Độc đáo nhà trăm cột bằng gỗ quý tại Đồng Tháp
Ông Lê Minh Tồn (79 tuổi, ngụ ấp Tây, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) là cháu nội đời thứ tư đang sinh sống trong căn nhà này, ngoài trông nom khối tài sản vô giá được ông bà để lại, thì đây còn là căn nhà tổ để thờ cúng tổ tiên trong những lễ giỗ định kỳ hàng năm.
Từ xa nhìn thấy mái nhà được lợp ngói rất cổ xưa, đặc biệt, khác với các mái nhà gần kề đó
Ông Tồn chia sẻ, theo truyền tai lại từ ông bà thì ngôi nhà này được định danh là nhà trăm cột, bởi vì ngôi nhà xây dựng với 100 cây cột bằng gỗ quý.
Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà có hình chữ “Bát” trong Hán tự, thiết kế 3 gian, 2 chái, có diện tích khoảng 400m2, nền được lót gạch tàu. Trước đây là gạch men, nhưng về sau gạch xuống cấp nên lót lại gạch tàu.
Cổng nhà nhìn có chút hoài cổ, giữ nguyên hiện trạng từ trước cho tới nay
Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà có hình chữ “Bát” trong Hán tự, thiết kế 3 gian, 2 chái, có diện tích khoảng 400m2, nền được lót gạch tàu. Mặc dù thời tiết bên ngoài trên 35 độ C nhưng khi ngồi bên trong căn nhà rất mát mẻ, dễ chịu
Đây là kiến trúc cổ xưa, có từ thế kỷ XIX, chỉ những người là địa chủ, bá hộ, hay ông cả trong vùng ngày đó mới có tiền để xây dựng. Thời gian để xây dựng được căn nhà như thế này phải mất khoảng 3 năm.
Để xây dựng kiểu nhà này, chủ nhà phải lặn lội từ trong Nam ra tận Huế để thuê thợ mộc về làm, bởi để chạm khắc những hoa văn một cách tinh xảo thì những người thợ ở Huế mới có thể làm được. Do những người thợ này từng xây dựng cung điện của vua chúa thời đó hoặc là được truyền nghề lại.
Mặt trước ngôi nhà có được chạm khắc tinh xảo, với tấm hoành có hai chữ “Hòa Dung” đọc từ phải qua trái
Nếu chủ nhân của ngôi nhà này kinh doanh cho du khách đến tham quan, nơi này sẽ làm một điểm check-in lý tưởng
Tấm hoành có chữ Hòa Dung với ý nghĩa răng dạy con cháu trong gia tộc biết nhân nhượng, sống hòa thuận, biết giúp đỡ lẫn nhau
Hoa văn chạm trổ rất khéo léo, thẩm mỹ
Nói về lịch sử hình thành, ông Lê Minh Tồn cho biết: Căn nhà này đã có tuổi đời trên 120 năm. Hiện ông Tồn là cháu nội đời thứ tu được sinh sống trong căn nhà này, trông nom khối tài sản của ông bà để lại, đồng thời thờ cúng gia tiên trong những lễ giỗ đình kỳ hằng năm.
Video đang HOT
Mái nhà xây dựng hình gương bát quái, với ý nghĩa là hội tụ năng lượng của vũ trụ để bảo vệ, khắc phục, hoặc hóa giải cho các ngôi nhà có hướng xấu, đặc biệt là trấn áp tà ma
Mái nhà được lợp bằng ngói đại – tiểu (nghĩa là một miếng ngói ở dưới ngửa, miếng trên úp), đáng chú ý là mái ngói này vẫn giữ nguyên hiện trạng từ trước cho tới nay, chưa từng sửa chữa.
Mặt dưới, tấm ngói ngửa lên
Ông Tồn chia sẻ, trước đây ông bà của ông giàu có nhất nhì vùng này, nên được chức Cả, mà người trong vùng hay gọi là ông Cả Nhẫn (Nhẫn là tên riêng).
Được biết, chức Cả là chỉ những người giàu có bậc nhất vùng, ông bà già xưa kể lại, chức Cả ngày trước phải dùng tiền mua mới được phong chức.
Những ngôi nhà ở Nam Bộ thường có mái hiên, tác dụng để hứng nước mưa, đồng thời cũng tránh mưa rơi trực tiếp vào thềm nhà. Ngoài ra, là hạn chế nắng sáng chiếu trực tiếp vào cửa nhà
Những đầu kèo được chạm khắc hình chim hạc rất công phu
Hoa văn hình chim hạc rất tinh xảo
Một hàng có 10 cây cột, được làm bằng gỗ quý, nhưng chủ nhân của ngôi nhà không biết tên chính xác của loại gỗ này. Chủ nhân chia sẻ, một hàng ngang 10 cây cột, dài 10 cây cột thì tổng thể của một căn nhà được xây lên tổng cộng là 100 cây cột
Cột, kèo được làm “mọng” đấu nối khá chắc chắn
Hiện bên trong ngôi nhà có các tủ thờ, ghế gỗ, bàn được làm từ những cây gỗ quý như cẩm lai, thao thao…được cẩn ốc xà cừ vô cùng bắt mắt, tinh xảo, hiếm có.
Đặc biệt, có 2 tấm liễn được cẩn ốc xà cừ nhưng mô phỏng theo tích “Nhị thập tứ hiếu” rất ý nghĩa.
