Độc đáo nhà thờ cổ 120 tuổi xây bằng đá, nhựa cây ở Đà Nẵng
Nhà thờ Tùng Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng xây dựng hoàn toàn bằng đá với chất liệu kết dính là hỗn hợp nhựa cây, vôi tồn tại 120 năm nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn.
Nhà thờ Tùng Sơn, một trong những nhà thờ lâu đời tọa lạc tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 20km, là nhà thờ cổ bậc nhất ở Đà Nẵng với 120 năm nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn.
Trải qua 120 năm tồn tại, nhà thờ Tùng Sơn mang trong mình vẻ đẹp cổ điển với kiến trúc Gothic kết hợp hài hòa với kiến trúc xưa của người Việt, tạo sự độc đáo, có sức hút đặc biệt đối với du khách hoài niệm.
Theo Cha Augustino Trần Như Huynh, nhà thờ Tùng Sơn xây dựng bằng đá vào năm 1904, thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, có cửa sổ lớn, mái chóp nhọn, tháp chuông. Trong khuôn viên nhà thờ rông 15.000m2 được trồng nhiều cây tạo bóng mát cũng như nét thâm u, trầm mặc nhưng không kém phần lãng mạn.
Điều đặc biệt là nhà thờ được xây dựng bằng các vật liệu có tại địa phương gồm đá ở núi đối diện, gỗ là những loại quý hiếm trên rừng Bà Nà như kiền kiền, xoan đào và vật liệu để kết dính gồm vôi, hỗn hợp chất nhựa cây như bời lời, tơ hồng. Theo thời gian, lớp vữa ngoài bong tróc để lộ ra những lớp đá được xếp đều đặn lên nhau nhưng sự kết dính vẫn rất chắc chắn. Hệ thống cửa dù phai màu nhưng vẫn gần như được giữ nguyên từ năm 1904 đến nay.
Nhiều đồ sinh hoạt và thờ tự hầu như vẫn được lưu giữ đầy đủ từ thời kỳ đầu đến nay. Các kiến trúc cổ độc đáo của nhà thờ vẫn được gìn giữ vẹn nguyên, là nơi thực hành nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo của Giáo họ Tùng Sơn thuộc Giáo xứ Phú Thượng.
Theo các tư liệu lưu giữ tại đây, trong thời gian 120 năm, nhà thờ trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1954, 1985, 1996 và năm 2007. Điểm thay đổi lớn nhất của nhà thờ Tùng Sơn là mái ngói. Năm 1904, nhà thờ được lợp bằng ngói âm dương, mãi đến năm 1954 (sau 50 năm) được thay thế bằng ngói xi măng như hiện nay.
Video đang HOT
Cũng theo Cha Augustino Trần Như Huynh, tại nhà thờ Phú Thượng hiện trưng bày hiện vật độc đáo mà không nhà thờ nào có được, đó là Thánh tích được chuyển từ Roma sang.
Bên trong nhà thờ có 14 cột gỗ lớn bằng gỗ kiềm kiền với nhiều họa tiết sơn son thếp vàng, mang đặc trưng kiến trúc Việt xưa. Đến nay, hệ thống cột, kèo… vẫn gần như được giữ gìn nguyên vẹn.
Hiện tại, nhà thờ đang xuống cấp, nhiều nhất là về phần mái và một số điểm của tường nhà. Với ý tưởng bảo tồn và gìn giữ, giáo họ cũng mong muốn được phục chế lại phần mái ngói nguyên bản âm dương cũng như các mảng tường với hoa văn được sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên màu sắc của thời gian.
Trải qua 120 năm với với nhiều biến động, sự bào mòn của thời gian nhưng nhà thờ Tùng Sơn vẫn giữ được nguyên bản đường nét, hoa văn kiến trúc Gothic kết hợp với kiến trúc Việt xưa. Đây không chỉ là không gian sinh hoạt văn hóa, tôn giáo của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.
Nét độc đáo của ngôi nhà truyền thống bên triền đồi
Ngôi nhà nằm trên triền đồi ở ngoại ô Hà Nội, mang nét độc đáo riêng nhờ được các kiến trúc sư sử dụng chất liệu gỗ và đất nung xây dựng.
Nhóm kiến trúc sư do anh Đoàn Mạnh phụ trách đã lấy cảm hứng từ những ngôi nhà truyền thống sử dụng vật liệu xưa cũ, đơn sơ, với hình khối giản đơn để xây dựng ngôi nhà một tầng, nằm trên triền đồi thơ mộng ở vùng ngoại ô Hà Nội.
Công trình được đặt tên là "Lily house". Đây là tên cô con gái nhỏ của gia chủ với mong muốn gửi gắm tuổi thơ của em ở nơi bình yên, gần gũi với thiên nhiên, nuôi dưỡng em bằng những điều thanh khiết nhất trong cuộc sống. Bởi vậy, ngôi nhà này được gia chủ đặt rất nhiều tâm huyết.
Anh Đoàn Mạnh chia sẻ, toàn bộ vật liệu xây dựng của ngôi nhà được lựa chọn từ nhiều loại khác nhau. Khung nhà được dựng lên từ những cột gỗ nhà sàn cũ có tuổi đời hàng trăm năm và được ghép bởi người thợ gỗ lành nghề. Sau đó, những người thợ xây khéo léo xây tường gạch khớp nối với cột gỗ và tiến hành trát đất bên ngoài để tạo nên những ngôi nhà đất thân thuộc với người Việt.
Sàn sử dụng gạch mài terrazzo, bồn tắm terrazzo của nghệ nhân từ Hội An chuyển ra. Gạch nung thủ công biến tính không viên nào giống viên nào của nghệ nhân gốm Phù Lãng.
Tường đất ở đây không giống như những nơi khác. Người thợ giống như những nghệ nhân pha trộn tài tình, đã dùng đất trộn rơm thêm chất phụ gia kết dính sau đó trát lên tường, và sau đó xử lý bề mặt để tường không bị thấm nước. Cách này vừa giúp giữ được màu đất địa phương, lại vẫn đảm bảo độ an toàn cho một công trình.
Các kiến trúc sư đã lựa chọn vật liệu cho nội thất, đồ decor đều là gỗ tàu thuyền, gỗ tái chế từ khung cửi cũ.... cứng cáp, trải qua mưa nắng mà tạo nên giá trị, kết hợp với gỗ tần bì lau dầu. Hệ thống ánh sáng được thiết kế riêng với nhiệt độ màu ấm cúng giúp cho các căn nhà về đêm trở nên nổi bật nhưng vẫn lịch sự.
Khối nhà chính gồm hai phòng ngủ lớn chan hòa ánh sáng và khu nhà bếp. Khối nhà mở rộng gồm 2 căn nhà nhỏ đầy đủ vệ sinh, bồn tắm.
Góc bếp với những tia nắng vàng như mật hắt vào.
Góc sân và khoảng trời cho cả nhà sum vầy vào buổi chiều mát mẻ.
Kiến trúc Gothic độc đáo của Thánh đường lớn nhất khu vực Đông Nam Á Nhà thờ Phú Nhai là 1 trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic ấn tượng. Biểu tượng văn hóa nổi tiếng của xứ đạo Nam Định này còn được mệnh danh Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á. Nhà thờ Phú Nhai (tỉnh Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối...