Độc đáo những lễ hội mùa thu tại Hàn Quốc
Với mỗi một thời điểm trong năm, xứ sở Kimchi lại mang đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm vô cùng lý thú. Khoảng thời gian thu về chính là mùa của những lễ hội âm nhạc nghệ thuật cũng như nhiều lễ hội văn hóa lịch sử được tổ chức hàng năm tại đất nước này.
Đây là lễ hội sâm lớn nhất xứ Kimchi. Ảnh: Pennpenn
Một trong những lễ hội độc đáo ở Hàn Quốc mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến xứ Hanbok đó chính là lễ hội nhân sâm Geumsan.
Lễ hội nhân sâm Geumsan được tổ chức vào tháng 9 hằng năm và là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống của người dân bản địa, mang ý nghĩa cầu nguyện cho một vụ mùa thu hoạch năm sau sẽ tốt hơn.
Tham gia vào lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống, mua sắm tại các hội chợ thương mại quốc tế và thử sức mình trong cuộc thi nấu ăn về nhân sâm…Đặc biệt, nếu bạn có ý định mua nhân sâm về tặng cho gia đình, người thân thì đây sẽ là thời điểm lý tưởng nhất.
Lễ hội văn hóa Hwangseong Suwon
Hwangseong Suwon là lễ hội mang đậm tính văn hóa truyền thống lịch sử Hàn Quốc. Ảnh: Vietravel
Lễ hội văn hóa Hwangseong Suwon được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi nhân ngày công nhân Suwon. Lễ hội diễn ra tại pháo đài Hwaseong và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia lễ hội náo nhiệt này.
Có rất nhiều hoạt động được diễn ra trong lễ hội đặc biệt nhất có thể kể đến chính là hoạt động rước hoàng gia Đại đế Jeongjo – vị vua thứ 22 của triều đại Joseon, diễu hành công nhân, nghi lễ đội vệ quân Jangyongeong… và rất nhiều những tiết mục biểu diễn hấp dẫn khác. Khi tham gia lễ hội du khách còn được thưởng thức nền ẩm thực phong phú và nổi bật ở đây.
Lễ hội múa mặt nạ quốc tế Andong Hàn Quốc
Làm mặt nạ và biểu diễn mặt nạ là một nghệ thuật lâu đời tại xứ Hàn. Ảnh: Visit Korea
Được tổ chức vào cuối tháng chín mỗi năm, điểm nổi bật của lễ hội múa mặt nạ Andong là khán giả sẽ được tham gia cùng các nghệ sĩ trong các tiết mục múa mặt nạ Hahoe đặc sắc. Khi tham gia lễ hội này, du khách sẽ được xem những buổi trình diễn múa mặt mạ đẹp mắt trên sân khấu với tiếng nhạc cụ dân tộc réo rắt, vui tai. Nếu thích thì bạn có thể mua vài cái mặt nạ Hàn Quốc về làm kỷ niệm. Và đặc biệt bạn còn được trải nghiệm một Hàn Quốc cổ xưa của những thế kỷ trước.
Lễ hội lồng đèn Jinju Namgang
Video đang HOT
Du khách sẽ được chứng kiến “thiên đường ánh sáng” nếu lạc bước vào lễ hội này. Ảnh: Blog Bnb Hero
Lễ hội lồng đèn Jinju Namgang được tổ chức trên sông Namgang gần pháo đài Jinjuseong nhằm tưởng nhớ trận chiến Jinju, một trong ba cuộc xâm lược Hàn Quốc của Nhật Bản vào năm 1592. Trong trận chiến này, các binh lính đã dùng đèn lồng trên sông để liên lạc với nhau.
Điểm đặc biệt của lễ hội này là những chiếc đèn lồng trôi trên sông Namgang mang điều ước tốt lành của mọi người. Ngoài ra, lễ hội còn có một buổi triển lãm đèn lồng truyền thống của các nước khác nhau trên thế giới cùng chương trình văn hóa vô cùng đặc sắc.
Theo baotuyenquang.com
Rợn người với những tập tục kỳ dị chỉ có ở Indonesia
Phơi xác người chết, đâm nhau trong lễ hội hay chặt ngón tay... Nhiều bộ lạc ở Indonesia vẫn còn lưu truyền các tập tục cổ xưa, kỳ dị và rất man rợ.
Quần đảo Indonesia rộng lớn là một trong những xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Ngăn cách bởi biển, cư dân ở mỗi đảo sống tách biệt, có ngôn ngữ, phong tục và cách sống riêng. Mặc dù đất nước phát triển hiện đại hóa, rất nhiều bộ lạc ở Indonesia vẫn lưu truyền những nghi thức và truyền thống cổ xưa. Ở đây bao gồm những nghi thức độc nhất, phản ánh bản sắc của bộ lạc và gây hiếu kỳ cho du khách. Ảnh: @titirahmaningtiyas.
