Độc đáo nhà thờ hang động ở ‘thành phố rác’
Tu viện Thánh Simon hay còn gọi là nhà thờ hang nằm trong núi Mokattam ở đông nam thủ đô Ai Cập, được xem là nhà thờ lớn nhất Trung Đông trong một khu vực ngập đầy rác thải.
Zabbaleen trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “người rác” và cái tên này được đặt chính thức cho những người dân nghèo làm công việc thu gom rác thải ở thủ đô Cairo hơn 80 năm qua. Rời bỏ mùa màng thu hoạch kém và sự nghèo đói, những người nông dân nghèo này di chuyển từ Thượng Ai Cập đến Cairo để tìm kiếm công việc tốt hơn để sinh sống và xây dựng một khu định cư tạm bợ xung quanh thủ đô từ những năm 1940 đến nay.
Ban đầu người dân gặp nhiều khó khăn trong ngành chăn nuôi truyền thống vì vấn nạn xử lí chất thải của động vật, nhưng theo thời gian thì họ cũng đã tìm ra cách xử lý tốt và cũng như là công việc thu gom, phân loại và xử lí chất thải sinh hoạt của những hộ gia đình trong thành phố hợp lí hơn.
Người Zabblaleen tận dụng tối đa những rác thải có giá trị để bán còn đối với những chất thải hữu cơ được họ đưa vào nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc. Thực tế cho thấy rằng, đây là một công việc tốt khiến cho làn sóng cư dân nhập cư kế tiếp đến từ Thượng Ai Cập ngày càng tăng lên, người ta tìm đến và làm việc trong các làng rác mới vừa được thành lập lên ở thủ đô Cairo
Chỗ ở của người dân nghèo sống bằng nghề thu gom rác thải này không ổn định, đã nhiều năm liền các khu định của họ cũng chỉ là tạm bợ, để tránh sự sự kiểm soát của chính quyền địa phương mà người Zabbaleen phải luôn di dời chỗ ở quanh khu vực thành phố.
Cuối cùng, thì một nhóm người Zabbaleen cũng đã mạnh dạn tìm đến các vách đá thuộc khu mỏ đá Mokattam và Moquattam nằm ở rìa phía đông thành phố để xây dựng nên khu định cư mới và bây giờ khu vực này dân số cũng phát triển lên một cách nhanh chóng. Trong những năm đầu 1980 chỉ có 8.000 người, nhưng hiện nay đã có khoảng 30.000 người tạo thành một cộng đồng thu gom rác thải lớn nhất ở Cairo.
Video đang HOT
Mặc dù Cairo là một thành phố lớn với hơn 16 triệu dân, nhưng vẫn không có một hệ thống thu gom chất thải thống nhất. Trong khi đó, 60% rác thải của thành phố được thu gom bởi 400.000 người Zabaleen mà sống chủ yếu ở các thị trấn nhỏ Moqattam, ở vùng ngoại ô thủ đô Cairo
Công việc thu gom rác thải của người dân bắt đầu từ tờ mờ sáng, những thanh niên trai tráng trong cộng đồng bắt đầu đến Cairo trên những chiếc xe ngựa kéo và xe tải cỡ nhỏ để thu gom rác thải từ các căn hộ và các doanh nghiệp trong thành phố. Công việc này phải được hoàn tất vào giờ ăn trưa, tất cả các rác thải phải được đưa ra khỏi Cairo, mang đến mỗi gia đình trong khu trấn nhỏ, nơi mà mọi thành viên trong gia đình từ ông bà, cha mẹ cho đến con cái đều chờ sẵn ở nhà để bước vào công việc phân loại rác thải.
Số lượng rác thải mà người dân thu thập được đem tái chế ở Ai Cập là hơn 85%, một tỷ lệ tái chế cao hơn nhiều so với mức trung bình ở châu Âu (trong khi rác thải ở công ty phương Tây thu gom chỉ có thể tái chế từ 20 – 25 %).
Ai Cập là một quốc gia hồi giáo, nhưng cư dân Zabbaleen là những tín đồ của kitô giáo Coptic chiếm tới 90% trong tổng số. Cộng đồng Kitô giáo rất hiếm ở Ai Cập và thêm vào đó những người Zabbaleen rất thích ở trong núi Mokattam, gắn kết trong cộng đồng tôn giáo của mình, mặc dù nhiều người trong số họ có đủ khả năng mua một căn hộ ở nơi khác tốt hơn.
Xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng này mà vào năm 1975 người ta đã xây dựng thành công tòa giáo hội Coptic địa phương trên một khu vực từng xảy ra hỏa hoạn lớn trước đó.
Theo 24h
Hoa tam giác mạch phủ hồng các cao nguyên
Ngay sau khi những thửa ruộng bậc thang bước vào thu hoạch thì cũng là lúc màu vàng ấy được thay thế bằng sắc hồng của những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Hoa tam giác mạch là loại hoa đặc trưng của các tỉnh vùng núi phía bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang. Tuy nhiên ở Hà Giang, hoa tam giác mạch được trông nhiều và đẹp nhất. Hoa nở rộ và có màu đẹp nhất vào độ cuối thu khoảng tháng 10 tháng 11 hàng năm.
Tam giác mạch là cây thuộc họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch. Cánh hoa chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa là một hạt mạch quý. Thế là cái tên "tam giác mạch" ra đời. Hoa tam giác mạch mỏng manh nhưng lại sở hữu vẻ đẹp miên man hoang dại, là nguồn cảm hứng bất tận của giới nhiếp ảnh.
Hạt tam giác mạch được dùng làm bánh, nấu rượu, ngày nay chủ yếu tam giác mạch được dùng để chăn nuôi gia súc, ngoài ra còn dùng làm vị thuốc trong đông y.
Hoa tam giác mạch có vòng đời khoảng một tháng, mới đầu hoa nở có màu trắng, sau chuyển sang phớt hồng, ánh tím và cuối cùng là đỏ sậm.
Chẳng ai có thể ngờ được vùng đất cao nguyên cằn cỗi, toàn sỏi trơ trọi và đá tai mèo dựng đứng lại có thể mọc lên loài hoa thảo dịu dàng đến thế. Hoa tam giác mạch có khi bạt ngàn như một cánh đồng, khi mọc chênh vênh thành những nương hoa, khi lại lấp mình trong kẽ đá, đôi lúc thẹn thùng e ấp bên những căn nhà trình tường mộc mạc, đơn sơ.
Cùng với sự thay đổi của tiết trời, vẻ đẹp của hoa tam giác mạch cũng biến đổi không ngừng nghỉ. Trong lớp sương thu thoắt ẩn, thoắt hiện, những cánh hoa tam giác mạch khi tỏ khi mờ, bồng bềnh như cổ tích. Những lúc sương tan, cả cánh đồng hoa bừng lên sắc hồng thơ mộng. Thế là đủ để khiến biết bao người vượt hàng trăm cây số chỉ để đắm mình trong không gian mờ ảo sương giăng, và đã mắt với màu hồng say đắm.
Theo 24h
Những cung đường đẹp để ngắm hoa dã quỳ ở Đà Lạt Vẫn mùa đông với những cơn gió, vẫn loài hoa khẽ rung theo từng đợt gió hiu hắt với cái tên rất đỗi dịu dàng - dã quỳ. Dã quỳ thuộc họ cúc, dân gian quen gọi với cái tên cũng rất bình dị "hướng dương dại" phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới, đặc biệt ở vùng Đà Lạt...