Độc đáo những bức tường biết “thở” giúp ngôi nhà luôn chan hoà với thiên nhiên
Khu đất xây dựng ngôi nhà là một trong những mảnh vườn còn sót lại trong TP Biên Hòa và nằm cạnh sông Đồng Nai. Với một bối cảnh như vậy, khi quyết định xây công trình, các kiến trúc sư đã có nhiều cân nhăc để giữ lại gần như nguyên vẹn khu vườn hiện trạng.
Bên cạnh việc bố trí công trình ở một góc vườn để giảm tác động lên hệ thống cây xanh hiện hữu cũng như giữ cảnh quan ven sông, những cân nhắc về chất lượng không khí bên trong nhà cũng rất được đơn vị thiết kế quan tâm.
Trong suốt quá trình làm việc với gia chủ, các kiến trúc sư đã bàn rất nhiều về ý tưởng một công trình có thể “thở” được 24/24. Qua đó, ngôi nhà – với tên gọi Wall house – dần được định hình: Một ngôi nhà với tám khối không gian riêng bao bọc bởi các bức tường thông thường, nằm xen kẽ và giao với một khối chung được tạo nên từ các bức tường “thở”.
Các bức tường “thở” được xây bằng gạch ống, xếp ngược hướng với phương pháp thông thường.
Theo cách sắp xếp này, các lỗ gạch trở thành các miệng gió hút không khí, cho gió cùng ánh sáng vào công trình. Hệ tường thở cũng đóng vai trò như lớp áo bên ngoài giúp hạn chế tác động xấu của môi trường; đồng thời kết hợp cùng cây xanh và những khoảng giếng trời xen kẽ giúp các khối phòng tăng ánh sáng, không khí lưu thông liên tục, làm dịu mát môi trường sống.
Nhờ vậy, không khí trong nhà luôn tươi mới và ánh sáng chan hòa, hầu như không cần sử dụng quạt máy, điều hòa và đèn điện chiếu sáng vào ban ngày.
Video đang HOT
Với tính năng và sự ngẫu nhiên về màu sắc, gạch cháy – sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất – đã sống lại dưới một hình hài mới, hài hòa và thân thiện hơn với môi trường.
Khi ranh giới giữa đặc và rỗng, giữa bên trong và bên ngoài bị xóa nhòa, một không gian sống mới đã được tạo thành cho Wall house.
Ở đó, con người sống gần gũi với tự nhiên hơn, không gian trong nhà cũng thật sự cởi mở, kết nối các chức năng theo cả phương dọc và ngang, trong đó, khu vực sinh hoạt chung được bố trí ở vị trí trung tâm với dụng ý gia tăng sự gắn bó gia đình.
Mọi gian phòng đều được tiếp xúc với thiên nhiên, ngôi nhà vẫn duy trì nếp sống cũ của từng thành viên nhưng tạo ra nhiều không gian chung hơn, giúp mọi người dễ dàng nhìn thấy nhau, bên nhau nhiều hơn.
Vườn trong trở thành một nơi được yêu thích và đầm ấm, một nơi có ông nằm võng, bà loay hoay trong bếp, mấy đứa nhỏ xem tivi, hầu hết sinh hoạt diễn ra bên dưới tán cây… và là một nơi để mỗi ngày gia chủ lại thấy yêu hơn mảnh đất này.
Thông tin công trình:
Địa chỉ: TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Thiết kế: KTS Bùi Thế Long – Công ty TNHH Creative Architects (CTA)
Địa chỉ: 35/2c Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM – ĐT: 096 827 5488
Thi công: Công ty TNHH Việt Tín Phúc
Những cây cầu bắc nhịp yêu thương
Đã có 15 cây cầu "bắc nhịp yêu thương" được Tỉnh Đoàn Đồng Nai vận động xây dựng từ nguồn xã hội hóa, giúp bà con và học sinh vùng khó khăn đi lại an toàn, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Một cây cầu dân sinh của Tỉnh Đoàn Đồng Nai vừa mới khánh thành, đem lại niềm vui cho người dân địa phương. Ảnh: PV
An toàn, thuận tiện hơn
Đưa chúng tôi đi trên cây cầu dân sinh do Tỉnh Đoàn Đồng Nai vận động nguồn lực từ các mạnh thường quân, chị Nguyễn Thanh Hiền - Phó Bí thư thường trực Tỉnh Đoàn Đồng Nai phấn khởi: "Từ ngày những cây cầu dân sinh đưa vào sử dụng, người dân phấn khởi vì đi lại dễ dàng, học sinh cũng không còn lo lắng mỗi khi mưa gió, lũ về".