Tục thay quần áo mới cho người chết (Ma'nene) : Bộ tộc Toraja ở vùng núi Tana Toraja, Sulawesi (Indonesia) có truyền thống rất kỳ lạ. Họ đưa người thân đã chết ra khỏi ngôi mộ và thực hiện nghi lễ Ma'nene. Nghi lễ là một cách để người Toraja thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất, thậm chí rất lâu sau khi cái chết đã xảy ra. Ảnh: Indonesiakaya.
Cứ ba năm một lần, xác chết sẽ được khai quật, rửa sạch, lau chùi và mặc quần áo (thường là quần áo đẹp nhất hoặc yêu thích của người quá cố), rồi đi vòng quanh làng. Sau buổi lễ, gia đình sẽ chụp ảnh với người đó và đưa họ trở lại ngôi mộ. Người Toraja tin rằng bằng cách làm điều này, linh hồn của người đã khuất sẽ ban phước cho họ. Ảnh: Associated Press , Indoindians .
Hình nộm người chết (Tau Tau) : Cũng là một truyền thống từ Tana Toraja, Tau Tau là hình nộm chạm khắc từ gỗ hoặc tre đại diện cho người đã chết, thường giống người đó và có thể tìm thấy gần mộ. Người Toraja tin rằng linh hồn của người chết sẽ tiếp tục sống qua Tau Tau và phục vụ như người bảo vệ ngôi mộ. Ảnh: Indoindians .
Tại một ngôi mộ gọi là Kuburan Batu Lemo, 75 lỗ trong một bức tường đá được lấp đầy bởi Tau Tau. Ngôi mộ này ước tính đã xây dựng từ thế kỷ XVI, là ngôi mộ lâu đời thứ hai ở Toraja. Ảnh: Endyallorante, Mawar-rini, Carolatravelstheworld.
Chôn trẻ sơ sinh chết trong lỗ cây (Passiliran): Người Toraja còn có một nghĩa trang bé ở gốc cây. Đối với họ, trẻ dưới sáu tháng tuổi (và không có răng) được coi là thiêng liêng. Vì vậy, nếu các em bé Toraja chết trước sáu tháng tuổi, cha mẹ sẽ bọc bằng lá Enau và chôn xác bên trong lỗ của một cây Tarra, tượng trưng cho sự trở về bụng mẹ của em bé. Ảnh: Krisbiiantoandyha, Baltyra.
Mặc dù truyền thống này đang dần biến mất, những ngôi mộ bé này vẫn có thể tìm thấy ở Tana Toraja như một cách bảo tồn văn hóa. Ảnh: Soloraya.
Nghi lễ tắm sọ người (Nyobeng): Ngoài tục lệ đào xác người thân, bộ tộc Dayak có truyền thống tắm hộp sọ của kẻ thù làng. Nghi thức thiêng liêng, độc lạ nhưng ghê rợn này gọi là Nyobeng. Từ nhiều năm trước, người Dayak thu gom hộp sọ người bị giết trong Mengayau (tục săn đầu kẻ thù, người bộ lạc khác). Hàng năm, họ cử hành nghi thức Nyobeng để tắm và làm sạch những hộp sọ đó. Ảnh: Arief-noegroho, Dodon_jerry.
Bộ lạc này tin rằng hộp sọ khô của con người có phép thuật mạnh giúp cho mùa màng bội thu và xua đuổi tà ma. Mặc dù đã bị chính quyền cấm, nghi thức Nyobeng vẫn tiếp tục diễn ra như một cách bày tỏ lòng biết ơn đối với những vụ thu hoạch tốt. Ảnh: Ariez-25, Bloomasak.
Tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali (Trunyan Cemetery) : Trunyan, ngôi làng miền núi trên bờ đông hồ Batur là nơi duy nhất ở Bali vẫn giữ nghi lễ cổ đại này. Khi một người trong làng qua đời, cơ thể không được chôn cất hoặc hỏa tang mà đặt trong một lồng tre để tự phân hủy. Cho đến khi tất cả xác thịt tan rã, người ta lấy hộp sọ ra khỏi phần còn lại của bộ xương và đặt lên bàn thờ bằng đá bên dưới một cây thiêng liêng. Ảnh: Dewi Putra.
Tục phơi thây người chết trong lồng tre chỉ dành cho những người đã kết hôn. Những người chết trước khi cưới, chỉ đơn giản là chôn cất. Nghĩa trang Trunyan, nơi có các lồng tre nằm gần ngôi làng nhưng theo truyền thống, chỉ có đàn ông mới có thể đến nghĩa trang này, sau khi băng qua hồ Batur bằng thuyền. Ảnh: Yusuf IJsseldijk.
