ cắn người bị ném, chúng sẽ được uống dấm để thêm phần hăng hái.
Lễ hội ném giẻ rách dính bùn và kiến “kinh dị” ở Tây Ban Nha
Lễ hội ném bột trứng ở Tây Ban Nha
Mỗi năm vào ngày 28/12, người dân làng Ibi, miền Đông Tây Ban Nha lại tổ chức lễ hội ném bột mì và trứng vào người nhau. Khi đó, người dân địa phương sẽ chia làm hai đội, dùng bột mỳ và trứng để ném vào nhau. Khi hai thứ đồ ăn này quyện vào nhau, chúng tạo nên chất đặc sệt, chúng sẽ bám rất lâu và có mùi tanh trên quần áo.Những người không tham gia vào lễ hội này sẽ phải nộp phạt và tiền phạt sẽ được xung quỹ. Đây là một lễ hội có truyền thống lâu đời ở Tây Ban Nha và được xem là một lễ hội đáng sợ nhưng lại rất vui nhộn đối với người dân Ibi.
Khi bột và trứng quyện vào nhau, chúng tạo nên chất đặc sệt và bám dính rất lâu
Lễ hội ném chuột chết tại Tây Ban Nha
Trong lễ hội này, người dân thị trấn El Puig, phía Bắc Valencia ném những con chuột chết đông lạnh vào nhau để tìm kiếm niềm vui. Mỗi năm, lễ hội Batalla de Ratas hay “cuộc chiến chuột chết” được tổ chức vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 1. Đây được xem là lễ hội kỳ quái bậc nhất Tây Ban Nha. Người dân địa phương và khách du lịch háo hức tập trung ở quảng trường trung tâm để tham gia lễ hội. Trong lễ hội này, thay vì chạy trốn khi chứng kiến những xác chuột chết bị ném xuống đường, mọi người lại vội vàng tranh nhau nhặt chúng và ném vào đám đông.
Cuộc chiến chuột chết tại El Puig – Tây Ban Nha
Theo 24h
Độc nhất vô nhị phiên chợ "đánh người để cầu may"
Năm nào cũng vậy, phiên chợ Chuộng duy nhất trong năm diễn ra vào ngày mùng 6 tết (Âm lịch) tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa).
Phiên chợ "đánh nhau để cầu may" này khiến nhiều người lâm vào cảnh "sứt đầu mẻ trán" giữa ngày xuân. (Ảnh: Lê Duẩn)
Người ta còn gọi đây là "Chợ Choảng" bởi dân trong vùng đến đây không hẳn chỉ để mua-bán mà còn mang theo mong muốn được "đánh nhau để có may mắn cả năm".
Từ thành phố Thanh Hóa, chạy xe gần 20 Km là đến được chợ Choảng. Chợ họp trên bãi đất trống rộng bằng một sân bóng đá, nằm ven con sông Hoàng, trên địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn. Phiên chợ "đánh nhau để cầu may" này khiến nhiều người lâm vào cảnh "sứt đầu mẻ trán" giữa ngày xuân.
Ban đầu người đến chợ dùng cà chua ném nhau. Chủ yếu việc ném cà chua được diễn ra giữa các nhóm thanh niêm nam nữ với nhau như sự bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, khi cà chua đã hết, nhiều trai làng dùng cả táo, ổi, đến gạch đá... để "tỏ tình".
Lãnh đạo xã Đông Hoàng còn cho chúng tôi biết những năm gần đây chợ Choảng đã bị nhiều đối tượng lợi dụng làm nơi thanh toán ân oán, giải quyết hiềm khích. Những hiềm khích cả năm được người ta giải quyết ở chợ Choảng. Nét đẹp văn hóa đánh nhau giả vờ cầu may bị biến thành những cuộc tử chiến, thanh trừ đối thủ. Nhiều người cho chúng tôi biết đã xảy ra những án mạng đáng tiếc từ những phiên chợ này.
Từ việc đánh nhau giả vờ với mong muốn lấy may, phiên chợ Choảng đầu xuân giờ đây đang bị biến tướng, là nơi người ta chém nhau trả thù. Năm nào cũng vậy, lực lượng công an luôn phải căng ra để hạn chế thấp nhất những hậu quả từ phiên chợ "đánh nhau cầu may" này. Nên chăng chính quyền địa phương cần có những biện pháp can thiệp mạnh hơn, đưa ra những quy định cụ thể song song với việc tuyên truyền để người dân tự giác giữ gìn một phong tục tập quán đẹp, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Một số hình ảnh mà PV ghi lại tại phiên chợ Choảng:
Theo xahoi