Trên con đường liên ấp được lát bê tông ở xã Suối Cát, các phương tiện tấp nập qua lại trên cây cầu mới vừa được khánh thành - mà chỉ cách đây vài tháng, mọi người phải gồng mình băng qua dòng suối chảy đầy hiểm nguy. Anh Minh (nhà ở cạnh cây cầu thuộc xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) nhớ khoảng thời gian đội thi công xây cầu, gia đình anh cho mượn nhà để đội xây dựng ở, bà con cùng nấu cơm mời đội thi công. "Ba mẹ tôi dặn phải ủng hộ đến khi đội thi công xây xong cầu" - anh Minh nói. Theo anh Minh, trước đây có cây cầu cũ xây dựng từ 20 năm trước, lan can hư hỏng, nhiều người bị rớt xuống nước khi mưa lũ.
Ông Nguyễn Tấn Lộc - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát (huyện Xuân Lộc) cho biết, năm 2020, Tỉnh Đoàn Đồng Nai vận động các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng 2 cầu dân sinh qua địa bàn ấp Suối Cát 1 và ấp Bình Minh. Cầu có bề ngang khoảng 3,5m, chiều dài từ 15-26m bằng bê tông cốt thép bắc qua các con suối. "Từ ngày có cầu mới, việc vận chuyển nông sản cũng như đi lại của người dân thuận tiện, an toàn, ô tô có thể vào từng xóm ấp", ông Lộc nói.
Xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) là địa bàn được Tỉnh Đoàn Đồng Nai xây dựng 3 cây cầu dân sinh, nhiều nhất đến thời điểm hiện tại. Đây là xã vùng sâu, vùng xa, nằm biệt lập như một ốc đảo, ngăn cách bởi sông Đồng Nai. Hàng chục năm qua, việc đi lại của người dân địa phương đều phải "lụy" vào các chuyến đò, phà và chiếc cầu cũ. Giao thông cách trở nên cuộc sống người dân rất khó khăn.
"Trước đây, bà con đi lại qua cầu cũ xuống cấp, vào mùa mưa lũ, nước dâng cao ngập cầu, rất nguy hiểm. Sau khi khảo sát, Tỉnh Đoàn kết nối các mạnh thường quân, nhóm tình nguyện xây cầu và lập tức đưa nhân lực, vật lực bắt tay làm việc ngày đêm. Bà con thấy cây cầu dần hình thành thì mừng lắm, còn chung tay góp sức để đẩy sớm tiến độ" - chị Nguyễn Thanh Hiền cho biết.
Góp phần phát triển kinh tế địa phương
Theo Tỉnh Đoàn Đồng Nai, trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa (như Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch) còn tồn tại nhiều cây cầu nhỏ xuống cấp, người dân đi lại khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Đầu năm 2019, Tỉnh Đoàn rà soát và đề xuất Tỉnh ủy Đồng Nai phát động phong trào xây dựng cầu dân sinh bằng nguồn vốn xã hội hóa. Tỉnh Đoàn với lực lượng trẻ, nhiều bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông và kết nối với các mạnh thường quân, kêu gọi hỗ trợ với kinh phí xây dựng mỗi cây cầu tùy theo quy mô thiết kế dao động từ 300-500 triệu đồng. Để xây dựng thành công những chiếc cầu này bà con còn ủng hộ bằng những ngày công.
Chương trình xóa cầu tạm được thực hiện từ năm 2017, đến nay Tỉnh Đoàn đã thực hiện được 15 cây cầu. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2020, đã khánh thành được 7 cây cầu. Hiện, tổng kinh phí để xây dựng cầu dân sinh là hơn 3,5 tỷ đồng. Ngoài chương trình xóa cầu tạm, Tỉnh Đoàn còn phát động ĐVTN triển khai các chương trình giao thông nông thôn, dọn dẹp khơi thông cống rãnh trên các tuyến đường và tuyên truyền an toàn giao thông, đặc biệt chú trọng các xã vùng sâu, vùng xa.
Với việc hoàn thành nhiều cầu dân sinh, thiết thực giúp bà con đi lại an toàn, Tỉnh Đoàn Đồng Nai đã được T.Ư Đoàn trao tặng danh hiệu "Công trình thanh niên làm theo lời Bác tiêu biểu toàn quốc". Các cây cầu đã góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngôi nhà 'biết thở' độc đáo ở Đồng Nai Ngôi nhà hai tầng nổi bật ở Đồng Nai nhờ thiết kế độc đáo, các mảng tường dường như biết thở vì không gian trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu. Khu đất xây dựng Wall house là một trong những mảnh vườn còn sót lại trong TP Biên Hòa, nằm cạnh sông Đồng Nai. Với bối cảnh này, KTS đã cân nhắc...