Tục cắt ngón tay (Ikipalin): Diễn ra tại Papua (tỉnh vùng Tây New Guinea, Indonesia), một nghi lễ khó tin tồn tại ở bộ lạc Dani. Những người phụ nữ Dani thực hiện Ikipalin, nghi lễ cắt cụt ngón tay sau cái chết của một người thân. Người Dani tin rằng bất hạnh do cái chết của một thành viên trong gia đình có thể được loại bỏ bằng cách cắt cụt ngón tay. Ảnh: Flickr.
Người Dani rất coi trọng những người đã khuất, đặc biệt là người thân trong gia đình. Họ cũng quan niệm, việc người thân qua đời không chỉ là nỗi đau tinh thần mà còn là nỗi đau về thể xác. Ikipalin tượng trưng cho nỗi đau đó. Người Dani vẫn duy trì truyền thống này trong hàng nghìn năm nay và không có ý định thay đổi hay bỏ đi. Ảnh: News.kitook.co.id.
Nghi lễ hóa trang thành trâu nước (Kebo Keboan): Mọi nền văn hóa hay tôn giáo đều có một cách độc đáo để dâng hiến lòng sùng kính cho các vị thần. Và phong tục đặc biệt kỳ quặc ở Banyuwangi liên quan đến việc giả danh một con trâu nước. Vào mọi tháng Muharram hoặc Suro theo lịch của người Java, "những con trâu nước" sẽ đi lang thang trên các con phố trong làng. Ảnh: Potretbanyuwangi, Indoindians.
Thực chất, các "trâu nước" này chỉ là những người đàn ông bôi nhọ bằng than hoặc dầu, đeo sừng và chuông quanh cổ. Sau đó, họ diễu hành và nhảy múa hào hứng qua các con đường làng. Kebo Keboan là nghi lễ cầu mưa và sự bảo vệ của thần linh. Những người đàn ông hóa trang thành trâu nước, loài động vật linh thiêng và mạnh mẽ nhất trong nông nghiệp, tượng trưng cho quyền lực. Ảnh: Yayangardilla27.
Lễ hội thu hoạch đẫm máu (Pasola): Đảo Sumba xa xôi, nơi bạn có thể chứng kiến lễ Tạ Ơn đặc biệt đẫm máu gọi là Pasola, một nghi thức chiến tranh cổ đại thực hiện bởi những người đàn ông Sumba. Hai lần một năm, các làng Sumba gặp nhau và tổ chức cuộc chiến giữa các chiến binh cưỡi ngựa, ném những cây giáo gỗ lớn vào nhau. Ảnh: Dwioblo, Timur_punya.
Giáo gỗ tuy khá cùn, vẫn có thể gây ra những vết thương, thậm chí chấn thương nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Dù có những rủi ro, người Sumba tin chắc rằng nỗi đau và máu không bao giờ lãng phí. Họ tin rằng máu đổ ra trên đất đai sẽ đảm bảo mùa thu hoạch dồi dào hơn trong tương lai. Nhiều du khách đến Sumba chỉ để xem lễ hội này. Ảnh: Indoindians , Farouk321.
Tục mài răng nhọn làm đẹp (Kerik Gigi): Trên đảo Mentawai, răng nhọn giống ma cà rồng được cho là tiêu chuẩn của cái đẹp. Ở đây, một người phụ nữ có hàm răng sắc nhọn hấp dẫn hơn, sẽ được hạnh phúc và bình an cho phần đời còn lại hơn là có răng bình thường, vuông. Ảnh: Brommel.
Sử dụng thép hoặc gỗ mài thô, trưởng làng sẽ mài và khắc răng của người phụ nữ. Nghi thức có thể kéo dài hàng giờ vì mỗi chiếc răng cần cạo hoàn hảo để có đầu nhọn. Dụng cụ mài không khử trùng, nghi lễ cũng không dùng bất cứ loại thuốc gây tê nào, người phụ nữ Mentawa phải chịu đựng cơn đau đớn để trở thành những gì được coi là đẹp. Họ tin rằng nỗi đau chỉ là tạm thời, nhưng hạnh phúc sẽ kéo dài mãi mãi. Ảnh: Goodnewsfromindonesia, MerahPutih.
Theo zing.vn
Những tập tục trong tháng 7 âm lịch ở các nước châu Á Không chỉ Việt Nam, nhiều nước Á Đông cũng duy trì một số tập tục trong dịp tháng 7 âm lịch. Mỗi nước có một tên gọi và những quan niệm khác nhau. Trung Quốc: Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, rằm tháng 7 âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên. Ảnh: Chinadaily. Vào ngày này,...