Bên trong ngôi nhà nhìn từ dưới lên, được biết những cây đòn tay được làm bằng gỗ thao lao nên không bị mối mọt
Gian chính có tủ thờ gia tiên, cùng nhiều bộ ghế giá trị hoài cổ
Mặt tủ nhiều họa tiết đẹp mắt, cẩn ốc xà cừ công phu.
Đôi liễn được cẩn ốc xà cừ mô phỏng theo tích Nhị thập tứ hiếu
Ông Tồn cho biết, bộ ghế này chỉ có 4 cái duy nhất, được cẩn ốc xà cừ rất đẹp
Ghế làm bằng gỗ quý nên theo thời gian, mặt cây bóng loáng tự nhiên
Đèn lồng
Trước đây, vùng đất Nam bộ có nhiều ngôi nhà tương tự nhưng đến ngày nay những ngôi nhà như thế này rất hiếm.
Hiện vẫn còn một ngôi nhà cổ với 120 cột làm bằng gỗ quý, tồn tại hơn 100 năm ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngôi nhà có kiến trúc điêu khắc cổ mang phong cách “nhà rường” Huế.
Chủ nhân là ông Trần Văn Hoa, là Hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm Hội đồng quản hạt Chợ Lớn, vì thế tên gọi ban đầu là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả.
Công trình này được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997.
TÍN HUY
Theo sggp
Chiêm ngưỡng nhà cổ 400 tuổi ở ngoại thành Hà Nội
Ngôi nhà cổ của gia đình ông Cao Toàn (xa Đương Lâm, huyên Sơn Tây) có niên đại gần 400 năm, đến nay vẫn bảo tồn được nguyên vẹn lối kiến trúc cổ xưa đặc trưng của làng quê Việt, ngày càng hấp dẫn nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
Nhà ông Cao Toàn (65 tuổi) là ngôi nhà cổ có diện tích lớn nhất ở Đường Lâm vơi diên tich khoảng 400m2 tính cả nhà cổ, đất đai sân vườn. Nếu như những nhà cổ khác đã được trùng tu cải thiện đời sống sinh hoạt thì nhà ông Toàn gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc, vật liệu của người xưa nhà tranh vách đất.Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) được mệnh danh là ngôi làng cổ nhất Việt Nam, hội tụ đầy đủ các giá trị văn hóa của làng Việt cổ xưa. Hiện nay, Đường Lâm còn bảo tồn được khoảng hơn 100 ngôi nhà cổ trong đó nhà cổ có niên đại khoảng 400 năm chỉ còn trên dưới 5 căn.
Trải qua bao thăng trầm, ngôi nhà cổ gần 400 tuổi ở Đường Lâm vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính, đặc trưng của kiến trúc nhà truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục kiến trúc trong khuôn viên là hình thức liên kết giữa nhà chính và nhà phụ, thường kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.
Làng Đường Lâm xưa có truyền thống làm tương bần ngon nhất nhì Hà Nội nên trước sân nhà nào cũng có nhiều chiếc chum to để đựng tương.
Kết cấu của nhà chính gồm 5 gian 2 dĩ. Trong đó, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, ngay cạnh là nơi tiếp khách, phòng ngủ được bố trí ở hai gian bên cạnh.
Phong khach co bô bàn ghế tre trở thành nơi thăm quan tiếp đón chu yêu khách du lịch.
Ngôi nhà được xây dựng từ thê ki 17, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim. Sau khoang 400 năm thi dấu ấn thời gian đã xuất hiện trên những canh cưa trươc bàn truyền thống được lắp giữa các cột đan xen, cánh cửa có thể tháo rời.
Nhưng đô vât gơi đên net đăc trưng cua miên quê Băc Bô, đây cung la điêm đăc biêt thu hut sư quan tâm cua du khach nươc ngoai.
Ông Cao Toàn - chủ căn nhà cổ cho biết, gia đình ông mấy chục năm nay phải sống 3 thế hệ trong không gian nay. Vợ chồng ông Toàn đã phải dựng thêm một lán nhỏ thuộc sân vườn nhà cổ để ở và làm ăn. Trong đó, vợ chồng ông với người con thứ 2 ở lán nhỏ, còn vợ chồng con trai cả và 2 đứa cháu ở trong căn nhà phụ thuộc nhà cổ.
Cac vât dung hiên đai xen lân vơi không gian cô xưa, căn bêp năm canh bưc tương đa ong "cua riêng" xư Đương Lâm.
Cung theo chu nha, năm 2006 Đường Lâm nhận danh hiệu làng cổ cấp quốc gia, nhiều người dân hồ hởi hy vọng về một sự đổi đời, khởi sắc của du lịch. Cung vi thê, đê giưu nguyên trang gia tri lich sư viêc xin câp phep sưa chưa vô cung kho khăn.
P.N
Theo laodongthudo
Những lưu ý khi sắp xếp vật dụng trên bàn thờ bạn cần biết Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên theo phong thủy sao cho phù hợp là điều không phải ai cũng am hiểu hết. Sau đây là những lưu ý khi sắp xếp vật dụng trên bàn thờ bạn cần nắm. Tầm quan trọng của nơi thờ cúng Tục thờ cúng tổ tiên là cách để chăm cho cái gốc của mình. Từ cái...